Nghiên cứu tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của cao đặc KNC trên động vật thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của cao đặc KNC trên động vật thực nghiệm

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của cao đặc KNC trên động vật thực nghiệm.Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tổn thương của toàn bộ các thành phần của một khớp như sụn, xương dưới sụn, dây chằng, màng hoạt dịch, cơ cạnh khớp, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu [16]. Đây là một bệnh khớp rất thường gặp ở người cao tuổi và ở mọi quốc gia trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới ước tính khoảng 25% người già trên 65 tuổi bị đau khớp và tàn phế do mắc bệnh thoái hóa khớp gối [66]. Năm 2005, ở Mỹ có 27 triệu người tương đương với hơn 10% dân số của Mỹ mắc bệnh thoái hóa khớp và đến năm 2009, thoái hóa khớp đứng hàng thứ 4 khiến cho người bệnh phải nhập viện điều trị. Thoái hóa khớp là nguyên nhân đứng đầu trong việc phải phẫu thuật thay khớp: 905.000 trường hợp thay khớp háng và gối đã được thực hiện trong năm 2009 với chi phí rất cao 24,3 tỷ đô la Mỹ [57]. Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân gây tàn tật cho người có tuổi đứng thứ hai sau bệnh tim mạch [34]. Với tuổi thọ trung bình ngày càng cao và sự gia tăng béo phì trong dân số nói chung, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp gối ngày càng tăng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống và nền kinh tế xã hội.

Chẩn đoán thoái hóa khớp gối khá đơn giản, thường chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và chụp Xquang khớp gối thường quy là có thể chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy có sự không tương xứng giữa các triệu chứng lâm sàng và tổn thương phát hiện được trên Xquang. Hơn nữa, tổn thương trên Xquang thường phát hiện được ở giai đoạn khá muộn [45].

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật nói chung và khoa học kỹ thuật trong chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là siêu âm và cộng hưởng từ cũng đã góp phần vào chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh thoái hóa khớp gối [58]. Cho đến nay, việc điều trị bệnh rất tốn kém cho cá nhân người bệnh và cả xã hội trong khi hiệu quả điều trị nhiều khi chưa đạt được mong muốn. Các biện pháp nội khoa và ngoại khoa điều trị thoái hóa khớp gối chủ yếu nhằm điều trị triệu chứng bệnh và chưa đạt được tới đích cải thiện được chất lượng sụn khớp, thậm chí chưa thể làm ngừng quá trình thoái hóa.

Xu hướng tìm kiếm các thuốc mới, đặc biệt là các nguồn gốc thảo dược trong điều trị vì vậy đang nhận được sự quan tâm lớn do tính an toàn và cơ chế tác dụng đa dạng, đa mục tiêu. Một trong số đó phải kể đến những bài thuốc nghiệm phương được sử dụng nhiều năm tại các Bệnh viện y học cổ truyền.

“KNC” là bài thuốc kinh nghiệm của Phó giáo sư, tiến sỹ Đậu Xuân Cảnh dựa trên nền tảng cơ sở là bài “Độc hoạt tang kí sinh” gia giảm có tác dụng tốt trong điều trị các chứng đau cơ xương khớp trên lâm sàng [18], được sử dụng tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh có kết quả tốt. Thuốc đã được thử độc tính cấp và bán trường diễn chứng minh an toàn trên động vật thực nghiệm và có tác dụng trên mô hình chống viêm giảm đau in vivo. Do đó, với mong muốn tìm hiểu tác dụng chống chống thoái hóa khớp gối của thuốc dưới dạng cao đặc, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp sau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối của cao đặc KNC trên động vật thực nghiệm” với 2 mục tiêu sau:

1. Đánh giá tác dụng của cao đặc KNC lên sự thay đổi hình dáng của khớp gối, ngưỡng đau và phản ứng đau trên thực nghiệm.

2. Đánh giá tác động của cao đặc KNC trên một số chất trung gian hóa học gây viêm và mô bệnh học khớp gối trên thực nghiệm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………. 3
1.1. Tổng quan về các mô hình thoái hóa khớp …………………………………….. 3
1.1.1. Vai trò của mô hình in vitro và in vivo trong đánh giá các tổn
thương của khớp ……………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Mô hình động vật trong đánh giá các tổn thương khớp ……………… 4
1.1.3. Các mô hình thoái hóa khớp kinh điển…………………………………….. 4
1.2. Tổng quan về thoái hóa khớp gối………………………………………………… 14
1.2.1. Khái niệm…………………………………………………………………………… 14
1.2.2. Phân loại ……………………………………………………………………………. 14
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp gối ……….. 15
1.3. Tổng quan về bài thuốc KNC……………………………………………………… 16
1.3.1. Thành phần ………………………………………………………………………… 16
1.3.2. Phân tích bài thuốc………………………………………………………………. 17
1.3.3. Các nghiên cứu về KNC………………………………………………………. 20
Chƣơng 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 22
2.2. Thuốc tham chiếu ……………………………………………………………………… 23
2.3. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu…………………………………. 23
2.4. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 232.5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 24
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….. 24
2.5.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu …………………………………………………………… 24
2.5.3. Công cụ và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu ………………………. 24
2.5.4. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………… 25
2.5.5. Phương pháp tiến hành ………………………………………………………… 26
2.5.6. Phương pháp đánh giá kết quả………………………………………………. 27
2.6. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………….. 28
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 29
3.1. Kết quả về tác dụng của cao đặc KNC lên sự thay đổi hình dáng của
khớp gối, ngưỡng đau và phản ứng đau trên thực nghiệm…………………….. 29
3.2. Kết quả về tác dụng của cao đặc KNC trên một số chất trung gian hóa
học gây viêm và mô bệnh học khớp gối trên thực nghiệm ……………………. 32
3.2.1. Sự thay đổi nồng độ cytokine tiền viêm ở các lô nghiên cứu ……. 32
3.2.2. Tổn thương mô bệnh học khớp gối ……………………………………….. 36
Chƣơng 4 BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 40
4.1. Đánh giá tác dụng của cao đặc KNC lên sự thay đổi hình dáng của
khớp gối, ngưỡng đau và phản ứng đau ……………………………………………… 40
4.2. Tác dụng của cao đặc KNC trên một số chất trung gian hóa học gây
viêm và mô bệnh học khớp gối trên thực nghiệm………………………………… 42
KẾT LUẬN………………………………….………………………………53
KIẾN NGHỊ…………………………………….…………………………..55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
ảng 2.1. Thành phần cao đặc KNC……………………………………………………… 22
ảng 3.1. Sự thay đổi khả năng chịu đựng trọng lượng của chân sau chuột sau
2 tuần và 4 tuần ………………………………………………………………………………….. 29
ảng 3.3. Sự thay đổi nồng độ PGE2 trong huyết thanh chuột…………………. 32
ảng 3.4. Sự thay đổi nồng độ TNF-α trong huyết thanh chuột………………… 33
ảng 3.5. Sự thay đổi nồng độ IL-1β trong huyết thanh chuột …………………. 34
ảng 3.6. Sự thay đổi nồng độ IL-6 trong huyết thanh chuột …………………… 35
ảng 3.7. Điểm đánh giá tổn thương mô bệnh học sụn xương khớp …………. 37
ảng 3.8. Điểm đánh giá tình trạng viêm khoang mỡ Hoffa…………………….. 3

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Thay đổi mô bệnh học của sụn khớp trong mô hình gây thoái hóa
khớp gối bằng iodoacetate 1mg …………………………………………………………….. 5
Hình 1.2. Thay đổi mô bệnh học của sụn khớp trong mô hình gây thoái hóa
khớp gối bằng iodoacetate 0,2mg ………………………………………………………….. 6
Hình 1.3. Tổn thương khớp sau cắt sụn khớp và dây chằng……………………….. 7
Hình 1.4. Hình ảnh mô bệnh học của tổn thương khớp trong mô hình nhuộm
Toluidine blue ……………………………………………………………………………………… 7
Hình 1.5. Phẫu thuật cắt ngắn dây chằng…………………………………………………. 9
Hình 1.6. Hình ảnh tổn thương trên Xquang và cắt lớp vi tính ………………….. 9
Hình 1.7. Hình ảnh xương bánh chè sau gây mô hình……………………………… 10
Hình 1.8. Đặc điểm mô học xương bánh chè sau phẫu thuật (nhuộm HE) …. 11
Hình 1.9. Đặc điểm mô học xương bánh chè sau phẫu thuật và chịu trọng tải
tại khớp (nhuộm Safranin O) ……………………………………………………………….. 13
Hình 2.1. Minh họa vị trí tiêm khớp gối ………………………………………………… 26
Hình 3.1. Hình ảnh mô bệnh học khớp gối ở các lô chuột nghiên cứu ………. 3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment