Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Tam tý thang gia giảm “VK2

Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Tam tý thang gia giảm “VK2

Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Y học cổ truyền (YHCT): “VK2” điều trị bênh viêm khớp dạng thấp (VKDT). Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của bài thuốc “VK2” trên bênh nhân VKDT giai đoạn I – II, và khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc. Phương pháp nghiên cứu: cho 50 BN VKDT uống cao lỏng “VK2” liều: 200ml/ ngày (02 gói tương đương 01 thang/ ngày) x30 ngày liên tục, so sánh kết quả trước và sau điều trị. Kết quả: cho thấy cao lỏng VK2 ở liều trên có tác dụng cải thiên bênh rõ rêt. Sau 1 tháng uống thuốc, mức cải thiên các chỉ số trung bình về: thời gian cứng khớp buổi sáng, số khớp sưng, số khớp đau, chỉ số ritchie, mức độ hoạt động của bênh, tốc độ lắng máu đều cải thiên có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Tỉ lê BN cải thiên ACR20 là 86%, ACR50 là 56 %, ACR70 là 10 %. Tỷ lê BN cải thiên DAS và DAS28 lần lượt là 86% và 84%. Chưa thấy tác dụng không mong muốn của trên lâm sàng và cận lâm sàng.
1. ĐẶT VẤN ĐỂ.
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) (Rheumatoid Arthritis – RA) là một bênh mang tính chất xã hội vì sự thường có, vì diễn biến kéo dài và tỷ lê tàn phế cao [1,3]. Đây là một bênh mang tính chất tự miễn, hiên nay có nhiều phương pháp điều trị, nhưng chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hẳn bênh [7]. Các thuốc của Y học hiên đại (YHHĐ) dùng để chữa VKDT còn có rất nhiều tác dụng ngoại ý như: viêm loét dạ dày, hành tá tràng, độc cho gan, thận, ức chế tủy xương [3,7,8]…
VKDT thuộc phạm vi chứng tý cửa YHCT. Trong y lý của YHCT, chứng tý đã được đề cập khá sâu sắc về nguyên nhân, cơ chế bênh sinh và phương pháp điều trị. Ngày nay ở nước ta và một số nước khác trên thế giới bước đầu đã nghiên cứu và chứng minh được cơ sở khoa học, nét độc đáo và tính ưu viêt của một số bài thuốc YHCT trong điều trị VKDT. Trong đó Tam tý thang là bài thuốc cổ đã được các khoa Y học cổ truyền ở nhiều bênh viên đông y trong và ngoài nước gia giảm để chữa chứng tý cho hiêu quả tốt [2, 4].
VK2 được xây dựng từ bài thuốc cổ phương trên và gia giảm cho phù hợp với đặc điểm bênh phong thấp của người Viêt nam. Để chứng minh cơ sở khoa học và đánh giá một cách toàn diên về hiêu quả, tác dụng điều trị của bài thuốc chúng tôi thực hiên đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Tam tý thang gia giảm “VK2” điều tri bênh viêm khớp dạng thấp”
với các mục tiêu sau:
1.    Đánh giá tác dụng của bài thuốc tam tý thang gia giảm trên bênh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn I và II.
2.    Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc.
2. CHẤT LIÊU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.    Chất liêu nghiên cứu: Thuốc nghiên cứu: Bài thuốc tam tý thang gia giảm kí hiệu VK2 được bào chế tại khoa dược Viện YHCT Quân đội theo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam III. Tên bài thuốc: Tam tý thang gia giảm, ký hiệu “VK2”.
Thành phần: Độc hoạt 12g, xuyên khung 8g, tẩn giao 8g, ngưu tất 16g, phòng phong 8g, thương truật 12g, đương qui 16g, ý dĩ nhân 12g, xích thược 8g, chích cam thảo 6g, quế’ chi 8g, tang chi 16g. hoàng kỳ 8g, tục đoạn 8g, đan sâm 8g.
Tác dụng: Khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm, chỉ thống, bổ, khí huyết, bổ can thận. Thuốc được sắc bằng máy, mỗi thang sắc lấy 200ml, đóng vào 2 túi.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 túi, chia 2 làn, mỗi lẩn uống 01 túi sau ăn. Thời gian uống thuốc 30 ngày liên tục.
2.2.    Đối tượng nghiên cứu
–    Đối tượng nghiên cứu: là 50 bệnh nhân (BN) VKDTđiều trị tại viện YHCT quân đội và bệnh viện Bạch Mai
–    Tiêu chuẩn lựa chọn BN: Lựa chọn 50 BN được chẩn đoán là VKDT theo ACR -1987 của hội thấp khớp Mỹ, phù hợp với chẩn đoán chứng tý của YHCT.
–    Chọn BN ở giai đoạn bệnh hoạt động. Mức độ hoạt động được đánh giá bằng chỉ số điểm hoạt động bệnh (Deasease activity score – DAS). Chỉ số DAS > 2,4 và DAS28 >3,2 được coi là bệnh hoạt động (sẽ trình bày ở phẩn đánh giá kêta quả sau).
–    Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu: BN có kèm các bệnh về tim mạch, suy gan thận, bệnh truyền nhiễm…; BN VKDT ổn định, BN không tuân thủ tiêu chuẩn nghiên cứu.
–    Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp theo YHHĐ
–    Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán (ACR) 1987 của hội thấp khớp Hoa Kỳ gồm 7 điểm. Chẩn đoán xác định khi có 4 trong 7 tiêu chuẩn sau trở lên.
1. Cứng khớp buổi sáng > 1 h. 2. Sưng đau tối thiểu 3 trong 14 khớp sau: khớp ngón tay gẩn, bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, gối, cổ chân, bàn ngón chân (2 bên), có thời gian kéo dài 6 tuẩn trở lên.
3.    Sưng đau tối thiểu 1 vị trí trong số ba vị trí: khớp ngón tay gẩn, khớp bàn tay, khớp cổ tay, có thời gian kéo dài 6 tuẩn trở lên. 4. Sưng đau khớp đối xứng. 5. hạt dưới da. 6. Phản ứng tìm yếu tố dạng thấp dương tính. 7. Hình ảnh Xquang điển hình.
2.3.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị.
23.1.Nội dung nghiên cứu: lập bệnh án theo một mầu thống nhất. Trước và sau khi nghiên cứu tất cả BN đều được khám tỉ mỉ : đo mạch, nhiệt độ, HAvà làm đẩy đủ các xét nghiệm (XN) theo yêu cẩu của nghiên cứu.
2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi.
–    Chỉ tiêu theo dõi về lâm sàng: Được đánh giá trước, sau 1tháng điều trị.
1) xác định tổng số khớp sưng, tổng số khớp đau, chỉ số 28 khớp sưng, 28 khớp đau, chỉ số 44 khớp sưng ( phụ lục 2). 2) Đánh giá thời gian cứng khớp buổi sáng đo bằng phút (tính từ khi ngủ dậy đến khi hết cứng khớp buổi sáng).3) Đánh giá đau của bệnh nhân bằng thang nhìn mô phỏng: (VAS1), ( phụ lục 3). 4) Đánh giá mức độ hoạt động bệnh của bệnh nhân bằng thang nhìn mô phỏng (VAS2), ( phụ lục 3). 5) BS đánh giá mức độ hoạt động của bệnh bằng thang nhìn: dựa vào thăm khám và XN, BS đánh giá mức độ hoạt đông của BN bằng thang nhìn mô phỏng như trên (VAS3). 6) Đánh giá mức độ đau theo chỉ số Ritchie. (đau khi khám), (phụ lục 1). 7) Đánh giá chức năng vận động của BN bằng chỉ số HAQ (Health Assessmen Questionnaere) (phụ lục 4)

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment