Luận án Nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính (chứng thoát thư) bằng bài thuốc (Trục ứ – Hoạt huyết đan).Viêm tắc đông mạch chi dưới mạn tính là một hôi chứng làm tổn thương các lớp của thành động mạch gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn lòng động mạch của chi dưới. Bênh do nhiều căn nguyên gây nên, nhưng chủ yếu là do vữa xơ động mạch (Arterio Selerosis Obliterans) và viêm mạch gây huyết khối tắc nghẽn (Thrombo Angiitis Obliterans, còn gọi là bênh Buerger).
Nghiên cứu GREA ở Pháp (1967 – 1972) trên 7991 nam giới cho thấy ở độ tuổi 40 – 49 tỷ lê mắc là 0,8%. Tỷ lê này tăng theo tuổi (1,1% ở lứa tuổi 50– 59 và 3,7% ở lứa tuổi 60 – 69) [114]. Theo Wysokinski W. E. [135], tỷ lê lưu hành bênh Buerger ở miền nam Ba Lan là 8,1/100.000 dân. Bênh gây đau đớn dai dẳng, dẫn đến hoại tử chi thể, làm giảm khả năng lao động, dễ gây tàn phế” do phải cắt cụt chi. Các nghiên cứu khác cũng thấy rằng tỷ lê tử vong chung ở bênh nhân bị bênh động mạch chi dưới vào khoảng 20% sau 5 năm và 40 – 50% sau 10 năm. Tỷ lê tử vong hàng năm từ 4 – 5% [18].
Ở nước ta, cùng với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiên đại như siêu âm Doppler mạch, chụp động mạch… tỷ lê phát hiên bênh cũng nhiều hơn. Trong thời gian từ 1963- 1990, Viên Y học cổ truyền Viêt Nam đã có khoảng 1700 trường hợp bênh lý động mạch chi dưới đến điều trị [16] và ở Viên Y học cổ truyền Quân đội cũng có tới trên 500 trường hợp vào điều trị [4].
Trong y học cổ truyền, bênh viêm tắc động mạch chi dưới được mô tả trong phạm vi các chứng “Thoát thư”, “Thoát cốt thư”, “Mạch tý”, “Thập chỉ linh lạc”, trong đó bênh danh thường dùng nhất là chứng “Thoát thư” hoặc “Thoát cốt thư”. Y học cổ truyền cũng đã đề xuất nhiều phương pháp điều trị viêm tắc động mạch chi dưới bằng các thuốc uống, thuốc rửa vết loét, thuốc đắp tại chỗ nhằm nhanh liền sẹo, châm cứu… cũng như phương pháp ngoại khoa cổ truyền là cắt bỏ đốt, ngón bị hoại tử [6], [12], [143], [156].
Y học Cổ truyền Việt Nam cũng đã ứng dụng một số bài thuốc để điều trị viêm tắc động mạch chi dưới như “Cao thông u”, “Hoàn thông mạch”, “Thập bát định thống” và đã có hiệu quả nhất định [5], [12], [16]. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến sự cải thiện một số số triệu chứng lâm sàng cơ bản. Do vậy, việc tìm hiểu một cách có hệ thống tác dụng của một bài thuốc y học cổ truyền điều trị viêm tắc động mạch chi dưới là vấn đề cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn.
Cao lỏng “Trục ứ – Hoạt huyết đan” (HHĐ), là một bài thuốc y học cổ truyền được chúng tôi đề xuất, có tác dụng trục ứ hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, hành khí chỉ thống. Theo lý luận của y học cổ truyền, bài thuốc này mang tác dụng điều trị chứng “Huyết ứ” mà viêm tắc động mạch chi dưới là một biểu hiện điển hình.
Để góp phần mở rộng nghiên cứu các bài thuốc mới trên cơ sở đánh giá khoa học về hiệu quả điều trị bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm các mục đích:
1. Xác định tính an toàn của thuốc “Trục ứ — Hoạt huyết đan” (HHĐ) trên động vật thực nghiệm.
2. Tìm hiểu tác dụng giãn mạch, chống đông máu, chống viêm và giảm đau
của thuốc “Trục ứ — Hoạt huyết đan” (HHĐ) trên thực nghiệm.
3. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính của bài thuốc “Trục ứ — Hoạt huyết đan” (HHĐ) và theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn/Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đổ, biểu đổ, hình ảnh Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm lâm sàng, cơ chế bênh sinh và điều trị bênh viêm tắc 3
đông mạch chi dưới mạn tính theo Y học hiên đại.
1.1.1. Đặc điểm lâm sàng 3
1.1.2. Biến chứng 5
1.1.3. Tiến triển và tiên lượng 6
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh 7
1.1.5. Các yếu tô’nguy cơ của bệnh động mạch chi dưới 9
1.1.6. Điều trị VTĐMCD MT theo Y học hiện đại 16
1.2. Quan niêm của y học cổ truyền về bênh viêm tắc đông mạch chi dưới mạn tính 22
1.2.1. Tình hình điều trị bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính 22
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh 26
1.2.3. Các thể lâm sàng 31
1.2.4. Các phương pháp điều trị 34
1.2.5. Bài thuốc nghiên cứu: Trục ứ hoạt huyết đan (HHĐ) 38
CHƯƠNG 2. CHẤT LIỆU, Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 40
2.1. Chất liêu nghiên cứu 40
2.2. Đối tượng nghiên cứu 41
2.2.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm 41
2.2.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 41
2.3. Phương pháp nghiên cứu 42
2.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm 42
2.3.2. Nghiên cứu trên lâm sàng 46
2.3.3. Xử lý sô’liệu 57
2.3.4. Mô hình nghiên cứu 58
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 59
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiêm 59
3.1.1. Độc tính cấp 59
3.1.2. Độc tính bán trường diễn 60
3.1.3. Tác dụng của HHĐ lên huyết áp chó 67
3.1.4. Tác dụng của HHĐ lên cơ trơn thành mạch tai thỏ 68
3.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của HHĐ đến tỷ lệ prothrombin 69
3.1.6. Nghiên cứu tác dụng chống viêm của HHĐ 69
3.1.7. Tác dụng giảm đau của HHĐ 71
3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 73
3.2.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 73
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm tắc động 78 mạch chi dưới mạn tính
3.2.3. Kết quả điều trị viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính của thuốc HHĐ 89
3.2.4. Biến đổi một số chức năng của cơ thể sau 2 tháng điều trị 95 bằng thuốc HHĐ
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 100
4.1. Cấu trúc bài thuốc 100
4.2. Tính an toàn của thuốc HHĐ 102
4.3. Đặc điểm lâm sàng và cân lâm sàng của bênh viêm tắc đông mạch 103 chi dưới mạn tính
4.3.1. Một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân viêm tắc động mạch chi 104 dưới mạn tính
4.3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính 108
4.3.3. Đặc điểm siêu âm Doppler, chụp động mạch của bệnh viêm 112 tắc động mạch chi dưới mạn tính
4.3.4. Đặc điểm miễn dịch bệnh viêm tắc động mạch chi dưới mạn tính 113
4.4. Môt số tác dụng dược lý của thuốc HHĐ 115
4.4.1. Tác dụng giãn mạch của thuốc HHĐ 115
4.4.2. Tác dụng chống viêm của thuốc HHĐ 116
4.4.3. Tác dụng giảm đau của thuốc HHĐ 117
4.4.4. Ảnh hưởng của thuốc HHĐ đến các chỉ số đông máu 118
4.5. Hiệu quả điều trị viêm tắc đông mạch chi dưới mạn tính của thuốc HHĐ 119
4.5.1. Hiệu quả điều trị 119
4.5.2. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị 120
4.5.3. Hiệu quả điều trị theo thể bệnh của y học cổ truyền 121
KẾT LUẬN 129
KIẾN NGHỊ 131
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG Bố có LIÊN QUAN ĐEN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC