NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DỰ PHÒNG BUỒN NÔN VÀ NÔN CỦA ONDANSETRON SAU PHẪU THUẬT TUYẾN GIÁP
Nghiên cứu 80 bệnh nhân (BN) phẫu thuật tuyến giáp dưới gây tê đám rối thần kinh cổ có sửdụng hoặc không sử dụng tiêm tĩnh mạch 4 mg ondansetron ngay khi kết thúc phẫu thuật, kÕt quả:cho thấy: tỷ lệ BN buồn nôn 22,5%; nôn 30% trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật ở nhóm 1 (nhóm không sử dụng ondansetron) cao hơn so với nhóm 2 (nhóm sử dụng ondansetron) tương ứng là 2,5% và nôn 10% với p < 0,05. Mức độ buồn nôn, nôn sau phẫu thuật (BNNSPT) ở nhóm 1 tương ứng cao hơn so với nhóm 2. Các tác dụng không mong muốn ở nhóm 1 bao gồm: đau đầu đơn thuần 25%; đau đầu kèm theo chóng mặt 12,5%; 25% BN có nhịp tim nhanh và không có BN bị nhịp tim chậm; 90% BN huyết áp cao, trong khi đó tỷ lệ tương ứng ở nhóm 2 là 30%; 22,5%; 32,5%; 2,5% và 80%, khác biệt về các tác dụng không mong muốn giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Buồn nôn và nôn sau phẫu thuật không những gây khó chịu cho BN mà còn ảnh hưởng đến sự hồi ph ục của BN sau phẫu thuật.Buồn nôn và nôn gây căng vết mổ, chảy máu,nhiễm trùng, chậm liền vết m ổ, hít sặc trào ngược, rối loạn nước điện giải [7]. Phẫu thuật tuyến giáp thường được thực hiện dưới gây mê toàn thể và tỷ lệ buồn nôn và nôn sau gây mê phẫu thuật tuyến giáp còn khá cao
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất