Nghiên cứu tác dụng của phác đồ thuốc y học cổ truyền btb trong điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính có helicobacter pylori

Nghiên cứu tác dụng của phác đồ thuốc y học cổ truyền btb trong điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính có helicobacter pylori

Mục  tiêu:  nghiên  cứu  tác  dụng  giảm  đau,  thay đổi  hình  ảnh  nội  soi  và  mô  bệnh  học,  khả  năng  diệt Helicobacter Pylori(HP) của thuốc BTB trong điềutrị bệnh viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) có HP.Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc. Đối tượng nghiên cứu:gồm 37 VDDMT có HP dương tính(theo Y học hiện đại về lâm sàng, nội soi và mô bệnh học).  Phương pháp nghiên cứu:nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh kết quả trước và sau điều trị. Kết quả:thuốc BTB có tác dụng làm hết đau thượng vị89,2%. Tỷ lệ hết viêm trên nội soi đạt 75,7%. Kết quả trên mô bệ nh học, thuốc có tác dụng giảm rõ  rệt mức độ hoạt động của viêm với kết quả loại tốt đạt 73% và tỷ lệ diệt H.P đạt 59,5%. Kết luận:(1) Trên lâm sàng thuốc có tác dụng làm hết đau 89,2%. Trên hình ảnh nội soi, tỷ lệ hết viêm đạt 75,7%. Trên mô bệnh học, thuốc có tác dụng giảm rõ rệt mức độ hoạt động của viêm với kết quả loại tốt đạt 73% và Tỷ lệ diệt H.P đạt 59,5%. (2) Thuốc BTB không gây tác dụng không mong muốn.

Hiện  nay  việc  sử  dụng  kháng  sinh  diệt  HP phối hợp với các thuốc giảm tiết axit, băngniêm
mạc đã đưa lại thành công lớn trong điều trị viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) có Helicobacter Pylori [2;  3].  Theo  Y  học  cổ  truyền,  VDDMT  thuộc chứng vị quản thống [6] và có một số vị thuốc, bài thuốc cổ phương để điều trị. Trong số đó, thường dùng bài thuốc cổ phương tả kim hoàn (T) gồm2 vị:  Ngô  thù  (Euodia  rutaecarpa)  và  Hoàng  Liên (Coptis  chinensis)  có tác  dụng  thanh  can  tả  hoả, giáng  nghịch  chỉ  ẩu  và  Bạch  thược  Cam  thảo thang gồm 2 vị: Bạch thược (Paeonia lactiflora) và Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) có tác dụng hoãncấp, chỉ thống [5].

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment