Nghiên cứu tác dụng của hải mã và sâm Việt Nam lên hình thái-chức năng của tinh hoàn chuột cống trắng trưởng thành

Nghiên cứu tác dụng của hải mã và sâm Việt Nam lên hình thái-chức năng của tinh hoàn chuột cống trắng trưởng thành

Luận án Nghiên cứu tác dụng của hải mã và sâm Việt Nam lên hình thái-chức năng của tinh hoàn chuột cống trắng trưởng thành.Chương trình kế hoạch hoá gia đình (KHGĐ) sau nhiều thập kỷ được thực hiên trên toàn cầu đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt ở những nước có mức tăng dân số quá nhanh và Việt Nam là một trong những quốc gia này. Nhờ thực hiện chương trình KHHGĐ mà nhiều nước đã điều khiển được mức sinh, hạn chế’ sự gia tăng dân số và hệ quả tất yếu thu được đó là sự phát triển về kinh tế’ – văn hoá – xã hội. Tuy nhiên chương trình KHHGĐ cũng có những hạn chế’ của nó trong quá trình thực hiện và một trong những hạn chế’ đó là người ta thường chú ý đến khía cạnh hạn chế’ sinh đẻ mà coi nhẹ việc giúp những cặp vợ chồng đang gặp khó khăn khi mong muốn thực hiện quyền sinh sản của mình. Xuất phát từ sự đánh giá này Hội nghị “Dân số và Phát triển” họp năm 1994 tại Cairo đã thống nhất đề xướng chương trình “Chăm sóc sức khoẻ sinh sản” mang tính toàn diện hơn nhằm giúp mọi cá nhân thực hiện được quyền sinh sản, nhằm tăng chất lượng dân số. Phòng và điều trị vô sinh là một trong các nội dung của chương trình “Chăm sóc sức khoẻ sinh sản”. Tuy nhiên chữa trị vô sinh là một vấn đề nan giải vì vừa tiêu tốn nhiều thời gian, vừa tiêu tốn nhiều tiền của cho quá trình tìm kiếm nguyên nhân, tìm kiếm các phương thức chữa trị phù hợp và hữu hiệu.

Theo Tổ chức Y tế” Thế” giới, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8% trong số các cặp vợ chồng. Tuỳ từng nước trên thế” giới, tỷ lệ này thay đổi từ 10% đến 18% [24], [26]. Ở Việt Nam, theo điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm khoảng 13%. Đây là một bệnh mang tính xã hội sâu sắc, theo tập tục phương Đông, với những cặp vợ chồng hiếm muộn con cái, hình như người ta chỉ nghĩ rằng nguyên nhân do người phụ nữ. Điều đó thật không công bằng vì trong những cặp vợ chồng vô sinh, nguyên nhân do nam giới chiếm xấp xỉ 40% các cặp vợ chồng vô sinh [2], [4]. Theo điều tra của Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh (1993 – 1997), tỷ lệ vô sinh nam là 35,6% [29], [37].

Nguyên nhân gây vô sinh nam có rất nhiều, một trong những nguyên nhân hay gặp nhất là giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Hơn nữa cho đến nay việc điều trị vô sinh nam vẫn còn nhiều khó khăn, các thuốc điều trị cho kết quả còn tản mạn, trong đó một số thuốc có bản chất là hormon nên giá thuốc rất đắt, không phù hợp mức sống của đại bộ phận dân chúng [35].

Thuốc y học cổ truyền điều trị vô sinh đã được nói đến từ nhiều ngàn năm nay, song cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống. Một trong những vị thuốc đông y được nhắc đến nhiều trong các y văn cổ cũng như dân gian, đặc biệt trong các nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây, đó là sâm Việt Nam (SVN) và hải mã (HM) [8], [47]. Nhằm đánh giá tác dụng của một thứ thuốc Y học cổ truyền điều trị vô sinh nam, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác dụng của hải mã và sâm Việt Nam lên hình thái – chức năng của tinh hoàn chuột cống trắng trưởng thành”. Từ các kết quả nghiên cứu này, tác giả hy vọng góp phần tìm hiểu được tác dụng, cơ chế tác dụng và liều dùng của HMSVN điều trị suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, một vấn đề có tính chất thời sự hiện nay [35].

Đề tài nhằm giải quyết hai mục tiêu sau:

1. Đánh giá ảnh hưởng của hải mã và sâm Việt Nam lên hình thái – chức năng tinh hoàn chuột bình thường.

2. Đánh giá ảnh hưởng của hải mã và sâm Việt Nam lên sự hồi phục hình thái – chức năng tinh hoàn chuột bị tổn thương do tác dụng của nhiệt.

MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan 6
1.1. Đặc điểm cơ quan sinh dục nam và sự tạo tinh trùng ở người 6
1.1.1. Quá trình hình thành hê thống sinh sản nam 6
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo tinh trùng 12
1.2.  Khái niêm vô sinh nam 17
1.2.1. Nguyên nhân trước tinh hoàn 18
1.2.2. Nguyên nhân tại tinh hoàn 22
1.2.3. Nguyên nhân sau tinh hoàn 24
1.2.4. Tác dụng không mong muốn của một số thuốc và hoá chất 25
1.2.5. Các yếu tố khác 27
1.3. Điều trị suy giảm tinh trùng bằng thuốc và hoá chất 27
1.3.1. Các hormon 27
1.3.2. FSH và LH 27
1.3.3. Kháng estrogen 28
1.3.4. Androgen 28
1.3.5. Các thuốc chống oxy hoá 28
1.3.6. Một số thuốc khác 29
1.4. Khái niêm chứng “vô tử” theo y học cổ truyền 30
1.4.1. Chứng vô tử 30
1.4.2. Một số phương thuốc y học cổ truyền điều trị chứng “vô tử” … 31
1.4.3. Lược điểm một số nghiên cứu về hải mã và nhân sâm 31
Chương 2. Chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 41
2.1. Chất liêu nghiên cứu 41
2.2. Đối tượng nghiên cứu 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Chỉ số nghiên cứu 41
2.3.2. Phương pháp gây tổn thương tinh hoàn 42
2.4. Phương pháp bào chếHM, SVN và HMSVN 43
2.4.1. Công thức bào chế. 43
2.4.2. Mô tả các giai đoạn bào chế. 43
2.4.3. Liều và cách dùng 44
2.5. Cách tiến hành thí nghiêm 45
2.5.1. Thí nghiêm đánh giá tác dụng của HM, SVN và HMSVN
trên chuột bình thường 45
2.5.2. Thí nghiêm đánh giá tác dụng của HMSVN trên chuột bị
tổn thương tinh hoàn (TTTH) 45
2.6. Mô hình nghiên cứu 46
2.7. Kỹ thuật thu thập số liêu 47
2.8. Phương tiên nghiên cứu 48
2.9. Xử lý số liêu 49
2.10. Nơi thực hiên đề tài 49
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 50
3.1.  Anh hưởng của HM, SVN và HMSVN lên thể trọng; trọng lượng tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liêt chuột cống trắng bình thường 50
3.1.1. Diễn biến thể trọng chuột 50
3.1.2. Trọng lượng tinh hoàn 51
3.1.3. Trọng lượng túi tinh 52
3.1.4. Trọng lượng tuyến tiền liêt 53
3.2. Anh hưởng của HM, SVN, HMSVN lên hình thái – chức năng tinh
hoàn chuột cống trắng bình thường 54
3.2.1. Anh hưởng của HM, SVN, HMSVN lên hình thái – chức
năng ngoại tiết của tinh hoàn 54
3.2.2. Anh hưởng của HM, SVN, HMSVN lên hình thái – chức
năng nội tiết của tinh hoàn 61
3.2.3. Anh hưởng của HM, SVN, HMSVN lên nồng độ FSH và LH
huyết thanh 70
3.3. Anh hưởng của HMSVN I lên sự hồi phục hình thái – chức năng tinh hoàn chuột cống trắng bị tổn thương do tác dụng của nhiệt ….72
3.3.1. Sự hồi phục về thể trọng; trọng lượng tinh hoàn, túi
tinh, tuyến tiền liêt 72
3.3.2. Sự hồi phục về hình thái – chức năng ngoại tiết 76
3.3.3. Sự phục hồi hình thái – chức năng nội tiết 82
3.3.4. Nồng độ FSH, LH huyết thanh 88
Chương 4. Bàn luận 90
4.1. Bàn luận về đối tượng, chất liêu và phương pháp nghiên cứu 90
4.1.1. Về đối tượng nghiên cứu 90
4.1.2. Chất liêu nghiên cứu 90
4.1.3. Phương pháp nghiên cứu 92
4.2. Về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của HM, SVN và HMSVN lên thể
trọng; trọng lượng tinh toàn, túi tinh, tuyến tiền liệt chuột cống trắng đực bình thường 97
4.2.1. Về diễn biến thể trọng chuột 97
4.2.2. Về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của HM, SVN và
HMSVN lên trọng lượng tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liêt chuột trưởng thành bình thường 99
4.2.3. về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của HM, SVN, HMSVN
lên hình thái – chức năng ngoại tiết của tinh hoàn chuột bình thường 103
4.2.4. Về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của HM, SVN, HMSVN
lên hình thái – chức năng nội tiết của tinh hoàn 107
4.3. Về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của HMSVN I lên sự hồi phục hình
thái – chức năng tinh hoàn chuột cống trắng bị tổn thương do tác dụng của nhiệt 112
4.3.1. Diễn biến thể trọng chuột 112
4.3.2. Về kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của HMSVN I lên
trọng lượng tinh hoàn, túi tinh và tuyến tiền liệt chuột cống trắng trư ởng thành bị TTTH 113
4.3.3. Sự hồi phục về hình thái – chức năng ngoại tiết 115
4.3.4. Sự hồi phục về hình thái – chức năng nội tiết 115
4.3.5. Diễn biến nồng độ FSH và LH huyết thanh 117
4.4. Về cơ chế ảnh hưởng của HMSVN I lên hình thái – chức năng tinh
hoàn chuột 118
Kết luận 121
Kiến nghị 122
Những công trình đã công bố liên quan đến luận án 123
Tài liệu tham khảo Phụ lục 1
Phụ lục 2

Leave a Comment