Nghiên cứu sự thay đổi một số thông số chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng phương pháp thể tích ký thân
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu sự thay đổi một số thông số chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng phương pháp thể tích ký thân.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh đặc trưng bởi tình trạng giảm lưu lượng khí thở ra không hồi phục. Bệnh có tỷ lệ mắc cao và xu hướng ngày càng gia tăng, tiến triển mạn tính, chi phí điều trị cao. Hiện nay BPTNMT đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân tử vong trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc BPTNMT 6,7%, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Thăm dò chức năng hô hấp (CNHH) có vai trò vô cùng quan trọng từ chẩn đoán, tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị BPTNMT. Theo các khuyến cáo của chiến lược toàn cầu quản lý BPTNMT, thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) là thông số thăm dò CNHH duy nhất được sử dụng để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng của bệnh. Vậy, giá trị các thông số CNHH khác (thông khí phổi, căng giãn phổi, sức cản, khuếch tán) có liên quan với các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh hay không?
Phương pháp thể tích ký thân (Whole body plethysmography) là một kỹ thuật hiện đại cho phép xác định các thông số CNHH một cách sát thực và hệ thống góp phần chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này còn chưa được phổ biến và thăm dò một cách hệ thống CNHH cho bệnh nhân BPTNMT còn chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu này nhằm mục tiêu sau:
– Đánh giá thay đổi một số thông số chức năng hô hấp theo phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng phương pháp thể tích ký thân.
– Đánh giá mối liên quan giữa các thông số chức năng hô hấp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
2. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp mới của đề tài
Luận án không trùng lặp, là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá toàn diện và hệ thống chức năng hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định bằng phương pháp thể tích ký thân. Đánh giá sự thay đổi giá trị các thông số CNHH theo phân nhóm A, B, C, D và xác định mối liên quan giữa các thông số CNHH với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BPTNMT giai đoạn ổn định.
Nghiên cứu nhận thấy: sự phân nhóm A, B, C, D không thực sự phản ánh một cách tuyến tính mức độ nặng dần giá trị các thông số CNHH. Giá trị các thông số biểu hiện căng giãn phổi thay đổi không rõ rệt ở 3 phân nhóm A, B, C và tăng mạnh giá trị ở nhóm D. Giảm dần giá trị thông số khuếch tán phế nang mao mạch theo thứ tự từ A, C, B, D. Giá trị các thông số CNHH không còn liên quan với tuổi, nhưng liên quan yếu với chỉ số BMI, liên quan vừa với mức độ tắc nghẽn, kiểu hình và biến chứng ở bệnh nhân BPTNMT.
Công trình khuyến khích tầm soát toàn bộ CNHH cho bệnh nhân BPTNMT là căn cứ hướng dẫn, theo dõi và tiên lượng điều trị.
3. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 126 trang, 24 bảng số liệu, 14 biểu đồ và 22 hình ảnh minh hoạ. Nội dung bao gồm: Đặt vấn đề: 2 trang, Chương 1: Tổng quan tài liệu 32 trang, Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27 trang, Sơ đồ nghiên cứu 1 trang, Chương 3: Kết quả nghiên cứu 29 trang, Chương 4: Bàn luận 31 trang, Một số hạn chế trong nghiên cứu 1 trang, Kết luận và kiến nghị 3 trang. Luận án có 126 tài liệu tham khảo (28 tài liệu tiếng Việt và 98 tài liệu tiếng nước ngoài).
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự thay đổi một số thông số chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng phương pháp thể tích ký thân.
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 9720107
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Phương Nam
Họ và tên Người hướng dẫn:
1. GS.TS. Đồng Khắc Hưng
2. PGS.TS. Nguyễn Huy Lực
Cơ sở đào tạo: Học viện Quân y
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
Luận án không trùng lặp, là công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá toàn diện và hệ thống chức năng hô hấp ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định bằng phương pháp thể tích ký thân. Đánh giá sự thay đổi giá trị các thông số CNHH theo phân nhóm A, B, C, D và xác định mối liên quan giữa các thông số CNHH với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BPTNMT giai đoạn ổn định.
Nghiên cứu nhận thấy: sự phân nhóm A, B, C, D không thực sự phản ánh một cách tuyến tính mức độ nặng dần giá trị các thông số CNHH. Giá trị các thông số biểu hiện căng giãn phổi thay đổi không rõ rệt ở 3 phân nhóm A, B, C và tăng mạnh giá trị ở nhóm D. Giảm dần giá trị thông số khuếch tán phế nang mao mạch theo thứ tự từ A, C, B, D.Giá trị các thông số CNHH không còn liên quan với tuổi, nhưng liên quan yếu với chỉ số BMI, liên quan vừa với mức độ tắc nghẽn, kiểu hình và biến chứng ở bệnh nhân BPTNMT.
Công trình khuyến khích tầm soát toàn bộ CNHH cho bệnh nhân BPTNMT là căn cứ hướng dẫn, theo dõi và tiên lượng điều trị.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com