Nghiên cứu tác dụng của viên nang nhân sâm Dưỡng vinh điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư ở người cao tuổi

Nghiên cứu tác dụng của viên nang nhân sâm Dưỡng vinh điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư ở người cao tuổi

Hư lao là tên gọi chung cho một chứng bênh hư nhược mạn tính do nhiều nguyên nhân, cơ chế bênh chủ yếu là do tạng phủ và khí, huyết, âm, dương hư tổn. Do vị trí, tính chất và mức độ nặng nhẹ khác nhau của hư tổn, mà bênh có những biểu hiên khác nhau về chứng hậu và quá trình diễn biến bênh, nhưng chúng đều có đặc điểm chung là thể trạng hư nhược và kéo dài. Chứng hư lao có liên quan đến hầu hết các hê thống bênh trong y học hiên đại bao gồm các loại bênh do chức năng miễn dịch suy giảm, rối loạn chức năng nội tiết, trở ngại trong quá trình tạo huyết [10], [28], [110], [114]. Trước đây, hội chứng này có nhiều tên gọi khác nhau như: hội chứng suy giảm miễn dịch, hội chứng suy nhược hậu virus, hiên nay đã thống nhất dùng thuật ngữ HCSN để gọi tình trạng bênh lý này [60], [61].

Suy nhược là hiên tượng bênh lý gây mêt kéo dài và dai dẳng, không đáp ứng với nghỉ ngơi, mức độ mêt kéo dài không tương xứng với kết quả thăm khám lâm sàng, không tương xứng với công viêc phải làm “chưa làm đã mêt”.

Các nghiên cứu của Kroenke. K, Wood. DR, Mangelsdorf. AD và cộng sự; Wessely. S, Chalder. T, Hirsch. S và cộng sự; Patel. V, Kirkwood. BR, Weiss. H và cộng sự trên 6053 người, tại 3 quốc gia (Hoa kỳ, Anh và Ấn Độ) cho thấy, tần suất mắc HCSN là 15,6%, thay đổi tuỳ theo quốc gia (11- 24%) [69], [81], [102].

Suy nhược gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội nhưng nữ mắc nhiều hơn nam giới, nguy cơ cao ở những người trên 40 tuổi. Kroenke và cộng sự nghiên cứu trên 102 bênh nhân cho thấy thời gian mêt: < 1 năm là 28%; 1-5 năm là 31%; 5-10 năm là 20%; > 10 năm là 18% [12], [ 64], [77], [86], [95], [97].

Tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số người cao tuổi ngày càng nhiều. ở đối tượng này bên cạnh những bênh cụ thể, thực tổn hoặc tinh thần, đa số hay than phiền có biểu hiên mệt mỏi, suy nhược làm hạn chế đáng kể đến mọi hoạt động và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống lúc về già. Mặc dầu suy nhược tuổi già là một hội chứng phổ biến, nhưng trên thực tế chưa được quan tâm đúng mức, hay được gán ghép một cách giản đơn cho đó là một hiện tượng tất yếu của tuổi già. Nhằm khắc phục hội chứng trên, một số biện pháp luyện tập, cải thiện lối sống, đã đem lại một số kết quả nhất định, song việc tìm kiếm một thứ thuốc có hiệu quả nhanh hơn, bổ sung cho các phương pháp trên chưa được quan tâm đúng mức [3], [40].

HCSN không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng vì diễn biến kéo dài nên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều. YHHĐ đã thu được nhiều kết quả trong việc điều trị vái mục tiêu làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Nhưng trên thực tế lâm sàng còn hạn chế là chưa có một loại thuốc nào trên thị trường có khả năng điều chỉnh đổng thời các triệu chứng.

YHCT đã sử dụng bài thuốc NSDV và một số bài thuốc khác để điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư như: Quy tỳ thang, Bát trân thang…, đã có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mái chỉ đề cập đến sự cải thiện một số triệu chứng lâm sàng cơ bản. Do vậy, việc tìm hiểu một cách có hệ thống tác dụng của một bài thuốc YHCT điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư (HCSN) là vấn đề cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn. Để góp phần nghiên cứu tác dụng của bài thuốc NSDV trên cơ sở đánh giá khoa học về hiệu quả điều trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư ở người cao tuổi, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu:

1. Xác định tính an toàn của bài thuốc Nhân sâm dưỡng vinh trên động vật thực nghiệm;

2. Tìm hiểu tác dụng an thần, làm tăng cường sức bên thể chất và chống suy dinh dưỡng trên thực nghiệm;

3. Đánh giá hiệu quả của viên nang Nhân sâm dưỡng vinh điêu trị chứng hư lao thể tâm tỳ hư ở người cao tuổi.

MỤC LỤC

Trang

Đặt vân đề 1

Chương 1: Tổng quan 3

1.1. Nguyên nhân, cơ chế bênh sinh, các thể lâm sàng, chuyển biến, tiên

lượng và điều trị chứng hư lao theo YHCT 3

1.1.1. Nguyên nhân 3

1.1.2. Cơ chế bênh sinh 5

1.1.3. Các thể lâm sàng 9

1.1.4. Chuyển biến và tiên lượng 13

1.1.5. Điều trị 14

1.2. Hội chứng suy nhược theo YHHĐ 17

1.2.1. Định nghĩa và lịch sử 17

1.2.2. Cơ chế bênh sinh 19

1.2.3. Đặc điểm lâm sàng, phân loại và chẩn đoán HCSN 22

1.2.4. Điều trị hội chứng suy nhược theo YHHĐ 26

1.3. Bài thuốc nghiên cứu Nhân sâm dưỡng vinh 31

1.3.1. Xuất xứ của bài thuốc 34

1.3.2. Thành phần của bài thuốc 34

1.3.3. Công dụng 37

1.3.4. Chủ trị 37

1.3.5. Ý nghĩa phối ngũ 37

1.3.6. Các nghiên cứu về bài thuốc 38

Chương 2: Chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 40

2.1. Chất liêu và phương tiên nghiên cứu 40

2.1.1. Thuốc nghiên cứu 40

2.1.2. Phương tiên và trang thiết bị nghiên cứu 42

2.2. Đối tượng nghiên cứu 42

2.2.1. Nghiên cứu trên thực nghiêm 42

2.2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 43

2.3. Phương pháp nghiên cứu 45

2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiêm 45

2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 51

2.3.3. Phương pháp xử lý số liêu 59

2.3.4. Đạo đức trong nghiên cứu 59

2.3.5. Thiết kế nghiên cứu tổng quát 60

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 61

3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiêm 61

3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp 61

3.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn 61

3.1.3. Tác dụng an thần của NSDV 78

3.1.4. Ảnh hưởng của NSDV đến giấc ngủ Hexobarbital 82

3.1.5. Tác dụng lên sức bền thể chất của NSDV 83

3.1.6. Tác dụng trên mô hình suy dinh dưỡng của NSDV 86

3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 91

3.2.1. Đặc điểm của bênh nhân nghiên cứu 91

3.2.2. Kết quả điều trị 93

3.2.3. Tác dụng phụ của thuốc nghiên cứu 99

Chương 4: Bàn luận 101

4.1. Cấu trúc bài thuốc 101

4.2. Tính an toàn của thuốc NSDV 102

4.2.1. Ảnh hưởng của NSDV đến hê thống tạo máu 103

4.2.2. Ảnh hưởng của NSDV đến chức năng gan 104

4.2.3. Ảnh hưởng của NSDV đến chức năng thận 105

4.2.4. Ảnh hưởng của NSDV lên cấu trúc đại thể và vi thể của gan và

thận thỏ 106

4.3. Nghiên cứu về tác dụng dược lý thực nghiêm 107

4.3.1. Tác dụng an thần của thuốc NSDV 107

4.3.2. Tác dụng tăng sức bền thể chất 112

4.3.3. Tác dụng của NSDV trên mô hình suy dinh dưỡng 114

4.4. Đặc điểm bênh nhân nghiên cứu 116

4.4.1. Giới 116

4.4.2. Tuổi 117

4.4.3. Thời gian mắc bênh 118

4.4.4. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp trong hội chứng suy nhược 119

4.4.5. Chỉ số khối cơ thể 120

4.5. Hiệu quả điều trị của NSDV trên lâm sàng 121

4.5.1. Với các triệu chứng trên lâm sàng 121

4.5.2. Sự thay đổi các chỉ số đo lường trước và sau điều trị 129

4.5.3. Kết quả điều trị chung 131

4.5.4. Với sự thay đổi các xét nghiệm 133

4.6. Các tác dụng ngoài ý muốn của thuốc nghiên cứu 135

4.6.1. Trên lâm sàng 135

4.6.2. Trên cận lâm sàng 136

Kết luận 137

Kiến nghị 139

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment