Nghiên cứu tác dụng của điện châm điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1 – 2
Viêm khớp dạng thấp (VKDT) (Rheumatoid Arthritis – RA) là một bệnh mãn tính rất thường gặp ở mọi nơi, mọi dân tộc với tỷ lệ vào khoảng 0,5 – 3% dân số trên 15 tuổi. Nguyên nhân bệnh còn chưa rõ, được xếp vào nhóm bệnh tự miễn. Bệnh biểu hiện về lâm sàng là các đợt tiến triển khó dự đoán xen kẽ các đợt thuyên giảm, đôi khi biểu hiện có hệ thống. Phương pháp điều trị của y học hiện đại chủ yếu là dùng các thuốc tiêu viêm giảm đã mang lại hiệu quả tích cực nhưng cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn. Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều phương pháp điều trị trong đó có phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt…). Với mong muốn hạn chế tác dụng phụ của thuốc và góp phần phát huy được ưu thế của châm cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:
Đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị một số triệu chứng trong viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1 – 2.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 34 bệnh nhân VKDT giai đoạn 1 – 2, từ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới, nghề nghiệp, được chẩn đoán VKDT giai đoạn 1 – 2 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) [1]. Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Châm cứu Trung ương.
2. Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế NC: Thử nghiệm lâm sàng đối chứng trước sau điều trị.
– Các chỉ số đánh giá: 1) Nhóm các chỉ số lâm sàng gồm: mức độ đau theo chỉ số Ritchie, chức năng vận động theo chỉ số Lee, thời gian cứng khớp buổi sáng, mức độ sưng khớp ; 2) Nhóm các chỉ số cận lâm sàng gồm: tốc độ máu lắng, CRP, nồng độ IgA, IgM, IgG, IL2 và bổ thể C3, C4.
Phác đồ huyệt điện châm bệnh nhân nghiên cứu: Chi trên: hợp cốc, Ngoại quan, Lao cung, Bát tà, Kiên ngung, Kiên trinh, Tý nhu, Khúc trì, Thủ tam lý. Chi dưới: độc tỵ, Tất nhãn, Lương khâu, Huyết hải, Dương Lăng tuyền, Túc tam lý, Giải khê, Thân mạch, Tam âm giao, Thái xung [2].
Mục tiêu: nghiên cứu đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1 –
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: được tiến hành trên 34 bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1 – 2 với phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng trước sau điều trị. Kết quả: sau 4 tuần điều trị bằng điện châm theo phác đồ của viện châm cứu, các chỉ số Ritchie, Lee, thời gian cứng khớp buổi sáng, mức độ sưng khớp giảm rõ rệt so với trước điều trị. Tốc độ máu lắng và nồng độ CRP, nồng độ Globu- lin IgA, IgG, IgM giảm và IL2 tăng ở mức có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị, Kết luận: điện châm có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, cải thiện khả năng vận động khớp và thay đổi nồng độ một số gobulin miễn dịch theo hướng có lợi trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích