Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn của Hoàng bá nam (Cortex Oroxyli)trên thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn của Hoàng bá nam (Cortex Oroxyli)trên thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn của Hoàng bá nam (Cortex Oroxyli)trên thực nghiệm.Viêm và đau là những triệu chứng thường gặp trong y học, xuất hiện ở bệnh lý của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là bệnh lý cơ xương khớp. Trong những năm gần đây đối với người trên 60 tuổi tần suất mắc bệnh khớp ở nước ta lên tới 47.6% [1].
Viêm là phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lạ iyếu tố gây bệnh, là một quá trình bệnh lý phức tạp bao gồm nhiều hiện tượng: tổn thương tổ chức, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn, bạch cầu đến ổ viêm và thực bào, tế bào tăng sinh [2]. Đau theo định nghĩa củaTổ chức y tế thế giới (WHO) là một cảm giác khó chịu và một kinh nghiệm xúc cảm gây ra bởi tổn thương tế bào thực thể hoặc tiềm tàng. Đau là một cơ chế tự bảo vệ cơ thể, cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí nào đó khi bị tổn thương, nó tạo nên một đáp ứng nhằm tránh lại tác nhân gây đau [3].


Y học hiện đại (YHHĐ) với các nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticoid, opioid, …có hiệu quả trong điều trị viêm đau tuy nhiên biểu hiện viêm đau thường tái phát nhanh sau dừng thuốc, việc sử dụng thuốc kéo dài thường gây các tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, gan, thận…[4]. Hiện nay các thuốc Y học cổ truyền (YHCT) đang được quan tâm nghiên cứu và sử dụng do tính an toàn và hiệu quả kéo dài, sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các thuốc hoá dược cho hiệu quả điều trị tốt [5],[6],[7].
Mặt khác, sự kháng lại các loại thuốc kháng sinh của nhiều dòng vi khuẩn gây bệnh hiện đang gây nên mối quan ngại sâu sắc cho việc chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng trên toàn thế giới. Việc tìm kiếm các thuốc kháng sinh mới luôn được quan tâm, trong đó các thực vật có tác dụng kháng khuẩn được xem là một nguồn quan trọng để nghiên cứu phát triển các thuốc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn [8],[9].
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có nguồn gen cây thuốc rất phong phú. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng các cây thuốc địa phương để chăm sóc sức khỏe. Việc nghiên cứu các cây thuốc nam dùng trong chữa bệnh được Nhà nước và Bộ Y tế khuyến khích bởi đây là một hướng đi đúng đắn hướng đến mục đích tăng cường cung cấp nguồn thuốc tốt cho cộng đồng xét trên các phương diện tính hiệu quả, tính an toàn, giá thành và tính sẵn có.
Hoàng bá nam (Cortex Oroxyli) là vỏ thân đã phơi hoặc sấy khô của cây núc nác(Oroxylum indicum (L.) Kurz)[10]. Dân gian đã dùng như một cây thuốc quý , từ lâu Hoàng bá nam được dùng trong điều trị một số bệnh như: hạt núc nác để chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày; vỏ núc nác chữa đi ngoài, đi lỵ, chữa dị ứng ngoài da cơ xương khớp, có tác dụng giảm đau, chống viêm với hiệu quả điều trị cao, còn dùng để nhuộm màu vàng [10]. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu tác dụng dược lý nào về giảm đau, chống viêm của  Hoàng bá nam [10]. Tác dụng kháng khuẩn của Hoàng bá nam mới dừng lại ở nghiên cứu invitro [11].
Để có bằng chứng khoa học sử dụng dược liệu này trong việc điều trị bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn của Hoàng bá nam (Cortex Oroxyli)trên thực nghiệm”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng chống viêm khớp cổ chân và giảm đau của Hoàng bá nam trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng tác dụng kháng khuẩn của Hoàng bá nam trên mô hình gây bỏng thực nghiệm.

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………..    1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………    3
1.1. Tổngquanvềviêmtheo y họchiệnđại ……………………………….    3
    1.1.1.    Địnhnghĩa ……………………………………………………..    3
    1.1.2. Nguyênnhânvàphânloạiviêm ………………………………..    3
    1.1.3. Cơchếbệnhsinh …………………………………………………    3
    1.1.4. Mộtsốthuốcchốngviêm …………………………………………    4
1.2. Tổngquanvềđautheo y họchiệnđại ………………………………………    5
    1.2.1. Địnhnghĩa ………………………………………………………    5
    1.2.2. Phânloạiđau ……………………………………………………    5
    1.2.3. Thuốcgiảmđau …………………………………………………    7
1.3. Tổngquanvềnhiễmkhuẩntheoyhọchiệnđại ……………………..    7
    1.3.1. Địnhnghĩa ………………………………………………………    7
    1.3.2. Triệuchứng ……………………………………………………..    8
    1.3.3. Phânloại ………………………………………………………..    9
    1.3.4. Phươngphápđiềutrị ……………………………………………    9
1.4. Tổngquanviêmvàđautheoyhọccổtruyền ……………………………..    9
    1.4.1. Bệnhdanh ………………………………………………………    9
    1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ………………………………    10
    1.4.3. Các thể lâm sàng và điều trị …………………………………….    10
1.5. Tổngquanvềnhiễmkhuẩntheoyhọccổtruyền……………………    15
1.6. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu tác dụng giảm đau …………    16
    1.6.1. Phương pháp gây đau bằng nhiệt ……………………………………..    16
    1.6.2. Phương pháp gây đau bằng điện ………………………………..    17
    1.6.3. Phương pháp gây đau bằng cơ học ……………………………..    17
    1.6.4. Phương pháp gây đau bằng hóa chất ……………………………    17
1.7. Tổng quan về một số phương pháp nghiên cứu tác dụng chống viêm    18
    1.7.1. Phương pháp gây phù thực nghiệm ……………………………..    18
    1.7.2.    Phương pháp gây viêm màng phổi, màng bụng thực nghiệm ……    19
    1.7.3. Phương pháp gây u nang lưng thực nghiệm ……………………..    19
    1.7.4. Phương pháp gây u hạt thực nghiệm …………………………….    20
    1.7.5. Phương pháp gây áp xe hạt thực nghiệm ……………………….    21
1.8. Tổngquanvềphươngphápnghiêncứukhángkhuẩntrênthựcnghiệm    21
    1.8.1. Mô hình gây nhiễm khuẩn tụ cầu trên vùng da tổn thương ướt ………    22
    1.8.2. Mô hình gây vết thương nhiễm khuẩn ………………………….    22
    1.8.3. Mô hình đánh giá tác dụng kháng khuẩn trên vết bỏng thực nghiệm     22
1.9. Mộtsốnghiên cứu giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn ……………    22
    1.9.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………    22
    1.9.2. TạiViệt Nam  …………………………………………………….    23
1.10. Tổng quan về vị thuốc Hoàng bá nam ………………………………..    26
Chương 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    28
2.1. Chấtliệunghiêncứu ……………………………………………………    28
    2.1.1. Thuốcnghiêncứu …………………………………………………    28
    2.1.2. Thuốcđốichứng ……………………………………………………..    29
    2.1.3. Hóachất, máymócdùngtrongnghiêncứu ……………………….    29
2.2. Địađiểmvàthờigiannghiêncứu …………………………………………..    29
2.3. Đốitượngnghiêncứu ………………………………………………………    29
2.4. Phươngphápnghiêncứu ……………………………………………………..    30
    2.4.1. Đánhgiátácdụngchốngviêmvàgiảmđau…………………………    30
    2.4.2. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn……………………………………………………..    32
2.5. Sơđồnghiêncứu ……………………………………………………………    34
2.6. Xửlývàphântíchsốliệu ……………………………………………….    34
2.7. Đạođứctrongnghiêncứu ………………………………………………    34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………..    35
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau…………………………….    35
    3.1.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm …………………………………..    35
    3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau………………………………………    38
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng kháng khuẩn …………………………………….    42
    3.2.1. Tác dụng làm giảm mật độ vi khuẩn trên vết bỏng thực nghiệm    42
    3.2.2. Kết quả các chỉ tiêu theo dõi tại chỗ vết bỏng ………………………..    44
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………    47
4.1. Về kết quả đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau ……………    47
4.2. Về kết quả đánh giá tác dụng kháng khuẩn …………………………………..    55
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….    59
KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………………….    60
TÀI LIỆU THAM KHẢO    
PHỤ LỤC    

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment