Nghiên cứu tác dụng của Nifedipine trong điều trị doạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (2004 – 2008)
Đẻ non vẫn còn là môt trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta cũng như trên toàn thế giới.
Đẻ non nhìn chung chiếm khoảng ñ – 1Ổ% tổng số những trường hợp sinh [23]. Trẻ đẻ non có nguy cơ mắc bênh cao và tỷ lê tử vong chu sinh càng cao khi tuổi thai càng nhỏ, với tỷ lê vào khoảng 6 -7% số trường hợp sinh ở các nước đã phát triển. Tại Hoa Kỳ, tỷ lê này là 11,ố% [ốố]. ở châu Âu tỷ lê này là ố,8% và ở Thổ Nhĩ Kỳ là S ,6% [42]. Mặc dù đã có rất nhiều các biên pháp điều trị đã được áp dụng nhưng tỷ lê sinh non vẫn ít thay đổi trong 40 năm qua ^]. Sinh non làm gia tăng tử suất sơ sinh ở các nước đã phát triển và đang phát triển [42], ^]. Số liêu toàn cầu ước tính trong năm 2001 có khoảng 24% trẻ sơ sinh tử vong do nguyên nhân non tháng [34]. Sinh non cũng là nguyên nhân nhập viên phổ biến, nhất là ở các nước đã phát triển [60].
Tỷ lê tử vong thuôc nhóm non tháng cao gấp 9 lần so với nhóm đủ tháng [1]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới hàng năm có khoảng 9S – 100 triêu trẻ chào đời thì 1/10 trong số đó là non tháng và nhẹ cân và 1/4 số non tháng và nhẹ cân này tử vong trong thời kỳ chu sinh. Sinh non có thể dẫn tới trẻ sinh ra nhẹ cân, và trẻ sơ sinh nhẹ cân sẽ có những di chứng về thần kinh và rối loạn phát triển như bại não, thiểu năng trí tuê và rối loạn thị giác, thính giác [4S]. Trẻ đẻ non phải được chăm sóc đặc biêt đòi hỏi tốn nhiều công sức và rất tốn kém. Ngoài ra khi chào đời do các cơ quan chức năng của trẻ non tháng chưa được phát triển đầy đủ để thích ứng với môi trường bên ngoài nên trẻ dễ bị sang chấn khi đẻ và dễ mắc các bênh như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn… dẫn đến tỷ lê tử vong cao. Ngay cả khi lớn lên trẻ cũng có thể có những di chứng về tâm thần kinh là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hôi.
Đẻ non là môt trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc sản phụ khoa và nhi khoa. Đặc biêt đối với những thầy thuốc sản khoa, những người thường xuyên phải tiếp xúc với những thai phụ doạ đẻ non thì viêc cấp bách là phải tìm ra được một loại thuốc có thể giúp kéo dài tuổi thai cho những trường hợp này. Việc sử dụng các thuốc giảm co để ức chế sự co bóp của tử cung đã và đang là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay, nó thực sự đóng vai trò quan trọng trong điều trị doạ đẻ non. Đã có rất nhiều thuốc giảm co đang được dùng như: Spasfon, Magnesium Sulfate, Béta-mimetic (Salbutamol, Ritodrine)… tuy có hiệu quả nhưng lại có nhiều tác dụng phụ cũng như cách sử dụng phức tạp làm cho việc điều trị có thể bị gián đoạn hoặc không có kết quả.
Nifedipin, biệt dược là Adalat, được biết đến là một chất ức chế’ vân chuyển calci qua màng tế’ bào, có tác dụng dãn cơ được chỉ định điều trị trong các bệnh về tim mạch đã được chỉ định dùng trong sản khoa để điều trị hạ huyết áp trong những trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp do tiền sản giât hoặc sản giât [1]. úng dụng khả năng gây dãn cơ của Adalat trên thế’ giới đã có nhiều nghiên cứu đề câp đến tác dụng giảm co của nó đối với cơn co tử cung trong điều trị doạ đẻ non vì tác dụng giảm co hiệu quả mà lại ít tác dụng phụ và không gây ảnh hưởng đến thai nhi, bên cạnh đó thuốc lại sẩn có và dễ sử dụng [29], [47], [68]. Ở Việt Nam đã có một vài nghiên cứu về tác dụng của Adalat trong điều trị doạ đẻ non nhưng chưa được áp dụng điều trị một cách rộng rãi.
Với mong muốn góp phần làm giảm số lượng trẻ sơ sinh non tháng tại Việt Nam nhờ vào việc điều trị có hiệu quả những trường hợp doạ đẻ non bằng một dược chất có sẩn mà thế’ giới đã sử dụng rộng rãi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tác dụng của Nifedipine trong điều trị doạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (2004 – 2008)”
Với hai mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của Adalat trong điều trị doạ đẻ non.
2. Nhận xét về các tác dụng phụ của thuốc.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Đặc điểm của đẻ non 3
1.1.1. Định nghĩa đẻ non 3
1.1.2. Tỷ lê đẻ non ở Việt Nam và một số nước 3
1.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 4
1.1.4. Cơ chế’ bệnh sinh của chuyển dạ đẻ non 7
1.2. Chẩn đoán doạ đẻ non 9
1.3. Thái độ xử trí 11
1.3.1. Chế’ độ sinh hoạt, nghỉ ngơi 11
1.3.2. Sử dụng thuốc giảm co 12
1.3.3. Sử dụng corticoide 19
1.4. Nguy cơ của trẻ sơ sinh non tháng 20
1.5. Một số nghiên cứu về Nifedipine trong điều trị doạ đẻ non 21
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu 25
2.1.2. Các tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1. Thiết kế’ nghiên cứu 26
2.2.2. Cỡ mẫu 26
2.2.3. Mô hình nghiên cứu 27
2.2.4. Nội dung nghiên cứu và biến số nghiên cứu 27
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá thành công và thất bại 28
2.2.6. Xử lý số liệu 28
2.2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 29
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 30
3.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 30
3.2. Kết quả điều trị 33
3.2.1. Tình trạng của đối tượng nghiên cứu trước điều trị 33
3.2.2. Kết quả sau điều trị 36
3.3. Các tác dụng không mong muốn của thuốc 42
Chương 4: Bàn luận 45
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 45
4.1.1. Đặc điểm của tuổi mẹ 45
4.1.2 Đặc điểm về tiền sử sản khoa 45
4.1.3. Đặc điểm về tuổi thai 46
4.1.4. Tình trạng của thai phụ trước điều trị 47
4.2. Kết quả điều trị 48
4.2.1. Tác dụng của Nifedipine trên tần số cơn co tử cung 50
4.2.2. Tác dụng của Nifedipine trên đô mở của cổ tử cung 51
4.2.3. Khả năng kéo dài tuổi thai và kết quả sau khi sinh của trẻ 51
4.3. Các tác dụng không mong muốn của thuốc 55
4.3.1. Tác dụng phụ của thuốc trên mẹ 55
4.3.2. Ảnh hưởng đến mạch và huyết áp của mẹ 56
4.3.3. Ảnh hưởng đối với thai 58
Kết luận 59
Kiến nghị 60
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích