NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA HẠT MỐC MÈO TRÊN THỰC NGHIỆM
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA HẠT MỐC MÈO TRÊN THỰC NGHIỆM
Trần Hoàng*, Nguyễn Thị Bay*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh bất thường về nội tiết. Các điều trị bằng dược thảo đang ngày một phổ biến, hơn nữa những chế phẩm từ dược thảo không hoặc ít tác dụng phụ hơn thuốc trị ĐTĐ tổng hợp. Do đó nghiên cứu đã tập trung vào đánh giá tác dụng hạ đường huyết của hạt cây Mốc mèo (Caesalpinia bonduc (L.)Roxb), một thuốc dân gian có nguồn gốc thực vật.
Phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng trọng lượng 18 – 22g được mua từ Viện Pasteur dùng để nghiên cứu. Streptozotocin (STZ) được dùng làm hóa chất gây mô hình ĐTĐ trên chuột. STZ tiêm với liều duy nhất 150 mg/kg thể trọng chuột. Cao chiết từ hạt Mốc mèo C. bonduc được dùng với 2 liều là 250 mg/kg và 500 mg/kg thể trọng chuột, cho chuột uống. Glibenclamide là thuốc đối chứng dùng điều trị ĐTĐ với liều 10 mg/kg thể trọng. Chuột được chia thành 4 lô (n = 6): Lô I dùng nước cất; Lô II dùng glibenclamide; Lô III và IV dùng cao chiết cồn từ hạt cây Mốc mèo C. bonduc với liều lần lượt là 250 mg/kg và 500 mg/kg. Nghiên cứu thực hiện trong 15 ngày, mỗi ngày cho chuột uống một lần. Đường huyết của chuột đo bằng máy Glucometter điện tử.
Kết quả: Trong các lô dùng thuốc, lượng đường trong máu đã giảm đáng kể từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 15. Tất cả các lô được điều trị đều làm giảm đường huyết có ý nghĩa so với lô chứng (p.<.0,05). Với liều cao nhất được dùng từ cao chiết cồn hạt Mốc mèo C. bonduc 500 mg/kg có tác dụng hạ đường huyết cao hơn so với liều 250 mg/kg (p.<.0,05). Không có sự khác biệt đáng kể giữa lô dùng glibenclamide với lô dùng cao chiết cồn hạt Mốc mèo C. bonduc với liều 500 mg/kg (p.>.0,05) từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7.
Kết luận: Trong nghiên cứu này cho thấy hiệu quả hạ đường huyết của cao chiết cồn hạt Mốc mèo C. Bonduc trên chuột nhắt trắng gây ĐTĐ bằng STZ. Kết quả cao chiết cồn hạt Mốc mèo C. Bonduc với liều 500 mg/kg có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng ĐTĐ tương tự với thuốc điều trị ĐTĐ glibenclamide (10 mg / kg thể trọng).
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất