Nghiên cứu tác dụng của tấm nguyên bào sợi đồng loại nuôi cấy trong điều trị vết thương bỏng
Bỏng là một chấn thương thường gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị bỏng (chiếm khoảng 1% dân số), trong số này 70.000 – 108.000 người phải nhập viện. Ở Nga, số người bị bỏng phải vào viện điều trị hàng năm khoảng 170.000. Ở Anh, số lượng này khoảng 140.000. Ở Việt Nam, theo Lê Thế Trung 1991, trong thời bình, nếu so với các chấn thương ngoại khoa khác, tỉ lệ bỏng từ 5 – 10% [40].
Trong vài thập niên gần đây, công tác điều trị bỏng đã đạt được một số thành tựu, do áp dụng các kỹ thuật mới như: cắt hoại tử sớm, che phủ sớm vết thương,…Cắt hoại tử sớm tạo ra một diện vết thương mở lớn, ở nhiều bệnh nhân không thể đóng kín vết thương ngay bằng da ghép tự thân, do nguồn cho da hạn chế. Mặc dù, ghép da mỏng dưới dạng mắt lưới (mesh graft) có thể giãn rộng làm tăng diện tích che phủ, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ mất dịch, điện giải qua khe mắt lưới, đồng thời làm giảm khả năng bám sống của da mắt lưới, chất lượng sẹo khi khỏi hạn chế. Để che phủ vết thương bỏng, nhiều vật liệu thay thế da đã được tập trung nghiên cứu và ứng dụng điều trị như: da đồng loại, da dị loại (da ếch, da lợn), màng ối. Tuy nhiên, các vật liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khi sử dụng [12], [13], [14], [16], [17], [18], [23], [24], [26], [33].
Xu hướng trên thế giới hiện nay là nghiên cứu tạo ra các vật liệu sinh học có thành phần gồm các tế bào nuôi cấy. Các tế bào này có tác động sinh học lên quá trình liền vết thương làm rút ngắn thời gian khỏi, mà vẫn đạt hiệu quả che phủ vết thương. Năm 1975, Rheinwald và Green đã công bố thành công trong nuôi cấy và nhân lên của tế bào sừng in vitro [167]. Thành công của nuôi cấy tế bào sừng đã mở ra một hướng mới, áp dụng công nghệ nuôi cấy tế bào trong điều trị liền vết thương. Tuy nhiên, nhiều tác giả thấy rằng, tỷ lệ tế bào sừng nuôi cấy sống được trên nền ghép còn hạn chế (40%-60%), đổng thời khi vết bỏng khỏi, nền vết thương kém bền vững, dễ bị tổn thương, chất lượng thẩm mỹ kém. Nguyên nhân do thiếu các thành phần trung bì để nuôi dưỡng, định hướng lớp biểu bì [56], [159]. Do đó, nguyên bào sợi (NBS) nuôi cấy được tập trung nghiên cứu điều trị vết thương bỏng từ thập kỷ 90 trở lại đây, do nguyên bào sợi đóng vai trò quan trọng trong liền vết thương, sản xuất các thành phần trung bì và tiết các yếu tố tăng trưởng kích thích liền vết thương. Các vật liêu có nguyên bào sợi nuôi cấy tách từ trung bì da đổng loại như: TransCyte, Dermagraft, Orcell… được nhiều trung tâm bỏng và liền vết thương trên thế giới sử dụng cho kết quả khả quan [76], [77], [78].
Tại Học viên Quân y, kỹ thuật nuôi cấy tế bào đã được tập trung nghiên cứu từ năm 1998, bước đầu đã nuôi cấy được tế bào sừng in vitro, nhưng chưa có nghiên cứu ứng dụng trên lâm sàng [7],[41]. Hiên nay, nhờ áp dụng công nghê chuyển giao từ các nước tiên tiến như Nga, Singapore, Viên Bỏng Quốc gia đã nuôi cấy thành công nguyên bào sợi và cấy tế bào lên tấm giá đỡ (Tegaderm) để sử dụng trên lâm sàng.
Ở Việt Nam, vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng sử dụng nguyên bào sợi nuôi cấy trong điều trị vết thương bỏng. Từ những thành công trong nuôi cấy
nguyên bào sợi in vitro, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của tấm nguyên bào sợi đồng loại nuôi cấy trong điều trị vết thương bỏng” với mục tiêu:
1- Đánh giá tác dụng điều trị của tấm nguyên bào sợi đồng loại nuôi cấy trên vết thương vùng cho da ghép mảnh mỏng
2- Đánh giá tác dụng điều trị của tấm nguyên bào sợi đồng loại nuôi cấy trên vết thương bỏng trung bì
3- Đánh giá tác dụng điều trị của tấm nguyên bào sợi đồng loại nuôi cấy trên vết thương bỏng sâu.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đổ
Danh mục các sơ đổ
Danh mục các ảnh
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIÊU 3
1.1. Cấu tạo và chức năng sinh học của da 3
1.1.1. Lớp biểu bì (Epidermis) 3
1.1.2. Lớp trung bì (Dermis) 5
1.1.3. Lớp hạ bì (hypodermis, subcutis): 7
1.2. Quá trình liền vết thương bỏng 8
1.2.1. Giai đoạn viêm (inflammatory phase) 9
1.2.2. Giai đoạn tăng sinh (proliferative phase) 10
1.2.3. Giai đoạn trưởng thành (maturation phase) 13
1.3. Vai trò của một số cytokine và yếu tố tăng trưởng trong liền 15 vết thương
1.4. Các vật liệu thay thế da điều trị bỏng 17
1.4.1. Vật liêu có nguồn gốc mô tự nhiên 18
1.4.2. Vật liêu thay thế da tổng hợp sinh học 20
1.5. Nguyên bào sợi và những ứng dụng trong liền vết thương 25
1.5.1 Nguyên bào sợi. 25
1.5.2. Vai trò của nguyên bào sợi trong liền vết thương. 26
1.5.3. Sử dụng nguyên bào sợi đổng loại trong điều trị vết thương 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Chất liệu nghiên cứu 36
2.2.1. Tấm nguyên bào sợi đổng loại nuôi cấy 36
2.2.2. Thuốc và vật liêu che phủ vêt thương dùng làm đối chứng 37
2.2.3. Các dụng cụ nghiên cứu lâm sàng 38
2.2.4. Dụng cụ xét nghiêm huyết học, sinh hoá 38
2.2.5. Dụng cụ, môi trường nghiên cứu vi sinh vật. 38
2.2.6. Dụng cụ nghiên cứu mô học: 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 39
2.3.1. Chẩn đoán diên tích và đô sâu bỏng: 39
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng: 40
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cận lâm sàng: 46
2.4. Xử lí số liệu 50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 51
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 51
3.2. Kết quả điều trị tại chỗ vùng cho da ghép mảnh mỏng (nhóm 52
I)
3.3. Kết quả điều trị tại chỗ vết bỏng trung bì (nhóm II) 55
3.3.1. Kết quả lâm sàng tại chỗ vùng nghiên cứu 55
3.3.2. Kết quả nghiên cứu vi sinh vật tại chỗ vùng nghiên cứu 59
3.3.3. Kết quả nghiên cứu mô học tại chỗ vùng nghiên cứu 60
3.4. Kết quả điều trị tại chỗ vết bỏng sâu (nhóm III) 66
3.4.1. Kết quả trên nhóm bênh nhân sau cắt hoại tử bỏng đô IV 66
3.4.2. Kết quả nghiên cứu trên nhóm bênh nhân đã có mô hạt 77
3.5. Diễn biến toàn thân trong quá trình nghiên cứu 88
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 89
4.1. Lựa chọn sử dụng tâm nguyên bào sợi đổng loại nuôi cây làm 89
vật liệu che phủ tạm thời điều trị vết thương bỏng.
4.2. Tác dụng của tấm nguyên bào sợi đổng loại nuôi cấy trong 92
điều trị vết thương bỏng.
4.2.1. Tác dụng của tấm nguyên bào sợi đổng loại nuôi cấy trên quá 92
trình tăng sinh tế bào và tái tạo mô liên kết.
4.2.2. Tác dụng của tấm nguyên bào sợi đổng loại nuôi cấy trên quá 102
trình biểu mô hoá.
4.2.3. Hiệu quả che phủ vết thương của tấm nguyên bào sợi đổng 109
loại nuôi cấy.
4.3. Về tính an toàn, hiệu quả thẩm mỹ và chức năng khi điều trị 115
tấm nguyên bào sợi đổng loại nuôi cấy trên vết thương bỏng
4.3.1. Tính an toàn của tấm nguyên bào sợi đổng loại nuôi cấy. 115
4.3.2. Tác dụng của tấm nguyên bào sợi đổng loại nuôi cấy về chức 117
năng và thẩm mỹ.
KẾT LUẬN 119
KIẾN NGHỊ 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 122
TÀI LIÊU THAM KHẢO 123
PHẦN PHỤ LỤC 149
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích