Nghiên cứu sự thay đổi tính thấm màng bụng trong điều trị lọc màng bụng liên tục ngoại trú
Lọc màng bụng (LMB) là một phương pháp điều trị thay thế thận suy đã được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1970 và trong những năm gần đây LMB liên tục ngoại trú (CAPD) được áp dụng rộng rãi trong điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối.
Tính thấm màng bụng giữa các bệnh nhân là khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc giải phẫu của màng bụng [4]. Theo các nghiên cứu đánh giá tại các trung tâm CAPD trên thế giới thì tính thấm màng bụng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lọc máu như: siêu lọc; huyết áp; dinh dưỡng… Do vậy việc đánh giá tính thấm màng bụng cũng như theo dõi sự thay đổi của nó trong quá trình điều trị ở những bệnh nhân CAPD là rất quan trọng, giúp cho bác sĩ lâm sàng điều chỉnh hợp lý chế độ lọc. Chỉ số PET (Peritoneal Equilibration Test) là chỉ số được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm CAPD trên thế giới để đánh giá tính thấm màng bụng cho các bệnh nhân này. Chỉ số này dựa vào lượng chất tan được khuếch tán qua màng bụng tại các thời điểm khác nhau [6; 7]. Hiện nay tại Việt Nam số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị bằng phương pháp CAPD ngày càng tăng tại một số bệnh viện. Để nâng cao chất lượng điều trị, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu tính thấm màng bụng ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú thông qua việc đánh giá chỉ số PET.
2. Nghiên cứu sự thay đổi của tính thấm màng bụng sau 6 tháng điều trị lọc màng bụng liên tục ngoại trú.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Là 44 bệnh nhân được chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối bắt đầu điều trị bằng phương
pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) tại khoa Thận Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai từ 10/2006 – 10/2007.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả, tiến cứu và theo dõi dọc 6 tháng.
Cách thức tiến hành:
– Các bệnh nhân được chuẩn bị theo một quy trình chung, tối ngày hôm trước các bệnh nhân được cho dịch lọc nồng độ 2,5%, vào trong ổ bụng và ngâm dịch trong thời gian 8 – 12 tiếng.
– Sáng ngày hôm sau bắt đầu đánh giá: tháo dịch cũ ra và thay dịch 2,5% mới vào, thời điểm cho hết dịch mới vào ổ bụng được tính là T0 ; sau ngâm 2 tiếng là T2 và sau ngâm 4 tiếng là T4.
– Lấy dịch xét nghiệm (tại khoa Hoá sinh, bệnh viện Bạch Mai) định lượng ure, creatinin, glucose tại các thời điểm T0; T2 và T4.
– Lấy máu xét nghiệm định lượng ure; creatinin; glucose tại thời điểm T2.
Quy trình nghiên cứu và các xét nghiệm nói trên được tiến hành sau 1 tháng bệnh nhân bắt đầu được nhận vào điều trị lọc màng bụng (M1) và
sau 6 tháng điều trị.
Nghiên cứu tính thấm màng bụng ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú và theo dõi sự thay đổi tính thấm sau 6 tháng điều trị. Đối tượng và hương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, mô tả và theo dõi dọc 6 tháng được tiến hành từ tháng 10/2006 đến tháng 10/2007 tại khoa Thận tiết niệu bệnh viện Bạch Mai bao gồm 44 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD) và tính thấm màng bụng được đánh giá bằng chỉ số PET (Peritoneal Equilibration Test). Kết quả và kết luận: tỷ lệ nam/nữ là 19/25; tuổi trung bình 42,8 ± 13,5; BMI trung bình 19,5 ± 2,1. Đánh giá tính thấm màng bụng bằng chỉ số PET tại thời điểm M1 (sau 1 tháng điều trị) và M6 (sau 6 tháng điều trị) cho thấy số bệnh nhân tính thấm màng bụng trung bình cao chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), tiếp đến là loại cao (27,3%), trung bình thấp (18,2%) và thấp (5%). Sau 6 tháng điều trị các chỉ số: tỷ lệ các lọai màng bụng, giá trị trung bình PET, siêu lọc, lượng protein mất qua dịch lọc… không có sự thay đổi (p > 0,05).
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích