Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số huyết học trên bệnh nhân mổ tim với tuần hoàn ngoài cơ thể ở bệnh viện Việt Đức
Tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT) gây nên tương tác giữa các yếu tố của máu và thành mạch tổng hợp làm rối loạn các thành phần máu và tình trạng đông máu. Mục tiêu: (1) So sánh số lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết sắc tố, hematocrit, số lượng bạch cầu, tiểu cầu, tỷ lệ prothrombin, thờ’ gian thromboplastin từng phần hoạt hoá. (2) Nồng độ Hbrinogen trước và sau mổ trên các bệnh nhân mổ tim vớ’ THNCT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 70 bệnh nhân gồm 35 bệnh tim bẩm sinh và 35 bệnh tim mắc phải. Phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: Số lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết sắc tố và hematocrite sau mổ giảm rõ rệt so vớ lúc trước mổ. Số lượng bạch cầu trung tính tăng đáng kể trong khi các dòng lympho, mono cũng như bạch cầu hạt ưa axit và bazơ đều giảm. Số lượng tiểu cầu giảm có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ prothrombin và fibrinogen đều giảm, song song vớ’ thời gian thromboplastin từng phần hoạt hoá kéo dài. Kết luận: Sau mổ vớ’ THNCT, hồng cầu và tiểu cầu giảm, bạch cầu trung tính tăng, tình trạng giảm đông rõ.
Ở bệnh viện Việt Đức (BVVĐ), mổ tim hở dưới hạ thể nhiệt được tiến hành lần đầu tiên năm 1964 và đến năm 1965 bắt đầu mổ tim bằng tim phổi nhân tạo. Hiện nay, nhờ trang thiết bị hiện đại và áp dụng kỹ thuật tiên tiến, BVVĐ là một trong những trung tâm phẫu thuật tim mạch lớn trong cả nước với 2 – 3 ca mổ tim với THNCT mỗi ngày.
THNCT là một hệ thống cơ học thay thế chức năng tim phổi cho phép sửa chữa những tổn thương tim trong khi làm nó ngừng đập. Vì không phải là một hệ thống sinh lý nên có thể gây ra một số tác dụng phụ trong đó có ảnh hưởng lớn đến các tế bào máu và rối loạn yếu tố đông máu. Ngoài những chấn thương bởi cuộc mổ, do máu phải lưu thông tạm thời qua một hệ thống nhân tạo cộng với tác động của thuốc sử dụng trong tim phổi máy, các thành phần máu và chức năng đông cầm máu phải được kiểm soát chặt chẽ. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu:
1. So sánh số lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết sắc tố, hematocrit, số lượng bạch cầu, tiểu cầu, tỷ lệ prothrombin, thời gian throm- boplastin từng phần hoạt hoá.
2. Nồng độ fibrinogen trước và sau mổ trên các bệnh nhân mổ tim với THNCT
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích