Nghiên cứu tác dụng của insulin đường tĩnh mạch để điều chỉnh đường huyết đạt mục tiêu 7,8-10 mmol/l
Luận văn Nghiên cứu tác dụng của insulin đường tĩnh mạch để điều chỉnh đường huyết đạt mục tiêu 7,8-10 mmol/l ở bệnh nhân chấn thương nặng.Tăng đường huyết là một hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân nhập viện. Theo thống kê ở Mỹ, khoảng một phần ba số bệnh nhân nhập viện có tăng đường huyết mà một phần ba trong số đó không có tiền sử đái tháo đường [1]. Ở bệnh nhân chấn thương, tỷ lệ này khoảng 5-60%, tùy thuộc vào nghiên cứu [2], [3], [4].
Tăng đường huyết do stress đã được biết đến từ lâu, đó có thể là do phản ứng đáp ứng của cơ thể với stress và thương tổn. Nguyên nhân của nó có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm tăng cortisol, catecholamines, glucagon, hormone tăng trưởng, glucose và glycogen [5]. Sự kháng insulin cũng được coi là nguyên nhân quan trọng làm tăng đường huyết ở những bệnh nhân này [6]. Trước đây, phản ứng tăng đường huyết khi có stress được cho là có lợi trong quá trình bệnh nặng, nó là phản ứng bảo vệ của cơ thể [7], [8].Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã tìm ra bằng chứng chứng minh rằng, tăng đường huyết ở các bệnh nhân nặng có thể gây tăng nguy cơ tử vong và làm nặng thêm bệnh.
Cũng như vậy, ở những bệnh nhân chấn thương, tăng đường huyết sẽ làm tăng nguy cơ tử vong, tăng thời gian nằm ICU, thời gian nằm bệnh viện, tăng biến chứng nhiễm trùng, viêm, sốc nhiễm trùng và suy cơ quan.. .Không những vậy, các bằng chứng còn chỉ ra rằng, điều trị insulin để kiểm soát đường huyết có thể làm giảm tử vong và cải thiện kết quả điều trị chung cho bệnh nhân [9], [10], [11], [12].
Ngày nay, hầu hết các bác sỹ lâm sàng đều đồng ý rằng cần được kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân chấn thương nặng. Tuy nhiên, kiểm soát đường huyết chặt hay vừa phải, nồng độ đường huyết tối ưu cần đạt được là bao nhiêu còn nhiều tranh cãi [13]. Đã có nhiều nghiên cứu so sánh giữa việc kiểm soát đương huyết chặt (4,4 – 6,1 mmol/l) so với kiểm soát đạt mục tiêu (7,8-10 mmol/l), các tác giả này nhận thấy, kiểm soát đường huyết chặt không những không cải thiện được về tiên lượng tử vong, mà còn có nguy cơ rất cao gây hạ đường huyết và các tai biến của hạ đường huyết. Khi hạ đường huyết xảy ra sẽ gây nên rất nhiều biến chứng và nó được coi là một yếu tố nguy cơ độc lập với tỉ lệ tử vong [14], [15], [16], [17].
Gần đây, các khuyến cáo chỉ ra rằng: Nên kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu (7,7-10mmol/l) hơn là mục tiêu (4,4-6,1mmol/l). (Grade 1A).
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chỉ ra một phác đồ cụ thể điều chỉnh nồng độ đường huyết ở bệnh nhân chấn thương nặng đạt mục tiêu bao nhiêu là hợp lý. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác dụng của insulin đường tĩnh mạch để điều chỉnh đường huyết đạt mục tiêu 7,8 – 10 mmol/l ở bệnh nhân chấn thương nặng” với 2 mục đích:
- Đánh giá sự thay đổi đường máu ở bệnh nhân chấn thương nặng.
- Đánh giá kết quả của sử dụng insulin đường tĩnh mạch để điều chỉnh đường huyết đạt mục tiêu 7,8 -10 mmol/l ở bệnh nhân chấn thương nặng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………… 3
1.1. Chuyển hóa carbonhydrat trong cơ thể …………………………………………… 3
1.1.1. Hấp thu glucose ………………………….. ………………………….. …………………. 4
1.1.2. Tổng hợp cacbonhydrat ………………………….. ………………………….. …….. 5
1.1.3. Giáng hóa carbonhydrat ………………………….. ………………………….. …….. 6
1.2. Cơ chế điều hòa đường máu …………………………………………………………. 7
1.2.1. Cơ chế thể dịch ………………………….. ………………………….. ………………….. 7
1.2.2. Cơ chế thần kinh ………………………….. ………………………….. ……………….. 9
1.2.3. Cơ chế tự điều hòa của gan ………………………….. ………………………….. .. 9
1.3. Ảnh hưởng của stress lên tăng đường máu ……………………………………. 10
1.3.1. Ảnh hưởng sinh lý của stress ………………………….. ……………………….. 10
1.3.2. Tăng đường huyết do stress ………………………….. ………………………… 12
1.3.3. Cơ chế và nguyên nhân ………………………….. ………………………….. ……. 12
1.3.4. Tăng đường máu do stress và tử vong ………………………….. …………. 15
1.4. Đánh giá độ nặng của bệnh nhân chấn thương ………………………………. 16
1.5. Tại sao phải đưa ra phác đồ kiểm soát đường huyết mới ………………… 17
1.6. Đặc điểm insulin actrapid: ………………………………………………………….. 21
1.7. Phân bi ệ t tăng đư ờ ng huy ế t ở bệ nh nhân do stress ho ặ c do đái tháo đư ờng ….. 22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ………………………….. ……………………. 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ………………………….. ……………………… 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………….. ………………………….. …………. 23
2.2.2. Địa điểm và thời gian ………………………….. ………………………….. ………. 23
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ………………………….. ………………………….. …… 24
2.2.4. Cỡ mẫu ………………………….. ………………………….. ………………………….. … 25
2.3. Các tiêu chí nghiên cứu ………………………………………………………………. 25
2.4. Các thông số nghiên cứu …………………………………………………………….. 26
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu ……………………………………………………. 27
2.5.1. Điều trị chung ………………………….. ………………………….. ………………….. 27
2.5.2. Theo dõi đường huyết và điều trị tăng đường huyết ………………… 29
2.6. Xử lý số liệu nghiên cứu …………………………………………………………….. 33
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………… 33
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 34
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………………… 34
3.1.1. Tuổi, giới ………………………….. ………………………….. …………………………. 34
3.1.2. Nguyên nhân tai nạn ………………………….. ………………………….. ………… 35
3.1.3. Số cơ quan tổn thương trên một bệnh nhân ………………………….. …. 35
3.1.4. Liên quan giữa điểm ISS với tỷ lệ tử vong ………………………….. ….. 36
3.2. Đánh giá sự thay đổi đường huyết ở bệnh nhân chấn thương nặng ….. 37
3.2.1. Đường huyết ban đầu khi vào viện ………………………….. ………………. 37
3.2.2. Thời điểm xuất hiện tăng đường huyết sau phẫu thuật …………….. 38
3.2.3. Thay đổi đường huyết trung bình theo ISS ………………………….. ….. 39
3.2.4. Thay đổi đường huyết theo cơ quan tổn thương ………………………. 40
3.2.5. Thay đổi đường huyết theo tuổi bệnh nhân………………………….. ….. 41
3.2.6. Thay đổi đường huyết theo điều trị thuốc vận mạch ………………… 41
3.3. Kết quả của sử dụng insulin đường tĩnh mạch để điều chỉnh đường
huyết đạt mục tiêu 7,8-10 mmol/l ở bệnh nhân chấn thương nặng …… 42
3.3.1. Số lần thử đường huyết trung bình theo ngày ở bệnh nhân tăng
đường huyết phải điều trị insulin ………………………….. ………………………….. ………… 42
3.3.2. Số lần thử đường huyết theo mức đường huyết ở bệnh nhân phải
điều trị insulin………………………….. ………………………….. ………………………….. ………….. 43
3.3.3. Số lần thử đường huyết theo tuổi ở những bệnh nhân tăng đường huyết … 43
3.3.4. Số lần thay đổi tốc độ insulin ở bệnh nhân tăng đường huyết ….. 44
3.3.5. Thay đổi đường huyết theo thời gian ở những bệnh nhân tăng
đường huyết ………………………….. ………………………….. ………………………….. …………….. 45
3.3.6. Thời gian đường huyết trở về ổn định ………………………….. …………. 45
3.3.7. Liên quan giữa nhiễm trùng và điều trị insulin ………………………… 46
3.3.8. Liên quan giữa tử vong và điều trị insulin ………………………….. …… 47
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 48
4.1. Một số đặc điểm về dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu ……………… 48
4.1.1. Tuổi và giới ………………………….. ………………………….. ……………………… 48
4.1.2. Nguyên nhân gây tai nạn ………………………….. ………………………….. …. 48
4.1.3. Số cơ quan tổn thương trên một bệnh nhân ………………………….. …. 49
4.1.4. Độ nặng của chấn thương và tỷ lệ tử vong ………………………….. …… 49
4.2. Đánh giá sự thay đổi đường máu ở bệnh nhân chấn thương nặng ……. 50
4.2.1. Đường huyết ban đầu khi vào viện ………………………….. ………………. 50
4.2.2. Thời điểm xuất hiện tăng đường huyết sau phẫu thuật …………….. 51
4.2.3. Thay đổi đường huyết trung bình theo ISS ………………………….. ….. 52
4.2.4. Thay đổi đường huyết theo cơ quan tổn thương ………………………. 53
4.2.5. Thay đổi đường huyết theo tuổi ………………………….. …………………… 54
4.2.6. Thay đổi đường huyết theo điều trị thuốc vận mạch ………………… 54
4.3. Kết quả của sử dụng insulin đường tĩnh mạch để điều chỉnh đường
huyết đạt mục tiêu 7,8-10 mmol/l ở bệnh nhânchấn thương nặng ……. 55
4.3.1. Số lần thử đường huyết trung bình/ ngày ở bệnh nhân phải điều
trị insulin ………………………….. ………………………….. ………………………….. …………………. 55
4.3.2. Số lần thử đường huyết theo tuổi ở những bệnh nhân tăng đường huyết …. 56
4.3.3. Số lần thay đổi tốc độ insulin ở những bệnh nhân phải điều trị .. 57
4.3.4. Thay đổi đường huyết theo thời gian ………………………….. …………… 58
4.3.5. Liên quan giữa nhiễm trùng và điều trị insulin ………………………… 59
4.3.6. Liên quan giữa tỷ lệ tử vong và điều trị insulin ……………………….. 59
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 61
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………… 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Nghiêm Luật (2001).Chuyển hoá glucid. Hoá sinh, Nhà xuất bản y học, 273-317.
- Phạm Thị Minh Đức (2001). Sinh lý nội tiết. Sinh lý học, NXB Y học, 98-118.
- Nguyễn Hữu Tú (2003). Nghiên cứu phương pháp TRISS sửa đổi trong tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương phải mổ, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Nguyễn Đạt Anh (2004) . Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng – hóa sinh và đánh giá hiệu quả phác đồ insulin liều chia nhỏ đối v ới bệnh nhân cấp cứu bị tăng đường huyết, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Tạ Ngân Giang (2006). Đánh giá mối liên quan giữa đường máu và độnặng chấn thương ở bệnh nhân đa chấn thương trước mổ, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Vũ Thu Giang (2000). Nghiên cứu chỉ số kiềm dư trong tiên lượng bệnh nhân chấn thương.Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Phạm Hồng Thái (2012). Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường. Hemoglobin glycosyl hóa, NXB y học, 471-474