Nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của chế phẩm AH
Chế phẩm AH là bài thuốc gồm 12 vị thuốc thảo mộc, được thiết kế dựa theo lý luận y học cổ truyền trị chứng hoàng đản, lấy thanh nhiệt lợi thấp làm phép cơ bản, coi trọng điều lý khí huyết, kiện tỳ, hòa vị. Nghiên cứu thực nghiệm trên chuột nhắt trắng đã chứng minh chế phẩm AH có tác dụng bảo vệ gan trên hai mô hình gây tổn thương gan cấp bằng carbon tetraclorid (CCl4) và paracetamol ( PAR) [2].
Để góp phần tìm hiểu cơ chế bảo vệ gan của chế phẩm AH, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Bước đầu đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro và in vivo của chế phẩm AH
I. CHẤT LIỆU, ĐỐÍ TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Công thức chế phẩm nghiên cứu AH
Chế phẩm AH gồm 12 vị: Chàm tía (90g lá tươi), Nhân trần (20g), Bạch truật (12g), Đảng sâm (12g), Hoàng kỳ (12g), Ý dĩ (12g), Chỉ xác( 6g), Đảng sâm (12g), Hồng hoa (4g), Đương quy(12g), Trạch tả (12g), Cam thảo (6g).
– Lượng dược liệu trên bào chế được 120 viên nén.
2. Súc vật thực nghiệm:
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả 2 giống, khoẻ mạnh, trọng lượng 25,0 ± 2,0 gam do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cung cấp.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro
* Xác định tác dụng dọn gốc tự do trong môi trường không có tế bào: Hoạt tính dọn gốc tự do anion superoxid được xác định theo phương pháp của Imanari và cộng sự (1977) [5] bằng cách xác định phức tạo thành giữa anion superoxid (O °-)trong hệ xanthin/xanthin oxidase (XT/XOD) và nitro blue tetrazolium (NBT).
Phản ứng giữa NBT và anion superoxid tạo dung dịch có màu xanh tím. Đo quang ở bước sóng 570 nm. Tác dụng dọn gốc tự do (%) được xác định bằng cách so sánh độ hấp thụ quang học của dung dịch chứa chế phẩm AH với độ hấp thụ quang học của dung dịch không chứa chế phẩm AH.
* Xác định tác dụng trên quá trình peroxi hóa lipid màng tế bào gan
Đánh giá tác dụng chống peroxi hóa lipid màng tế bào thông qua việc xác định nồng độ MDA (malondialdehyd) theo phương pháp được miêu tả bởi Mitsuru Uchiyama và Midori Mihama (1977) [8]: MDA – một sản phẩm được tạo ra trong quá trình peroxi hóa lipid phản ứng với acid thio- barbituric để tạo phức trimethine có màu hồng và có đỉnh hấp phụ cực đại ở 530 – 532nm.
Tế bào gan trong dịch đồng thể gan chuột chịu tác động của tác nhân oxy hóa là Fe2+/acid ascor- bic. Xác định nồng độ MDA trong dịch đồng thể gan chuột dựa theo độ hấp thụ quang học của dung dịch không chứa chế phẩm AH hoặc có chứa chế phẩm AH ở các nồng độ khác nhau (tính theo độ hấp thụ quang học của dung dịch MDA chuẩn).
Chế phẩm AH là bài thuốc gồm 12 vị thuốc thảo mộc, đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan trên thực nghiệm. Mục tiêu: Đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro và in vivo của chế phẩm AH. Đối tượng, phương pháp: (1) Đánh giá tác dụng dọn gốc tự do anion superoxid và sự hình thành MDA (in vitro) của chế phẩm AH,
(2) Đánh giá tác dụng của chế phẩm AH trên quá trình peroxi hóa lipid màng tế bào gan chuột nhắt trắng bị tổn thương gan thực nghiệm (in vivo). Kết quả: Chế phẩm AH có tác dụng dọn gốc anion superoxid, nồng độ ức chế 50% là 26,6 μg/ml. In vitro, chế phẩm AH nồng độ 125μg/ml ức chế sự tạo thành MDA 53,70%. Trên hai mô hình gây tổn thương gan cấp bằng CCl4 và PAR trên chuột nhắt trắng, nồng độ MDA ở gan các lô uống AH liều 4,8 viên/kg và 9,6 viên/kg đều giảm rõ rệt so với lô gây độc nhưng không dùng thuốc(giảm 33,9% đến 36,6% ở mô hình CCl4 ; giảm 21,4% đến 25,3% ở mô hình PAR). Kết luận: Chế phẩm AH có tác dụng chống oxy hóa, góp phần vào cơ chế bảo vệ gan của chế phẩm này trên thực nghiệm.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích