Nghiên cứu tác dụng của tập mạnh cơ hô hấp đến khả năng hô hấp ở bệnh nhân liệt tứ chi

Nghiên cứu tác dụng của tập mạnh cơ hô hấp đến khả năng hô hấp ở bệnh nhân liệt tứ chi

Nghiên cứu được thực hiện trên 22 bệnh nhân liệt tứ chi do chấn thương tủy sống nhằm đánh giá tác dụng của việc tập mạnh cơ hô hấp đến khả năng hô hấp của bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân đã được tập mạnh cơ trong vòng 3 tháng gồm các bài tập mạnh cơ hít vào và tập mạnh cơ thở ra. Test hô hấp (Respiratory tests : RT) đo dung tích sống thở mạnh (FVC) và đo thể tích thở ra tối đa giây (FEV1) đã được tiến hành đo ở tất cả các đối tượng nghiên cứu ở ba thời điểm: trước nghiên cứu, sau tập 2 tháng và sau tập 3 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: RT tăng lên rõ rệt sau khi tập mạnh cơ hô hấp và sự gia tăng này có ý nghĩa thống kê với <x=5% (p<0.05). Nghiên cứu này cho thấy việc tập mạnh cơ hô hấp thực sự là một phương pháp hiệu quả, hơn thế nữa tập mạnh cơ bụng rất có ý nghĩa trong việc cải thiện khả năng ho của bệnh nhân, yếu tố quan trọng trong cơ chế làm sạch phổi.
–    Từ khóa: Bệnh nhân liệt tứ chi- Chức năng hô hấp- Tập luyện cơ hô hấp
1.    ĐẬT VẤN ĐỂ:
Liệt tứ chi hậu quả của chấn thương tủy cổ cấp thường có mối liên quan chặt chẽ với tổn thương hô hấp. Chấn thương ở ngang hoặc trên mức C3 đến C5 làm tỏn thương các tế bào thần kinh cơ hoành và là nguyên nhân gây ra liệt một phần hoặc hoàn toàn cơ hoành. Thêm vào đó, hậu quả của liệt các cơ liên sườn gây cản trở sự giãn nở bình thường của lồng ngực dẫn đến làm hạn chế khả năng hít vào. Thì thở ra của bệnh nhân cũng bị giảm đáng kể do liệt các cơ thành bụng và các cơ thở ra khác. Với mức tổn thương tủy cao cơ ức đòn chũm và cơ thang không bị tổn thương, tuy nhiên thông khí hô hấp của bệnh nhân giảm đáng kể do tổn thương hàng loạt các cơ hô hấp dẫn đến giảm chức năng của cả thì hít vào lẫn thì thở ra. Giảm nồng độ oxy máu là hiện tượng rất phổ biến và là hậu quả của cả hai quá trình: giảm thông khí và xẹp phổi. Ở những bệnh nhân liệt tứ chi với mức tổn thương thấp hơn tủy cổ do thần kinh cơ hoành của họ có thể còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị tổn thương rất nhẹ và vì thế việc co giãn cơ hoành là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, do thiếu đi sự hoạt động của các cơ liên sườn, yếu tố cần thiết để giữ vững lồng ngực giúp cơ hoành thực hiện chức năng một cách hoàn hảo do vậy đã làm cho chức của thì hít vào bị tổn thương. Cũng giống như các bệnh nhân liệt tứ chi mức tổn thương cao, những bệnh nhân này cũng bị mất đi việc sử dụng các cơ bụng và các cơ thở ra khác, việc phối hợp tổn thương các cơ hít vào và thở ra làm cản trở họ ho và quá trình tự làm sạch phổi và điều đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nghiên cứu này nhằm đánh giá xem “việc tập luyện cơ hô hấp có cải thiện được khả năng hô hấp ở bệnh nhân liệt tứ chi hay không?
2.    ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứư:
2.1.    Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 22 bênh nhân chấn thương cột sông có liệt tuỷ từ mức C7 trở lên được điều trị tại khoa Phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Việt Đức sau đó được điều trị tại Trung tâm Phục hổi chức năng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01 năm 2008 đến nay. Tiến hành chọn bệnh nhân nghiên cứu dựa trên các tiêu chí:
2.1.1.    Tiêu chuẩn chẩn đoán chấn thương cột sống cố liệt tuỷ:
–    Tiền sử có chấn thương cột sông.
–    Lâm sàng:
+ Có liệt vận động dưới mức tổn thương tuỷ
+ Có rối loạn cảm giác nông và cảm giác sâu
+ Rối loạn cơ tròn: gây đại tiểu tiện không tự chủ
–    Cận lâm sàng: có hình ảnh tổn thương tuỷ sông trên phim chụp cắt lớp hoặc trên phim chụp cộng hưởng từ.
2.1.2.    Chẩn đoán vị trí tổn thương
Chúng tôi chia mức tổn thương thành ba khu vực (theo trung tâm chi phối hoạt động chức năng của các cơ hô hấp.
–    Tổn thương trên mức C3
–    Tổn thương mức C3 – C5
–    Tổn thương dưới mức C5 – C7
Chẩn đoán vị trí tổn thương dựa vào mức mức rối loạn cảm giác theo sơ đổ khoanh tuỷ. Giới hạn trên của rối loạn cảm giác tương ứng với giới hạn dưới của tổn thương. Dựa vào xác định bậc cơ (thử cơ): mức tổn thương là mức thấp nhất mà sức cơ do nó chi phối đạt ít nhất là bậc 3/6 [3] và dựa vào chụp MRI
2.1.3.    Chẩn đoán mức độ tổn thương
Dựa theo bảng phân loại ASIA về vận động và cảm giác [1]. Bao gổm 5 mức độ: ASIA- A,ASIA-B, ASIA-Q AsIA-D, ASIA-E.
2.1.4.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
–    Bệnh nhân được chẩn đoán xác định chấn thương cột sống    kín    có    liệt tuỷ ở mức từ C7
trở lên. Bao gổm cả điều trị bảo tổn và điều trị phẫu thuật.
–    Tuổi từ 18 – 60
–    Mức độ tổn thương tuỷ sống tương ứng với mức ASIA A, B, C và D.
2.1.5.    Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
–    Bệnh nhân còn đang trong giai đoạn choáng tuỷ
–    Bệnh nhân có chấn thương cột sống nhưng không có liệt.
–    Các trường hợp tổn thương tuỷ sống do nguyên nhân bệnh lý như: u tuỷ, viêm tuỷ cắt ngang, viêm màng nhện tuỷ, thoát vị đĩa đệm…hoặc nguyên nhân bẩm sinh.
–    Bệnh nhân có tổn thương phối hợp chấn thương sọ não, nghiện    ma tuý, nghiện rượu,
bệnh lý tâm thần có giảm hoặc mất tri giác.
–    Bệnh nhân bị có tiền sử bị bệnh hô hấp mạn tính.
–    Bệnh nhân không tham gia đầy đủ và không muốn tham gia nghiên    cứu.
2.2.    Phương pháp nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh đối chứng trước sau.
2.2.1.    Kỳ thuật thăm dò chức năng hô hấp áp dụng trong nghiên cứu.
* Kỳ thuật đo chức năng thông khí: Tiến hành tại khoa Hô hấp – Bênh viên Bạch Mai.
–    Dụng cụ đo: phế dung kế điên tử Spiroanalyzer – ST 300 (sản xuất tại Nhật bản)
–    Kỳ thuật đo: Trước khi đo thông thường mỗi ngày máy được chuẩn định lại để đảm bảo máy hoạt động tốt. Tiến hành đo theo theo tiêu chuẩn của ATS [2] và Việt Nam.
2.2.2.    Một sô’chỉ tiêu nghiên cứu
–    Các chỉ số lâm sàng cần nghiên cứu là
+ Khó thở + Tần số thở + Phản xạ ho
–    Các chỉ số ve thông khí cần nghiên cứu
+ Dung tích sống thở mạnh (FVC)
+ Thể tích thở ra tối đa giây (FEV1)
2.3.    Cách thu thập số liêu: Theo mẫu bệnh án thống nhất gồm các bước:
–    Khám sàng lọc chọn bệnh nhân nghiên cứu.
–    Thu thập các chỉ tiêu lâm sàng.
–     Đo RT cho tất cả các đối tượng nghiên cứu trước nghiên cứu, sau đó cho bệnh nhân thực hiện các bài tập nhằm tập đồng thời mạnh cơ và gia tăng sự bền bỉ của cơ bao gồm [10]:
+Tập mạnh cơ hít vào: Bệnh nhân hít vào chậm, nhốt hơi trong lồng ngực sau đó thở ra chậm. Mỗi pha kéo dài khoàng 5 giây.
+ Tập mạnh cơ thở ra: Tập giống tập cơ hít vào chỉ khác nhau ở chỗ ở pha thở ra bệnh nhân cố gắng thở ra tối đa đạt mức lưu lượng đỉnh trên thước đo.
Mỗi ngày bệnh nhân được tập 2 lần, mỗi lần 20 phút. Trong suốt quá trình tập bệnh nhân vẫn có một chương trình tập vật lý trị liệu như bình thường
–     Đo test hô hấp cho tất cả các đối tượng nghiên cứu sau tập 2 tháng và sau tập 3 tháng.
–    Đánh giá và phân loại các kết quả thu được.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment