Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng “TD.NQ” trên mô hình thoái hóa khớp gối thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng “TD.NQ” trên mô hình thoái hóa khớp gối thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng “TD.NQ” trên mô hình thoái hóa khớp gối thực nghiệm.Thoái hóa khớp (THK) là một bệnh thường gặp, là một trong những nguyên nhân chính gây đau và khiếm khuyết vận động ở người cao tuổi. Theo Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, những người trên 60 tuổi sẽ chiếm hơn 20% dân số thế giới, trong đó ước tính có 15% số người mắc THK và một phần ba số này có thể bị tàn tật, tương đương với khoảng 130 triệu người bị THK và 40 triệu người bị tàn tật [1]. Tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối tại Mỹ ước tính là khoảng 240 người trên 100000 người mỗi năm [2]. Tại Việt Nam, THK chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh cơ xương khớp. Một nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 103 năm 2016 – 2017 cho thấy THK gối chiếm 18,7%, đứng thứ 3 trong các bệnh lý thoái hóa khớp [3], [4]. Bệnh có chi phí điều trị tốn kém, hiệu quả chưa đạt được như mong muốn trong khi có nhiều tai biến nặng nề, tạo gánh nặng cho người bệnh và xã hội. THK gối đóng góp trên 27 tỷ USD hàng năm cho chi phí chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ [5]. Ở Việt Nam, mỗi đợt điều trị nội khoa THK khoảng 2 – 4 triệu đồng, chưa kể đến chi phí cho các dịch vụ khác liên quan đến điều trị [6].


Theo Y học hiện đại (YHHĐ), các phương pháp điều trị THK khớp gối bao gồm giáo dục bệnh nhân về cách phòng bệnh, chống các tư thế xấu, giảm các yếu tố nguy cơ, kết hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa [3], [7], [8]. Việc điều trị bằng thuốc giảm đau, chống viêm toàn thân hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối có tác dụng giảm đau, chậm quá trình THK, nhưng cũng có nhiều tác dụng không mong muốn và không điều trị kéo dài được [9], [10], [11]. Điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định trong những trường hợp có biến đổi giải phẫu khớp hoặc ở giai đoạn muộn của bệnh và thường gây tốn kém nhiều chi phí cho bệnh nhân. Việc nghiên cứu ra thuốc mới điều trị THK gối, đặc biệt là thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, hạn chế tác dụng không mong muốn là rất cần thiết.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), THK gối với bệnh danh Hạc tất phong thuộc phạm vi chứng Tý. Nguyên nhân do phong, hàn, thấp xâm phạm cùng với chính khí suy giảm mà gây bệnh. Các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc đã được chứng minh có hiệu quả ở bệnh nhân chứng Tý [12]. Viên nang cứng “TD.NQ” gồm các vị thuốc: Hoàng bá, Sinh địa, Đào nhân, Bạch thược, Quy bản, Phục linh, Đỗ trọng, Đương quy, Đảng sâm, Phòng phong, Tầm gửi gạo, Tần giao, Ngưu tất, Trần bì, Xuyên khung, Cam thảo, Độc hoạt, Quế chi, Tế tân, Vỏ liễu, cao xương, phối hợp với nhau nhằm đạt được tác dụng chính là khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận.Viên nang cứng “TD.NQ” là chế phẩm thuốc YHCT được sản xuất bởi công ty Cổ phần Sao Thái Dương. Để khẳng định hiệu quả điều trị cũng như cung cấp bằng chứng khoa học về tính an toàn của sản phẩm, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng “TD.NQ” trên mô hình thoái hóa khớp gối thực nghiệm” với hai mục tiêu sau đây:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau của viên nang cứng “TD.NQ” trên thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng chống viêm, chống thoái hóa khớp gối của viên nang cứng “TD.NQ” trên thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………….. 3
1.1. Đại cương về thoái hóa khớp theo Y học hiện đại …………………………. 3
1.1.1. Khái niệm về thoái hóa khớp………………………………………………… 3
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp …………………………………. 4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ………………………………………………………………… 6
1.1.4. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối ……………………………………………… 8
1.1.5. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ………………………… 9
1.2. Quan điểm thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền……………………. 11
1.2.1. Bệnh danh ………………………………………………………………………… 11
1.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh…………………………………………… 12
1.2.3. Thể lâm sàng…………………………………………………………………….. 14
1.3. Tổng quan về viên nang cứng “TD.NQ”…………………………………….. 17
1.3.1. Nguồn gốc………………………………………………………………………… 17
1.3.2. Thành phần ………………………………………………………………………. 18
1.3.3. Tác dụng ………………………………………………………………………….. 19
1.3.4. Phân tích bài thuốc theo tác dụng dược lý Y học hiện đại………. 20
1.4. Mô hình thoái hóa khớp thực nghiệm ………………………………………… 21
1.4.1. Mô hình sử dụng phẫu thuật gây thoái hóa khớp…………………… 21
1.4.2. Mô hình sử dụng hóa chất tiêm vào khớp gối ……………………….. 211.5. Một số nghiên cứu …………………………………………………………………… 22
1.5.1. Trên thế giới …………………………………………………………………….. 22
1.5.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………….. 23
Chƣơng 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………………. 25
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………… 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………. 27
2.3. Hóa chất, thuốc, máy móc và thiết bị phục vụ nghiên cứu ……………. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………….. 28
2.5 Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………………… 28
2.6. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………. 31
2.7. Xử lý số liệu……………………………………………………………………………. 31
2.8. Sai số và khống chế sai số ………………………………………………………… 31
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………… 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 33
3.1. Kết quả tác dụng giảm đau của viên nang cứng TD.NQ trên thực
nghiệm …………………………………………………………………………………………. 33
3.1.1. Tác dụng giảm đau của TD.NQ trên mô hình gây đau bằng máy
đo ngưỡng đau …………………………………………………………………….. 33
3.1.2. Lực gây đau tại khớp gối……………………………………………………. 37
3.2. Đánh giá tác dụng chống viêm, chống thoái hóa khớp gối của viên
nang cứng TD.NQ trên thực nghiệm ………………………………………………… 39
Chƣơng 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………….. 464.1. Tác dụng giảm đau của viên nang cứng TD.NQ trên thực nghiệm … 47
4.1.1. Tác dụng giảm đau của TD.NQ trên mô hình gây đau bằng máy
đo ngưỡng đau …………………………………………………………………….. 48
4.1.2. Lực gây đau tại khớp gối……………………………………………………. 53
4.2. Tác dụng tác dụng chống viêm, chống thoái hóa khớp gối của viên
nang cứng TD.NQ trên thực nghiệm ………………………………………………… 56
4.2.1. Tác dụng chống viêm của TD.NQ ……………………………………….. 56
4.2.2. Tác dụng chống thoái hóa của viên nang cứng TD.NQ………….. 63
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 68
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment