Nghiên cứu sự thay đổi nhãn áp sau mổ tán nhuyễn thể thủy tinh đục, đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng

Nghiên cứu sự thay đổi nhãn áp sau mổ tán nhuyễn thể thủy tinh đục, đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng

Nhãn áp (NA) có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hình thể và chức năng của nhãn cầu. Sau mổ tán nhuyễn thể thủy tinh (TTT) đục NA có sự thay đổi rõ rệt. Mục tiêu: (1) Nghiên cứu sự thay đổi NA sau mổ tán nhuyễn TTT đục bằng siêu âm (Phaco), đặt thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT) hậu phòng trên nhóm bệnh nhân bị đục TTT già. (2) Tìm hiểu 1 số yếu tố liên quan đến sự thay đổi NA sau mổ (SM) TTT. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, tự so sánh (trước – sau) được thực hiện trên 49 mắt của 45 bệnh nhân đục TTT già được mổ Phaco tại khoa Glôcôm, bệnh viện Mắt Trung Ương từ tháng 10/2004 – 07/2005. Kết quả: NA trung bình trước mổ 15,61 ± 1,46 mmHg, SM 4 – 8 giờ tăng lên 18,57 ± 2,25 mmHg. NA hạ ngay ngày đầu tiên SM xuống 13,59 ± 1,09 mmHg, ở thời điểm 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng SM: NA hạ ổn định và đạt các giá trị lần lượt là: 13,39 ±
0,    84 mmHg; 12,88 ± 1,12 mmHg; 12,89 ± 1,09 mmHg; 13,01 ± 2,02 mmHg. NA SM giảm nhiều nhất ở những mắt có độ dầy TTT >4,5mm; độ cứng nhân TTT > độ III và có độ sâu TP trước mổ <2,5mm. Kết luận: Ở những mắt không bị glôcôm, phẫu thuật Phaco, đặt TTT NT hậu phòng có tác dụng làm hạ NA. NA hạ nhiều hơn ở những mắt có chiều dầy TTT >4,5mm, độ cứng TTT > độ III và độ sâu TP trước mổ <2,5mm.

NA là 1 yếu tố sinh lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hình thể, chức năng quang học và dinh dưỡng của nhãn cầu. Bất cứ sự thay đổi nào của NA quá mức giới hạn bình thường đều gây ra những tổn hại về thực thể và chức năng của con mắt. Phẫu thuật Phaco ra đời, ngoài kết quả thị lực rất cao đạt được SM, các tác giả còn thấy NA thay đổi ở mức có ý nghĩa so với trước mổ [1, 2, 3]. Nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới trên nhóm bệnh nhân bị đục TTT già cho thấy ở thời điểm 1 – 3 tháng SM Phaco đặt TTT NT hậu phòng, NA hạ thấp hơn trước mổ từ 2 – 5 mmHg [1, 2, 4]. Do vậy các tác giả trên thế giới cho rằng tác dụng hạ NA sau phẫu thuật Phaco góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh glôcôm vốn hay gặp ở người già. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự thay đổi NA SM Phaco trên mắt người Việt nam và những yếu tố liên quan đến sự thay đổi này. Mục tiêu:
1.    Nghiên cứu sự thay đổi NA sau mổ Phaco, đặt TTTNT hậu phòng trên nhóm bệnh nhân bị đục TTT già.
2.     Tìm hiểu 1 số yếu tố liên quan đến sự thay đổi NA SM TTT.
II.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG NGHIÊN CỨU
1.    Đối tượng nghiên cứu
49 mắt của 45 bệnh nhân (34 nữ và 11 nam) bị đục TTT già đơn thuần, tại khoa Glôcôm bệnh viện Mắt T rung Ương từ tháng 10/2004 – tháng 7/2005.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Thị lực từ sáng tối (+)- 2/10, có chỉ định mổ Phaco đục, đặt TTT NT hậu phòng. Không có tiền sử phẫu thuật mắt .
Tiêu chuẩn loại trừ: Đục lệch TTT tăng NA, có bệnh mắt hoặc bệnh toàn thân ảnh hưởng đến NA, bệnh nhân không hợp tác hoặc có biến chứng trong và sau mổ.
2.    Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp, tự so sánh, không ngẫu nhiên.
3.    Khám, đánh giá trước và sau mổ
Khám lâm sàng để có chỉ định phẫu thuật. Phân độ đục nhân theo Buratto (1998) gồm 5 mức độ từ I¬V. Đo NA bằng NA kế Goldmann: trước mổ và SM 1 ngày, 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng (đo lúc 10
–    12 giờ). Ngày hôm mổ, đo ngay SM 4 – 8 giờ (đo lúc 15 – 16 giờ). Đo NA 2 lần liên tiếp lấy trung bình, nếu chênh lệch > 3 mmHg thì đo thêm lần 3. Siêu âm hệ A để đo độ dầy TTT, độ sâu TP trước và SM 1 tháng. Soi GTP bằng kính Goldmann 1 mặt gương để đánh giá độ mở góc theo phân loại của Shaffer ở thời điểm trước và SM 1 tháng, lấy trung bình cộng của 4 góc phần tư [2].

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment