Nghiên cứu tác dụng điều trị ung thư gan của viên nang CTHEPAB trên động vật thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tác dụng điều trị ung thư gan của viên nang CTHEPAB trên động vật thực nghiệm.Ung thư vẫn luôn là mối quan tâm trên toàn cầu. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng [1]. Ung thư gan là một trong mười loại ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ [2]. Loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất ở người lớn là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC), có nguồn gốc từ tế bào gan và chiếm 70% đến 80% các trường hợp [3][4].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan theo giới tính nam cao thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau Mông Cổ và Lào và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư tại Việt Nam [5]. Chưa có số liệu quốc gia được công bố chính thức về xuất độ HCC, tuy nhiên một nghiên cứu ghi nhận số liệu tại miền Trung và miền Nam Việt Nam trong thời gian 2010 đến 2016 có là 24091 trường hợp bị ung thư HCC, trong đó 62,3% có nhiễm virus viêm gan B (HBV) mạn và 26% có nhiễm virus viêm gan C (HCV) mạn. Việt Nam là nước có xuất độ nhiễm HBV cao, ước tính có khoảng 12,3% nam giới và 8,8% nữ giới có nhiễm HBV mạn. Tuy việc chủng ngừa HBV cho trẻ em tại Việt Nam đã làm giảm phần nào xuất độ viêm gan virus B mạn, nhưng vẫn đang có tình trạng bùng phát ung thư biểu mô tế bào gan liên quan đến nhiễm HBV tại Việt Nam [6]
Những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần những người không nhiễm bởi vì virus tấn công trực tiếp và lặp lại gây xơ gan và dẫn đến ung thư. Nồng độ HBV DNA trong huyết thanh cao hơn có tương quan với tỷ lệ mắc HCC ở bệnh nhân trong tương lai [7].
Phan Thị Phi Phi và CS khám 1.251 BN bị bệnh gan đã phát hiện 193 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (15,4%), sàng lọc 4.677 người trong quần thể phát hiện 2 bệnh nhân bị HCC [8].
2
Ngoài ra, tỷ lệ tái phát của ung thư biểu mô tế bào gan cao ở những bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt gan, dẫn đến tỷ lệ chữa khỏi thấp và thời gian sống lâu dài thấp [2][9].
Một trong những thành tựu về nghiên cứu ung thư từ cuối thế kỷ 20 là các nhà khoa học đa tạo ra được những con chuột mang ung thư người [10], [11]. Đứng trước thách thức về mức độ ác tính, kháng điều trị của ung thư gan, ngày nay người ta đang phát triển các liệu pháp và dược chất mới điều trị, đặc biệt là hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật, do đó cần phải có mô hình bệnh lý để áp dụng cho thử nghiệm tiền lâm sàng. Tế bào ung thư người được dung nạp và chuột sẽ mang khối ung thư người. Trên mô hình chuột mang ung thư người này, người ta đánh giá sự hình thành, phát triển khối u và áp dụng để phát hiện, điều trị cho bệnh nhân ung thư [12][13].
Viên nang CTHepaB bào chế từ bài thuốc CTHepaB, bài thuốc kinh nghiệm của Đậu Xuân Cảnh, với thành phần là những vị thuốc đã có hiệu quả nhất định trên lâm sàng [14][15][16][17][18], được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, ức chế sự nhân lên của HBV, ức chế sự phát triển của xơ gan, ung thư gan v…v, tạo tiền đề cho việc phát triển sản phẩm có nguồn gốc thảo dược phòng và điều trị ung thư gan.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều trị ung thư gan của viên nang CTHEPAB trên động vật thực nghiệm” với mục tiêu:
1. Triển khai mô hình gây khối ung thư tế bào gan nhiễm virus viêm gan B trên chuột Nude.
2. Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang CTHEPAB trên chuột mang khối u
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………3
1.1. Tổng quan bệnh học ung thƣ gan ……………………………………………………………3
1.1.1. Khái niệm ung thư gan…………………………………………………………………………..3
1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi ………………………………………………………..3
1.1.5. Ung thư gan theo YHCT ………………………………………………………………………..9
1.2. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu và chế phẩm nghiên cứu…………………11
1.2.1. Thành phần bài thuốc CTHepaB……………………………………………………………11
1.2.2. Cơ sở xây dựng bài thuốc CTHepaB ……………………………………………………..12
1.2.3. Tổng quan về viên nang cứng CTHepaB………………………………………………..13
1.3. Tình hình nghiên cứu về các vị thuốc trong bài thuốc CTHepaB……………16
1.3.1. Cà gai leo (Solanum hainanense Hance Solanaceae)……………………………….16
1.3.2. Cổ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia)…………………………………………………….17
1.2.3. Chi tử (Gardeniae jasminoidis) ……………………………………………………………18
1.2.4. Đại Hoàng (rhubarb)……………………………………………………………………………19
1.2.5. Đinh lăng (Polyscias fruticosa) ……………………………………………………………..19
1.3.6. Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris)………………………………………………20
1.3.7. Linh chi (Ganoderma lucidum)……………………………………………………………..21
1.3.8. Hà thủ ô (Fallopia multiflora) ………………………………………………………………23
1.4. Nghiên cứu ung thƣ và ung thƣ gan trên thực nghiệm …………………………..25
1.4.1. Nghiên cứu ung thư trên thực nghiệm …………………………………………………..25
1.4.2. Nghiên cứu ung thư gan trên thực nghiệm………………………………………………26
1.5. Giới thiệu về các phƣơng pháp nghiên cứu thử nghiệm mô hình gây ung
thƣ tế bào gan nhiễm virus viêm ganB trên chuột Nude……………………………….29
CHƢƠNG 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………………………..30
2.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………………………….30
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu…………………………………………………………………………..302.1.2. Thuốc tham chiếu………………………………………………………………………………..31
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………………………………………32
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………….33
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………………………………33
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………..33
2.4.2. Các bước nghiên cứu……………………………………………………………………………33
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………34
2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu ……………………………………………………..37
2.5.1. Đánh giá hiệu quả của việc triển khai mô hình gây khối ung thư TB gan
nhiễm virus viêm gan B trên chuột Nude ………………………………………………………..37
2.5.2. Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang CTHepaB trên một số chỉ số xét
nghiệm cận lâm sàng trên mô hình chuột Nude đã gây khối ung thư tế bào gan
người nhiễm virus viêm gan B……………………………………………………………………….39
2.6. Sai số và biện pháp khống chế sai số ……………………………………………………..39
2.7. Phân tích và xử lý số liệu ………………………………………………………………………39
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………….39
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..41
3.1. Triển khai mô hình gây khối ung thƣ tế bào gan nhiễm virus viêm gan B
trên chuột Nude………………………………………………………………………………………….41
3.1.1. Kết quả nuôi cấy, tăng sinh tế bào ung thư gan. ………………………………………41
3.1.2. Kết quả cấy ghép tế bào ung thư gan nhiễm virus viêm gan B ………………….43
3.1.3. Đánh giá sự phát triển của khối u và thời gian sống của chuột mang khối u: 45
3.2. Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang CTHEPAB trên chuột mang khối u..49
3.2.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của CTHepaB lên tế bào NK trong lách chuột
mang khối u…………………………………………………………………………………………………49
3.2.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của CTHepaB lên tế bào Macrophage trong lách
chuột mang khối u:……………………………………………………………………………………….50
3.2.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của CTHepaB lên tế bào tua (DC) trong lách
chuột gây ung thư tế bào gan nhiễm virus viêm gan B………………………………………513.2.4. Kết quả định lượng HBV-DNA của tế bào khối u trên chuột nude sau thời
gian điều trị …………………………………………………………………………………………………52
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN……………………………………………………………………………54
4.1. Nghiên cứu triển khai mô hình gây khối ung thƣ gan ngƣời nhiễm virus
viêm gan B trên chuột nude ………………………………………………………………………..54
4.1.2. Kết quả cấy ghép tế bào ung thư gan nhiễm virus viêm gan B ………………….55
4.1.3. Đánh giá sự phát triển của khối u trên chuột nude và tỷ lệ sống, thời gian sống
của chuột mang khối u ………………………………………………………………………………….56
4.2. Kết quả đánh giá tác dụng điều trị của viên nang CTHEPAB trên chuột
mang khối u: ………………………………………………………………………………………………60
4.2.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của CTHepaB lên tế bào NK trong lách chuột
mang khối u…………………………………………………………………………………………………60
4.2.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của CTHepaB lên tế bào Macrophage trong lách
chuột mang khối u………………………………………………………………………………………..61
4.2.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của CTHepaB lên tế bào tua trong lách chuột
mang khối u…………………………………………………………………………………………………62
4.2.4. Kết quả định lượng HBV-DNA của tế bào khối u trên chuột nude sau thời
gian điều trị …………………………………………………………………………………………………63
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………..65
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….67DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ chuột hình thành khối ung thư gan trên đùi chuột theo thời gian
Bảng 3.2. Kích thước khối ung thư gan trên đùi chuột
Bảng 3.3. Kích thước khối u của các lô chuột nghiên cứu trong 21 ngày đầu sau khi
uống thuốc (mm3)
Bảng 3.4. Kích thước khối u của các lô chuột nghiên cứu từ ngày 21 đến ngày 63
sau khi uống thuốc (mm3)
Bảng 3.5. Số chuột sống sót ở các lô chứng, lô tham chiếu và lô trị.
Bảng 3.6. Thời gian sống trung bình của các lô chuột tính đến thời điểm kết thúc thí
nghiệm giữa lô chứng, lô tham chiếu và lô trị
Bảng 3.7. Số lượng tế bào NK trong lách chuột mang khối u giữa lô chứng, lô tham
chiếu và lô trị
Bảng 3.8. Tỷ lệ tế bào Macrophage trong lách chuột mang khối u giữa lô chứng, lô
tham chiếu và lô trị
Bảng 3.9. Tỷ lệ tế bào tua (DC) trong lách chuột mang khối u giữa lô chứng, lô
tham chiếu và lô trị
Bảng 3.10. Định lượng HBV-DNA trong tế bào khối u trên chuột giữa lô chứng, lô
tham chiếu và lô tr
Nguồn: https://luanvanyhoc.com