Nghiên cứu tác dụng của thuốc TP4 kết hợp Fucidin-H điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12 tuổi
Luận văn Nghiên cứu tác dụng của thuốc TP4 kết hợp Fucidin-H điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12 tuổi.Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis – AD) hay chàm cơ địa (Atopic Eczema); là bệnh viêm da mạn tính, hay tái phát, gặp ở mọi lứa tuổi [1],[2]. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển [3],[4]. Tỷ lệ viêm da cơ địa chiếm khoảng 10 – 20% ở trẻ em, 1 – 3% ở người lớn [1],[3]. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm da cơ địa bị ảnh hưởng [5]; theo nghiên cứu của Hà Nguyên Phương Anh (2006) [6], 100% bệnh nhân viêm da cơ địa có chất lượng cuộc sống bị giảm ở các mức độ khác nhau.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh viêm da cơ địa chưa thực sự sáng tỏ. Lâm sàng thay đổi theo lứa tuổi; biểu hiện của bệnh có rất nhiều triệu chứng khác nhau không đặc hiệu; chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Ở tuổi nhũ nhi và trẻ em, bệnh có thể tự khỏi; nhưng ở tuổi thanh thiếu niên và người lớn, điều trị còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào hay một phương pháp nào điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Sự phát triển của khoa học như gen học, miễn dịch học, vi sinh học, sinh học phân tử… giúp cho sinh bệnh học bệnh viêm da cơ địa ngày một rõ ràng hơn và điều trị bệnh có nhiều tiến bộ.
Y học hiện đại điều trị viêm da cơ địa bằng các thuốc bôi ngoài như dung dịch jarish, kem corticoid các mức độ khác nhau, tacrolimus….; thuốc đường toàn thân như kháng histamin, kháng sinh, corticoid… Điều trị đợt cấp và khống chế những đợt bùng phát của bệnh bằng các thuốc phối hợp trên đã mang lại kết quả nhất định; nhưng để điều trị bệnh không tái phát, cần có sự phối hợp chăm sóc và điều trị rất chặt chẽ của rất nhiều yếu tố; trong đó có vai trò gữi ẩm da là không thể thiếu được. Nghiên cứu điều trị viêm da cơ địa bằng kem chứa corticoid, kem gữi ẩm chống khô da và kem có chứa corticoid kết hợp chất giữ ẩm da; kết quả cho thấy, cả 3 loại kem đều có tác dụng điều trị, nhưng loại kem giữ ẩm da kết hợp corticoid tốt hơn 2 loại trên [7].
Y học cổ truyền điều trị các bệnh da nói chung và bệnh viêm da cơ địa nói riêng bằng nội ẩm ngoại đồ cũng đã mang lại những kết quả khả quan.
TP4 là chế phẩm của thuốc y học cổ truyền, được chiết xuất từ 13 vị thuốc; có tác dụng làm giảm khô da và chống dị ứng (dưỡng huyết nhuận táo, khứ phong chỉ dương), phù hợp với điều trị bệnh viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính, các loại dày da, khô da… TP4 đã được sử dụng điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính có hiệu quả tại Viện Y học cổ truyền Quân đội, hầu như không có tác dụng phụ.
Trong nước; nghiên cứu áp dụng thuốc y học cổ truyền hoặc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền điều trị viêm da cơ địa một cách hệ thống và khoa học vẫn chưa thấy được công bố, mà chỉ có một vài nghiên cứu về bệnh eczema và những kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và để góp phần làm phong phú phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa trên cơ sở đánh giá khoa học, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của thuốc TP4 kết hợp Fucidin-H điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12 tuổi” với mục tiêu:
1. Xác định độc tính của thuốc TP4 trên động vật thực nghiệm.
2. Nghiên cứu một số tác dụng dược lý của thuốc TP4 trên động vật thực nghiệm.
3. Đánh giá tác dụng của thuốc TP4 kết hợp Fucidin-H điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12 tuổi.
MỤC LỤC Nghiên cứu tác dụng của thuốc TP4 kết hợp Fucidin-H điều trị viêm da cơ địa giai đoạn mạn tính ở bệnh nhân trên 12 tuổi
ĐẶT VẤN ĐỀ 16
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 18
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA 18
1.1.1. Khái niệm về bệnh viêm da cơ địa 18
1.1.2. Tên gọi hay bệnh danh của bệnh viêm da cơ địa 18
1.1.3. Dịch tễ 20
1.1.4. Sinh bệnh học viêm da cơ địa 20
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm da cơ địa 30
1.1.6. Điều trị 34
1.2. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NGHIÊN CỨU 39
1.2.1. Tổng quan về thuốc TP4 39
1.2.2. Tổng quan về thuốc đối chứng và thuốc bôi 48
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN 50
1.3.1. Tình hình nghiên cứu điều trị viêm da cơ địa bằng y học cổ truyền ở nước ngoài 50
1.3.2. Tình hình nghiên cứu điều trị viêm da cơ địa bằng y học cổ truyền ở trong nước 52
Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 53
2.1.1. Thuốc nghiên cứu TP4 53
2.1.2. Thuốc đối chứng 54
2.1.3. Thuốc bôi 54
2.1.4. Thuốc, hóa chất và máy móc phục vụ cho nghiên cứu 54
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 55
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm 55
2.2.2. Nghiên cứu lâm sàng 55
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58
2.3.1. Nghiên cứu trên động vật thực nghiệm 58
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 65
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 70
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 70
2.6. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 70
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1. ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC TP4 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 72
3.1.1. Khả năng gây dị ứng của TP4 72
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp của TP4 73
3.1.3. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của TP4 73
3.2. MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA THUỐC TP4 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 85
3.2.1. Tác dụng chống viêm cấp của TP4 86
3.2.2. Tác dụng chống viêm mạn của TP4 89
3.2.3. Tác dụng chống dị ứng của TP4 90
3.3. KẾT QUẢ CỦA THUỐC TP4 KẾT HỢP FUCIDIN-H ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA GIAI ĐOẠN MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TRÊN 12 TUỔI 92
3.3.1. Một số đặc điểm chung ở bệnh nhân nghiên cứu 92
3.3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 98
3.3.3. Kết quả nghiên cứu trên cận lâm sàng 104
3.3.4. Tác dụng không mong muốn 105
Chương 4: BÀN LUẬN 107
4.1. ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC TP4 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 110
4.1.1. Khả năng gây dị ứng của TP4 111
4.1.2. Độc tính cấp của TP4 111
4.1.3. Độc tính bán trường diễn của TP4 112
4.2. MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA THUỐC TP4 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 116
4.2.1. Tác dụng chống viêm cấp của TP4 116
4.2.2. Tác dụng chống viêm mạn của TP4 117
4.2.3. Tác dụng chống dị ứng của TP4 118
4.3. KẾT QUẢ CỦA THUỐC TP4 KẾT HỢP FUCIDIN-H ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐIA GIAI ĐOẠN MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN TRÊN 12 TUỔI 119
4.3.1. Một số đặc điểm chung ở bệnh nhân nghiên cứu 119
4.3.2. Kết quả điều trị trên lâm sàng 129
4.3.3. Kết quả điều trị trên cận lâm sàng 138
4.3.4. Tác dụng không mong muốn 141
KẾT LUẬN 144
KIẾN NGHỊ 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ mastocyt bị phá vỡ khi cho tiếp xúc TP4 với huyết thanh chuột 72
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của TP4 đến thể trọng thỏ 74
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của TP4 đến số lượng hồng cầu trong máu thỏ 75
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của TP4 đến hàm lượng huyết sắc tố trong máu thỏ 75
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của TP4 đến hematocrit trong máu thỏ 76
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của TP4 đến thể tích trung bình hồng cầu trong máu thỏ 76
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của TP4 đến số lượng bạch cầu trong máu thỏ 77
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của TP4 đến công thức bạch cầu trong máu thỏ 77
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của TP4 đến số lượng tiểu cầu trong máu thỏ 78
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của TP4 đến hoạt độ AST trong máu thỏ 78
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của TP4 đến hoạt độ ALT trong máu thỏ 79
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của TP4 đến nồng độ bilirubin toàn phần trong máu thỏ 79
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của TP4 đến nồng độ albumin trong máu thỏ 80
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của TP4 đến nồng độ cholesterol trong máu thỏ 80
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của TP4 đến nồng độ creatinin trong máu thỏ 81
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của TP4 lên độ tăng thể tích chân chuột sau khi gây viêm 86
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của TP4 lên thể tích dịch rỉ viêm, số lượng bạch cầu và hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm 88
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của TP4 lên trọng lượng khối u hạt 89
Bảng 3.19. Tác dụng của TP4 lên phản xạ gãi của chuột 90
Bảng 3.20. Đặc điểm tuổi ở bệnh nhân nghiên cứu 92
Bảng 3.21. Một số đặc điểm khác ở bệnh nhân nghiên cứu 93
Bảng 3.22. Tình hình điều trị ở bệnh nhân nghiên cứu 94
Bảng 3.23. Tính chất tổn thương trước điều trị 94
Bảng 3.24. Điểm SCORAD trước điều trị 94
Bảng 3.25. Đặc điểm y học cổ truyền trước điều trị 96
Bảng 3.26. Xét nghiệm IgE trước điều trị 96
Bảng 3.27. Số lượng bạch cầu và giá trị tuyệt đối bạch cầu ái toan trước điều trị 97
Bảng 3.28. Mức độ giá trị tuyệt đối bạch cầu ái toan trước điều trị 97
Bảng 3.29. Một số chỉ số sinh hóa và huyết học trước điều trị 97
Bảng 3.30. Theo tính chất tổn thương 98
Bảng 3.31. Điểm SCORAD 99
Bảng 3.32. Kết quả sau điều trị 4 tuần theo tuổi đời của 2 nhóm 100
Bảng 3.33. Kết quả sau điều trị 4 tuần theo thời gian mắc bệnh của 2 nhóm 101
Bảng 3.34. Kết quả điều trị theo một số chứng y học cổ truyền 103
Bảng 3.35. Chỉ số IgE ở bệnh nhân tăng trước điều trị của nhóm nghiên cứu 104
Bảng 3.36. Số lượng bạch cầu và giá trị tuyệt đối bạch cầu ái toan 104
Bảng 3.37. Mức độ giá trị tuyệt đối bạch cầu ái toan 105
Bảng 3.38. Một số chỉ số sinh hóa và huyết học 106
Bảng 4.1. Thành phần và vai trò tác dụng của các vị thuốc trong TP4 109
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mức độ phản ứng phù của TP4 87
Biểu đồ 3.2. Tác dụng của TP4 lên phản xạ gãi của chuột 91
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm giới ở bệnh nhân nghiên cứu 92
Biểu đồ 3.4. Mức độ điểm SCORAD trước điều trị 95
Biểu đồ 3.5. Kết quả sau điều trị 4 tuần của 2 nhóm 99
Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả sau điều trị 4 tuần theo tuổi đời giữa 2 nhóm 101
Biểu đồ 3.7. So sánh kết quả sau điều trị 4 tuần theo thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm 102
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1. Hình thái vi thể gan thỏ lô chứng 83
Ảnh 3.2. Hình thái vi thể gan thỏ lô chứng 83
Ảnh 3.3. Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 1 83
Ảnh 3.4. Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 2 83
Ảnh 3.5. Hình thái vi thể gan thỏ lô trị 2 83
Ảnh 3.6. Hình thái vi thể thận thỏ lô chứng 84
Ảnh 3.7. Hình thái vi thể thận thỏ lô chứng 84
Ảnh 3.8. Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 1 84
Ảnh 3.9. Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 2 84
Ảnh 3.10. Hình thái vi thể thận thỏ lô trị 2 84
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Tóm tắt sinh bệnh học viêm da cơ địa 30
Sơ đồ 1.2. Sinh bệnh học viêm da cơ địa 30
Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu tổng quát 71