Nghiên cứu tác dụng của châm cứu điều trị hội chúng roi loạn tiền mãn kinh
Qua nghiên cứu 63 bệnh nhân rối loạn tiền mãn kinh được điều trị bằng phương pháp châm cứu, chúng tôi rút ra kết luân sau:
1. Phương pháp châm cứu có tác dụng lên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng trong điều tri hội chứng rối loạn tiền mãn kinh:
* Trên lâm sàng
– Các triệu chứng cơ năng giảm sau từng đợt điều trị.
– Chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, lượng kinh trong ngày trở về bình thường hơn.
* Trên cận lâm sàng
– Nồng độ estradiol tăng sau điều trị.
– Một sô’ chỉ sô’ huyết học: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocit không thay đổi sau đợt điều trị.
2. Hiệu quả của phương pháp điều tri đối với hai thể bênh của YHCT tương đương nhau:
– Điểm sô’Blatt-Kuperman sau điều trị của hai thể tương đương nhau.
– Chu kỳ kinh trung bình sau điều trị của hai thể tương đương nhau.
– Lượng kinh trung bình/ngày sau điều trị của hai thể tương đương nhau.
– Kết quả điều trị chung của hai thể tương đương nhau.
I. ĐẶT VẤN ĐỂ
Tiền mãn kinh (TMK) và mãn kinh (MK) là một hiên tượng sinh lý xảy ra ở những người phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 55 với một số biểu hiên như rối loạn hoặc ngừng kinh nguyêt…do nồng độ các hormon sinh dục giảm thấp. Hiên tượng này đi cùng với sự lão hoá tạo nên khái niêm về đời sống mãn kinh. Y học hiên đại dùng phương pháp bổ sung nội tiết tố sinh dục. Liêu pháp này ngoài hiệu quả điều trị vẫn còn bộc lộ một số hạn chế do tác dụng không mong muốn [5].
Y học cổ truyền cũng đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng TMK như châm cứu hoặc dùng thuốc.
Trên lâm sàng phương pháp châm cứu đã được vận dụng điều trị một số bênh phụ khoa nói chung và hội chứng rối loạn TMK nói riêng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của châm cứu lên mọt số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng trong điều trị họi chứng rối loạn tiền mãn kinh.
2. So sánh tác dụng của phương pháp điều trị đối với 2 thể bênh y học cổ truyền trong họi chứng rối loạn tiền mãn kinh.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu
Là những bênh nhân tuổi từ 40 đến 50, có hội chứng rối loạn tiền mãn kinh được khám, điều trị và theo dõi tại Khoa Phụ Bênh viên YHCT Trung ương, tự nguyên tham gia nghiên cứu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiêp, so sánh kết quả trước và sau điều trị.
2.2. Chọn mẫu nghiên cứu
n: cỡ mẫu nghiên cứu;
a: mức ý nghĩa thống kê; Z (1-a/2): Hê số tin cậy; Từ công thức trên tính được n = 63.
2.3. Tiến hành nghiên cứu
2.3.1. Công thức huyệt: – Huyêt Tam âm giao và huyêt Thái xung ở chân
– Điểm Nội tiết, Giao cảm và Tử cung ở loa tai
2.3.2. Phương pháp châm và liệu trình châm
Châm tả huyệt Thái xung; Châm bổ huyệt Tam âm giao, điểm Nội tiết, Giao cảm và Tử cung.
Mỗi lần châm lưu kim 30 phút. Mỗi liệu trình là 10 ngày liên tục. Mỗi bệnh nhân châm 2 liệu trình, cách nhau 10 ngày.
2.3.4. Các chỉ số theo dõi và phương pháp đánh giá
* Về lâm sàng
– Các triệu chứng cơ năng: được đánh giá bằng thang điểm Blatt-Kupperman [9]:
Điểm Blatt-Kuperman (chỉ số mãn kinh MI) = tổng điểm theo hệ số của 11 triệu chứng. MI tối thiểu là 0 điểm, tối đa là 51 điểm.
– Huyết áp: Huyết áp tâm thu và tâm trương, đo bằng huyết áp kế thuỷ ngân vào một thời điểm nhất định, tính bằng mmHg.
Các chỉ số này được theo dõi vào ba thời điểm: trước điều trị (ký hiệu N1), sau một đợt điều trị (ký hiệu N10-i), sau hai đợt điều trị (ký hiệu N10-2).
– Kinh nguyệt: theo dõi ở kỳ kinh trước điều trị và kỳ kinh tiếp theo (hỏi người bệnh về chu kỳ, số ngày có kinh, lượng kinh).
* Về’ cận lâm sàng
– Định lượng Estradiol và FSH thuyết thanh theo phương pháp Eliza 2 lần (vào ngày thứ ba của kỳ kinh trước điều trị và kỳ kinh tiếp theo).
– Xét nghiệm sinh hoá máu: cholesterol, LDL_c, HDL_c và triglycerid.
– Xét nghiệm huyết học: HC, BC, TC, HCT, HGB.
Các chỉ số cận lâm sàng được đánh giá trước điều trị (N1) và sau 2 đợt điều trị (N10-2).
2.3.5. Đánh giá kết quả điều trị xếp theo loại
Dựa vào chỉ số mãn kinh (MI) chênh lệch, tính theo công thức:
MI sau điều trị
MI chênh lệch = ■ ÌT ..r ■ x 100%
MI trước điều trị
+ Loại A (tốt)
+ Loại B (khá)
+ Loại C (trung bình)
+ Loại D (kém)
3. XỬ LÝ số LIỆU: Bằng chương trình Epi info 6.04.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích