Nghiên cứu tác dụng của Metformin trong điểu trị vô sinh nguyên nhân do hội chứng buổng trứng đa nang

Nghiên cứu tác dụng của Metformin trong điểu trị vô sinh nguyên nhân do hội chứng buổng trứng đa nang

Nghiên cứu thử nghiêm lâm sàng đánh giá hiệu quả của metformin trong điều trị vô sinh nguyên nhân do hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN), kết quả cho thấy:

Tổng số bệnh nhân nghiên cứu: N = 50 Số bệnh nhân có thai: 12 (24%)

Số bệnh nhân có nang noãn trưởng thành: 28 (56%)

BMI(kg/m2) trước điều trị: 20,6 ± 1,5 Sau điều trị: 19,2 ± 1,3 p<0,05

LH(mUI/ml) trước điều trị: 12,6 ± 4,1 Sau điều tri: 8,2 ± 3,1 p<0,05

Insulin(ng/ml) trước điều trị: 11,7 ± 3,5 Sau điều trị: 7,9 ± 2,3 p<0,05

Kết luận: Qua nghiên cứu sử dụng metformin điều trị vô sinh cho 50 bệnh nhân HCBTĐN, chúng tôi nhận thấy metformin là thuốc có thể sử dụng rộng rãi để điều trị vô sinh cho bệnh nhân HCBTĐN vì tính an toàn, hiệu quả và kinh tế. Hơn nữa thuốc còn cải thiện được tình trạng rối loạn nội tiết, tăng khả năng rụng trứng và giảm được chỉ số khối cơ thể cho những phụ nữ HCBTĐN quá cân hay béo phì.

1. ĐẶT VẤN ĐỂ

Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là tình trạng bệnh lý vượt quá giới hạn của Y học Sinh sản. Mặc dù hội chứng đã được mô tả lần đầu tiên vào năm 1935, nhưng đến nay nhiều tranh cãi về cơ chế bệnh sinh vẫn còn tiếp diễn. Việc phát hiện ra tình trạng kháng insulin và tăng insulin máu ở bệnh nhân HCBTĐN là một bước tiến quan trọng trong mười năm qua. Nó mở ra một su hướng mới trong điều trị vô sinh do HCBTĐN. Metformin là thuốc làm tăng nhạy cảm insulin được hầu hết các nhà lâm sàng trên thế giới sử dụng như là thuốc đầu tay cho các bệnh nhân vô sinh do HCBTĐN và đã chứng minh được những ưu điểm vượt trội của nó so với những thuốc khác.

Ở Việt Nam, từ 2003 đến nay đã có một số nơi sử dụng metformin để điều trị vô sinh do HCBTĐN và đã có một nghiên cứu được báo cáo. Tại khoa Hiếm Sinh sản Hỗ trợ bệnh viện Phụ – Sản Hải phòng, từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 5 năm 2007, đã tiến hành nghiên cứu sử dụng metformin điều trị vô sinh do HCBTĐN với mục đích thử nghiệm một phương pháp điều trị mới.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN cuư:

Đối tượng nghiên cứu: 50 bệnh nhân tuổi 20-35, bị vô sinh do HCBTĐN đến khám và điều trị vô sinh tai khoa hiếm muộn, bệnh viện Phụ -Sản Hải Phòng từ tháng1 năm 2006 đến tháng 5 năm 2007 thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng.

Phương pháp tiến hành: Những bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu sau khi định lượng nội tiết, siêu âm, đo chiều cao cân nặng, được theo dõi trước khi dùng thuốc không có nang noãn trưởng thành trong 3 tháng. Tiếp theo đó được dùng thuốc metformin với liều 1000mg một ngày chia 2 lần uống ngay sau ăn, bắt đầu uống từ ngày kinh thứ 2. Bệnh nhân được đo nang noãn và đo niêm mạc tử cung bằng siêu âm đầu dò âm đạo theo chu kỳ kinh và định lượng nội tiết vào ngày 3 kỳ kinh. Khi có nang noãn trưởng thành thì gây phóng noãn và hướng dẫn giao hợp.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Bảng 1: Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu

Các đặc điểm N= 50

Tuổi vợ ( năm) 26,1 ± 3,1

Thời gian vô sinh (năm) 2,9 ± 2,4

Nguyên nhân vô sinh

– Nguyên phát 40 (20%)

– Thứ phát 10 (80%)

Tính chất kinh nguyệt không đều 50 (100%)

Rậm lông (nam tính hoá) 23 (46%)

BMI(kg/im2) 20,6 ± 1,5

Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng

Các đặc điểm

LH (mUI/ml) 12,6 ± 4,1

FSH (mUI/ml) 5,5 ± 1,5

Prol (ng/ml) 13,0 ± 4,4

Insulin (ng/ml) 11,7 ± 3,5

Glucoza(mmol/ml) 4,8 ± 0,6

Siêu âm BTĐN 50 (100%)

Bảng 3: Kết quả điếu trị

Các yếu tố đánh giá Trước điều trị Sau điếu tri p

BMI(kg/m2) (n=42) 20,6 ± 1,5 19,2 ± 1,3 < 0,05

LH(mUI/ml) (n=42) 12,6 ± 4,1 8,2 ± 3,1 < 0,05

FSH(mUI/ml) (n=42) 5,5 ± 2,1 6,1 ± 1,9 < 0,05

Prol(mUI/ml)(n=42) 13,0 ± 4,4 11,2 ± 3,2 < 0,05

Insulin (ng/ml) (n=42) 11,7 ± 3,5 7,9 ± 2,3 < 0,05

Glucoza(mmol/ml) 4,8 ± 0,6 4,5 ± 0,4 < 0,05

Có nang noãn trưởng thành(n=50) 0 (0%) 28 (56%)

Có thai (n=50) 0 (0%) 12 (24%)

Tác dụng không mong muôn (n=50) 7 (14%)


4. BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lê có thai tự nhiên sau dùng thuốc là 24%, trong đó có 16% trường hợp có thai tự nhiên sau 2 tháng dùng thuốc. Như vậy, với một phác đổ khá đơn giản, trong một thời gian ngắn, đã có một tỷ lê khá cao bênh nhân có thai. So với các tác giả khác, tỷ lê có thai tự nhiên của chúng tôi thấp hơn một chút, điều này có lẽ là do chúng tôi đã không phối hợp với kỹ thuật IUI.

Tỷ lê bênh nhân có nang noãn trưởng thành trong nghiên cứu này là 56%, so với 70% bênh nhân HCBTĐN có nang noãn trưởng thành khi điều trị bằng clomiphene citrate. Tuy nhiên, tỷ lê có thai ở những bênh nhân điều trị clomiphene citrate chỉ là 15% trong các nghiên cứu khác.

Sự thay đổi của BMI trước và sau điều trị có ý nghĩa thông kê với p < 0,05, điều này phù hợp với nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên sự giảm BMI là không lớn, có thể là do tỷ lê bênh nhân HCBTĐN béo phì ở Viêt Nam rất thấp.

Có sự thay đổi lớn nổng độ insulin và nổng độ LH có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Kết quả này phù hợp với hầu hết các báo cáo trong và ngoài nước. Chính vì metformin làm giảm nổng độ insulin máu, tăng nhạy cảm insulin và làm giảm nổng độ LH mới làm tăng tỷ lê phóng noãn và tăng tỷ lê có thai cho những bênh nhân HCBTĐN. Các nhà nghiên cứu nội tiết sinh sản đều cho rằng thông qua cơ chế này, metformin là một bước tiến quan trọng trong điều trị vô sinh do HCBTĐN.

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment