Nghiên cứu tác dụng điều trị xơ gan của viên nang CTHepaB trên động vật thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tác dụng điều trị xơ gan của viên nang CTHepaB trên động vật thực nghiệm.Bệnh gan mạn tính bao gồm một số các bệnh cảnh lâm sàng có bệnh nguyên khác nhau, trong đó, nguyên nhân do virus viêm gan B, virus viêm gan C và viêm gan do rượu đóng vai trò quan trọng. Viêm gan B và C mạn tính là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư gan, xơ gan và có thể gây tử vong [67]. Với hơn 1 triệu ca tử vong, xơ gan được xếp vào nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 11 trên thế giới [66].
Hiện nay, các nhà lâm sàng xem xét xơ hóa gan với cái nhìn mới. Trước đây, xơ hóa gan được cho là một quá trình không thể đảo ngược do các tế bào chủ mô gan bình thường được thay thế bởi các tổ chức mô giàu collagen. Trong hai thập niên qua, nhờ những tiến bộ trong hiểu biết về xơ hóa gan mức độ phân tử cho phép mở ra hướng điều trị kháng xơ hóa [29][65], tiến trình xơ hóa gan có khả năng ngừng hoặc hồi phục nếu được điều trị thích hợp [22]. Mặc dù vậy hiện tại vẫn chưa có thuốc nào được phê duyệt cho mục đích dự phòng và điều trị xơ hóa tiến triển [35]. Từ đó đặt ra vấn đề cấp thiết trong việc tìm kiếm và nghiên cứu nghiêm túc các loại thuốc có khả năng chống xơ hóa, phục hồi mô tổn thương.
Trong bối cảnh đó, nhiều mô hình gây xơ hóa gan trên động vật đã được xây dựng. Có nhiều mô hình đã được đề xuất và gây xơ hóa bằng carbon tetraclorid (CCl4) trên chuột thí nghiệm là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất [32]. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt giữa các nghiên cứu liên quan đến đường dùng, thời gian dùng và chế độ liều của tác nhân gây xơ hóa, cũng như các chủng động vật thí nghiệm. Thời gian gây xơ có thể đến hơn 12 tuần [34][26]. Để tạo ra một mô hình có gan xơ gan lại đảm bảo chuột an toàn, dựa theo mô hình mà tác giả Li C và cộng sự [26] đã mô tả phương pháp gây xơ bằng cả hóa chất, rượu và chế độ ăn, chúng tôi triển khai mô hình tương tự với chế độ ăn có thêm ion sắt và dầu mỡ chiên rán nhiều lần. Việc triển khai thành công mô hình xơ gan trên thực nghiệm sẽ tạo tiền đề thuận lợi để đánh giá một cách chính xác tác dụng của dược phẩm trong xơ hóa gan.
Viên nang cứng CTHepaB được xây dựng từ bài thuốc kinh nghiệm của Phó Giáo Sư Đậu Xuân Cảnh, đã có hiệu quả nhất định trên lâm sàng, gồm tám vị thuốc: cà gai leo, cỏ sữa lá nhỏ, đông trùng hạ thảo, hà thủ ô đỏ, linh chi, đại hoàng, chi tử, rễ đinh lăng . Một số vị thuốc trong bài đã được khoa học chứng minh tốt cho xơ gan, đặc biệt cà gai leo. Các hoạt chất như glycoalkaloid trong cà gai leo được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn xơ gan tiến triển, từ đó giúp người bệnh viêm gan B chặn đứng nguy cơ biến chứng sang xơ gan [12][16]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào về tác dụng của CTHepaB trên gan bị xơ hóa. Vì vậy kết hợp với mô hình gây xơ gan cho chuột ở trên và việc đánh giá tác dụng chống xơ hóa của viên nang cứng CTHepaB, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng điều trị xơ gan của viên nang CTHepaB trên động vật thực nghiệm” với mục tiêu:
1. Nghiên cứu triển khai mô hình gây xơ gan trên chuột cống trắng.
2. Đánh giá tác dụng điều trị xơ gan của viên nang cứng CTHepaB trên mô hình động vật thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………..1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………………………3
1.1. Tổng quan bệnh học xơ gan……………………………………………………………………3
1.1.1. Định nghĩa ……………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Dịch tễ học……………………………………………………………………………………..3
1.1.3. Bệnh nguyên………………………………………………………………………………….4
1.1.4. Sinh lý bệnh của xơ hóa gan và xơ gan………………………………………………5
1.1.5. Mô bệnh xơ gan sau hoại tử ……………………………………………………………..7
1.1.6. Lâm sàng ……………………………………………………………………………………….9
1.1.7. Cận lâm sàng ………………………………………………………………………………….9
1.1.8. Chẩn đoán xác định …………………………………………………………………………9
1.1.9. Điều trị…………………………………………………………………………………………10
1.1.10. Theo y học cổ truyền……………………………………………………………………11
1.2. Các mô hình gây xơ gan trên động vật thí nghiệm…………………………………..13
1.2.1. Gây xơ gan bằng các tác nhân hóa học …………………………………………….13
1.2.2. Gây xơ gan bằng phương pháp thắt ống dẫn mật……………………………….16
1.3. Viên nang cứng CTHepaB……………………………………………………………………17
1.3.1. Cơ sở xây dựng của chế phẩm thuốc nghiên cứu CTHepaB ………………17
1.3.2. Viên nang cứng CTHepaB ……………………………………………………………..17
1.3.3. Tác dụng các vị trong bài thuốc. ……………………………………………………..18
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xơ gan – viêm gan virus B………23
1.4.1. Nghiên cứu ngoài nước ………………………………………………………………….23
1.4.2. Nghiên cứu trong nước…………………………………………………………………..25
CHƢƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………………27
2.1. Chất liệu nghiên cứu……………………………………………………………………………27
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu…………………………………………………………………….272.1.2. Thuốc đối chứng……………………………………………………………………………28
2.1.3. Thuốc gây mô hình xơ gan trêm chuột cống trắng……………………………..28
2.1.4. Phương tiện – Hóa chất nghiên cứu khác………………………………………….29
2.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….30
2.2.1. Đối tượng……………………………………………………………………………………..30
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu …………………………………………………………………….30
2.2.3. Động vật sử dụng trong nghiên cứu …………………………………………………31
2.3. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………………31
2.4. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………………………………..31
2.5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………..31
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………….31
2.5.2. Các bước nghiên cứu……………………………………………………………………..31
2.5.3. Cách tiến hành nghiên cứu ……………………………………………………………..32
2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu……………………………………………………………………………..39
2.6.1. Triển khai mô hình gây xơ gan trên chuột cống trắng ………………………..39
2.6.2. Nghiên cứu tác dụng điều trị xơ gan của viên nang CTHepaB trên mô
hình động vật thực nghiệm ………………………………………………………………39
2.7. Xử lý số liệu……………………………………………………………………………………….39
2.8. Sai số và cách khống chế sai số…………………………………………………………….39
2.9. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………………….40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………….41
3.1. Kết quả nghiên cứu triển khai mô hình gây xơ gan trên chuột cống trắng…..41
3.1.1. Kết quả đánh giá về thể trạng chuột…………………………………………………41
3.1.2. Kết quả biến đổi enzym AST và ALT của gan chuột …………………………42
3.1.3. Kết quả thay đổi đại thể gan chuột…………………………………………………..44
3.1.4. Kết quả thay đổi vi thể gan chuột…………………………………………………….46
3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị xơ gan của viên nang CTHepaB trên mô
hình động vật thực nghiệm…………………………………………………………………….48
3.2.1. Kết quả đánh giá về thể trạng chuột…………………………………………………483.2.2. Kêt quả đánh giá về một số chỉ tiêu trong máu chuột ………………………..49
3.2.3. Kêt quả đánh giá về một số chỉ tiêu trong gan chuột . ………………………..53
3.2.4. Kêt quả đánh giá về hình ảnh đại thể và vi thể gan chuột……………………55
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….58
4.1. Nghiên cứu triển khai mô hình gây xơ gan trên chuột cống trắng. …………….58
4.2. Nghiên cứu tác dụng điều trị xơ gan của viên nang CTHepaB trên mô hình
động vật thực nghiệm ……………………………………………………………………………60
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………….69
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………..70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com