Nghiên cứu tác dụng của truyền Solu-medrol trong điều trị viêm thị thần kinh
Luận văn Nghiên cứu tác dụng của truyền Solu-medrol trong điều trị viêm thị thần kinh.Viêm thị thần kinh (VTTK) tự phát là tình trạng viêm gây mất myelin gây giảm thị lực cấp tính. Sự mất myelin ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh và có thể làm giảm thị lực nhanh và nhiều. Bệnh thường gặp ở người trẻ (18-50 tuổi) với các biểu hiệu lâm sàng thường thay đổi nhiều: đau sau nhãn cầu khi vận động, giảm thị lực khi nhiệt độ cơ thể tăng (dấu hiệu Uhthoff), chớp sáng trước mắt và mất thị lực màu sắc. Viêm thần kinh thị tự phát còn có thể là biểu hiện đầu tiên hoặc xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của bệnh đa xơ cứng. Ở các nước phương tây, khoảng 20% số ca bệnh xơ cứng rải rác có biểu hiện đầu tiên là viêm thị thần kinh [1]. Tuy nhiên ở các nước Châu Á, sự liên quan giữa viêm thần kinh thị và xơ cứng rải rác có tỷ lệ rất thấp [2], [3].
Viêm thị thần kinh tự phát nếu được điều trị đúng ngay từ ban đầu sẽ góp phần làm phục hồi nhanh thị lực, hạn chế tái phát và giảm nguy cơ tiến triển thành bệnhđa xơ cứng (multiple sclerosis – MS). Điều trị viêm thị thần kinh được khuyến cáo theo “nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng điều trị viêm thị thần kinh” (ONTT) là truyền tĩnh mạch Solu-medrol (Methyl-Prednisolon) liều cao 1g/ngày [4], sau đó chuyển dùng corticosteroid đường uống với giảm liều dần trong vòng 15 ngày rồi dừng hẳn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đa số các cơ sở chuyên khoa Mắt đều dùng thuốc corticoide đường uống đơn thuần hoặc kết hợp với tiêm tĩnh mạch corticosteroid liều thấp hơn nhiều, do đó kết quả điều trị chưa được cao. Việc chưa áp dụng truyền corticoid liều cao như khuyến cáo của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng điều trị viêm thị thần kinh có thể do các thầy thuốc chưa nhiều kinh nghiệm trong điều trị viêm thị thần kinh bằng truyền liều cao, tâm lý lo ngại các tác dụng phụ của thuốc corticosteroid và liều lượng có hiệu quả phù hợp với người Việt Nam chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu tác dụng của truyền Solu-medrol trong điều trị viêm thị thần kinh“. Nghiên cứu được tiến hành với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng bệnh nhân viêm thị thần kinh đang điều trị tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ương.
2. Đánh giá tác dụng của truyền tĩnh mạch Solu-medrol trong điều trị viêm thị thần kinh.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 0
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đường dẫn truyền thần kinh thị giác 3
1.2. Giải phẫu thị thần kinh 5
1.2.1. Giải phẫu thị thần kinh đoạn trong nhãn cầu 5
1.2.2. Giải phẫu thị thần kinh đoạn trong hốc mắt 6
1.2.3. Giải phẫu thị thần kinh đoạn trong ống thị giác 7
1.2.4. Giải phẫu thị thần kinh đoạn trong sọ não 7
1.2.5. Cấp máu thị thần kinh 8
1.3. Sinh lý thần kinh thị giác 9
1.3.1. Điện sinh lý thị thần kinh 10
1.3.2. Phản xạ đồng tử với ánh sáng 12
1.3.3. Phản xạ đồng cảm 13
1.4. Bệnh viêm dây thần kinh thị giác 13
1.4.1. Định nghĩa 13
1.4.2. Phân loại 13
1.4.3. Nguyên nhân 14
1.4.4. Sinh lý bệnh viêm thị thần kinh tự miễn 18
1.4.5. Các đặc điểm của viêm dây thần kinh thị giác 19
1.5. Điều trị viêm thị thần kinh 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 34
2.1.2. Các tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 35
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 35
2.2.4. Các bước tiến hành 36
2.2.5. Xử lý số liệu 39
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. Đặc điểm chung của bệnh bệnh nhân nghiên cứu 41
3.2. Đặc điểm của viêm thị thần kinh 42
3.2.1. Phân bố thị lực khi vào viện 45
3.2.2. Đặc điểm của tổn thương thị trường khi vào viện 46
3.2.3. Đặc điểm của điện thế kích thích thị giác 49
3.2.4. Đặc điểm tổn thương trên cộng hưởng từ 52
3.3. Kết quả điều trị 52
3.3.1. Kết quả về thị lực 52
3.3.2. Kết quả về các triệu chứng khác 55
3.3.3. Các tác dụng phụ của thuốc điều trị 57
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60
4.1. Đặc điểm lâm sàng của viêm thị thần kinh 60
4.2. Kết quả điều trị viêm thị thần kinh bằng truyền Solu-medrol 65
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dooley, M. C.,Foroozan, R. (2010), “Optic neuritis”./ Ophthalmic Vis Res. 5(3): p. 182-7.
2. Lim, S. A., Goh, K. Y., Tow, S., Fu, E., Wong, T. Y., Seah, A., Tan,C. , Cullen, J. F. (2008), “Optic neuritis in Singapore”.Singapore Med/. 49(9): p. 667-71.
3. Ismail, S., Wan Hazabbah, W. H., Muhd-Nor, N. I., Daud, J.,Embong, Z. (2012), “Clinical proíỉle and aetiology of optic neuritis in Hospital Universiti Sains Malaysia–5 years review”.Med / Malaysia. 67(2): p. 159-64.
4. Beck, R. W., Cleary, P. A., Trobe, J. D., Kaufman, D. I., Kupersmith, M. J., Paty, D. W., Brown, C. H. (1993), “The effect of corticosteroids for acute optic neuritis on the subsequent development of multiple sclerosis. The Optic Neuritis Study Group”.# Engl / Med. 329(24): p. 1764-9.
5. Hayreh, Sohan Singh (2011), ” Basic science”. Ischemic Optic Neuropathy. Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg,. 2-127.
6. Hayreh, S. S. (1964), “Pathogenesis of Oedema of the Optic Disc (Papilloedema). A Preliminary Report”.Br /Ophthalmol. 48: p. 522-43.
7. Tasman, William, Jaeger, Edward A., Ovid Technologies Inc. (2008), “Physiology of the optic nerve”. Rev. ed. Duane’s foundations of clinical ophthalmology. Vol. 2 CD-rom. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins,.
8. Phan Dẫn Cộng Sự (2008), “Bệnh lý dây thần kinh thị giác”. Nhãn khoa giản yếu tập II. Nhà xuất bản Y hoc. 9-63.
9. Khúc Thị Nhụn (2012), “Viêm thị thần kinh”. Nhãn khoa tập III. Vol. 290-299. Nhà xuất bản Y Học.