Nghiên cứu sự thay đổi tính thấm màng bụng trong điều trị lọc màng bụng liên tục ngoại trú
Nghiên cứu tính thấm màng bụng ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú và theo dõi sự thay đổi tính thấm sau 6 tháng điều trị. Đối tượng và hương pháp nghiên cứu:nghiên cứu tiến cứu, mô tả và theo dõi dọc 6 tháng được tiến hành từ tháng 10/2006 đến tháng 10/2007 tại khoa Thận tiết niệu bệnh viện Bạch Mai bao gồm 44 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) và tính thấm màng bụng được đánh giá bằng chỉ số PET (Peritoneal Equilibration Test). Kết quả và kết luận:tỷ lệ nam/nữ là 19/25; tuổi trung bình 42,8 ±13,5; BMI trung bình 19,5 ± 2,1. Đánh giá tính thấm màng bụng bằng chỉ số PET tại thời điểm M1 (sau 1 tháng điều trị) và M6 (sau 6 tháng điều trị) cho thấy số bệnh nhân tính thấm màng bụng trung bình cao chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), tiếp đến là loại cao (27,3%) , trung bình thấp (18,2%) và thấp (5%). Sau 6 tháng điều trị cácchỉ số: tỷ lệ các lọai màng bụng, giá trị trung bình PET, siêu lọc, lượng protein mất qua dịch lọc… không có sựthay đổi (p > 0,05).
Lọ c mà ng bụ ng (LMB) là mộ t phương phá p điề u trị thay thế thậ n suy đã đượ c á p dụ ng tạ i Việ t Nam từ nhữ ng nă m 1970 và trong nhữ ng nă m gầ n đâ y LMB liê n tụ c ngoạ i trú (CAPD) đượ c á p dụ ng rộ ng rã i trong điề u trị suy thận mạ n giai đoạn cuối.
Tính thấm màng bụng giữa các bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu của màng bụng [4]. Theo các nghiên cứu đánh giá tại các trung tâm CAPD trên thế giới thì tính thấm màng bụng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhlọc máu như: siêu lọc; huyết áp; dinh dưỡng…
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích