Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cam thảo đất và phân đoạn của dịch chiết này ở chuột nhắt trắng gây đái tháo đường thực nghiệm
Luận văn Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cam thảo đất và phân đoạn của dịch chiết này ở chuột nhắt trắng gây đái tháo đường thực nghiệm.Đái tháo đường (ĐTĐ)được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa nh là một tình trạng tăng đường huyết mạn tính, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không được điều trị[19]. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính với sự tăng glucose máu do thiếu tuyệt đối insulin hoặc do giảm tác dụng sinh học của insulin (hoặc do cả hai nguyên nhân này)[30].
Trên thế giới, bệnh ĐTĐ ngày càng trở nên phổ biến[19]. Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau tùy theo địa dư, chủng tộc, mức sống và lối sống, lứa tuổi[5]. Tỷ lệ này tăng lên cùng với tuổi, mức sống, thành thị lớn hơn nông thôn, ở các nước công nghiệp phát triển cao hơn các nước chậm phát triển[19]. Ở châu Âu tỷ lệ mắc bệnh khoảng 3%; ở Mỹ năm 1991 là 6,6%. Ở châu Á, bệnh ĐTĐ cũng chiếm tỷ lệ cao: ở Thái lan 3,58%, Philippin 4,27%, Hồng Kông 3,0%[56]. Theo tài liệu của Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế (International Diabetes Institute), số bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trên thế giới khoảng 98,9 triệu người năm 1994; 157,3 triệu người năm 2000 và dự báo khoảng 215,6 triệu người năm 2010[23]. Ước tính ở Mỹ, chi phí cho điều trị chăm sóc bệnh ĐTĐ mất trên 100 tỷ USD mỗi năm[43]. Chính vì vậy mà ĐTĐ trở thành gánh nặng về kinh tế đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Tại Việt nam, ĐTĐ là một bệnh thường gặp, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết[23]. Kết quả của một điều tra tại Hà nội năm 1991 công bố tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người từ 15 tuổi trở lên là 1,1% (ở nội thành là 1,44 và ở ngoại thành là 0,63)[20]. Năm 1994, Mai Thế Trạch và các cộng sự điều tra trên 5416 người ở thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc bệnh ở người tuổi từ 15 trở lên là 2,52% (người Kinh là 2,49%, người Hoa là 2,88%)[38].Năm 1996, Trần Hữu Dàng đã điều tra 4980 người từ tuổi 15 trở lên ở Huế thì thấy tỷ lệ mắc bệnh là 0,96% (nội thành là 1,05%, ngoại thành là 0,6%)[12]. Viện Nội tiết Trung ương tiến hành điều tra ở 4 thành phố lớn: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh ở lứa tuổi 30 đến 64 cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại nội thành là 4,9%[3]. Chính vì vậy ĐTĐ là một trong những căn bệnh được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm về nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhằm mục đích phòng, điều trị bệnh một cách có hiệu quả nhất.
Bệnh ĐTĐ đòi hỏi phải được điều trị kéo dài suốt cuộc đời người bệnh gây tốn kém cho bệnh nhân và là gánh nặng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, việc tìm ra một loại thuốc mới, sẵn có, rẻ song hiệu quả điều trị cao là một việc làm cấp thiết và là xu hướng chung của thế giới. Hiện nay, các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ tăng nhanh cả về số lượng và chủng loại để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh. Ngoài các thuốc có nguồn gốc Tây y nh: insulin, biguanid, thiazolidindion …, các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược cũng ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới về ĐTĐ đã khuyến nghị nên phát triển và sản xuất các thuốc điều trị ĐTĐ có nguồn gốc thảo dược, vì đây là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, giá thành rẻ và dễ dàng chấp nhận cho cộng đồng đặc biệt là đối với các nước đang phát triển[58]. Theo khuynh hướng này, nghiên cứu thuốc điều trị ĐTĐ có nguồn gốc thảo dược là xu hướng phát triển hiện nay của nhiều nước trên thế giới nh Trung quốc, Ên độ, Hoa kỳ và kể cả Việt nam.
Trong những năm gần đây ở Việt nam đã có một số công trình khoa học công bố kết quả nghiên cứu thăm dò về tác dụng hạ glucose máu của một số thảo dược như : Thổ phục linh[25,40,41], Sinh địa và Tri mẫu[13], Cỏ mực[18] … và đi đến kết luận là những thảo dược này có tác dụng làm hạ glucose máu trên một số động vật thực nghiệm.
Ở nước ta, cây cam thảo đất (Scoparia dulcils L) được sử dụng trong Y học Cổ truyền nh một loại thuốc nam dùng để chữa sốt, say sắn độc, giải độc cơ thể…[21]. Đây là loại thảo dược mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước ta.Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cam thảo đất và phân đoạn của dịch chiết này ở chuột nhắt trắng gây đái tháo đường thực nghiệm” nhằm mục tiêu:
1. Chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cây cam thảo đất (Scoparia dulcil L) trên chuột nhắt trắng bình thường và trên chuột nhắt trắng được gây đái tháo đường thực nghiệm.
2. Bước đầu phân đoạn và xác định thành phần bột chiết cây cam thảo đất có tác dụng hạ glucose máu.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan 3
1.1. Bệnh đái tháo đường 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Dịch tễ học bệnh ĐTĐ 3
1.1.3. Chẩn đoán bệnh ĐTĐ 6
1.1.4. Phân loại bệnh ĐTĐ 6
1.1.5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 10
1.1.6. Các biến chứng của bệnh ĐTĐ 14
1.1.7. Các thuốc điều trị bệnh ĐTĐ . 19
1.1.8. Y học cổ truyền và bệnh ĐTĐ 24
1.2. Cam thảo đất 28
1.3. Cỏc mụ hỡnh gõy ĐTĐ trên động vật thực nghiệm 31
1.3.1. Phương pháp gây ĐTĐ trên động vật thực nghiệm mô phỏng theo ĐTĐ typ 1 31
1.3.2. Phương pháp gây ĐTĐ trên động vật thực nghiệm mô phỏng theo ĐTĐ typ 2 32
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.1.2. Động vật thực nghiệm 33
2.1.3. Các thuốc và hóa chất dùng trong nghiên cứu 33
2.1.4. Trang thiết bị 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Quy trình tách chiết cây cam thảo đất: 35
2.2.2. Mô hình nghiên cứu: 36
2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng 44
2.3. Phương pháp xử lý số liệu: 45
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 46
3.1. Kết quả thăm dò liều STZ gây ĐTĐ trên chuột nhắt trắng 46
3.2. Tác dụng HGM của dịch chiết cam thảo đất trên chuột nhắt trắng bình thường 48
3.3. Tác dụng HGM của dịch chiết cam thảo đất trên chuột nhắt trắng ĐTĐ thực nghiệm bằng STZ 49
3.4. Tác dụng HGM của các phân đoạn dịch chiết cam thảo đất trên chuột nhắt trắng bình thường 51
3.5. Phân tích sơ bộ thành phần của phân đoạn dịch chiết cây cam thảo đất có tác dụng hạ glucose máu tại phòng thí nghiệm Viện Hóa Việt nam. 54
Chương 4: Bàn luận 55
4.1. Thăm dò liều STZ gây ĐTĐ trên chuột nhắt trắng. 55
4.2. Tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cây cam thảo đất trên chuột nhắt trắng bình thường. 57
4.3. Tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cây cam thảo đất trên chuột nhắt trắng ĐTĐ thực nghiệm. 58
4.4. Tác dụng hạ glucose máu của các phân đoạn của dịch chiết cây cam thảo đất trên chuột nhắt trắng bình thường. 59
4.5. Sơ bộ xác định thành phần hóa học của phân đoạn 1 của dịch chiết cây cam thảo đất. 60
Kết luận 62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trương Quốc Bảo, Hải Ngọc (1994). “Tiêu khát”, Chữa bệnh nội khoa bằng y học cổ truyền, Tr. 121-125.
2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, Tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
3. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước, Nguyễn Minh Hùng, Cao Văn Trung, Nguyễn Quốc Việt, Lê Quang Toàn, Phạm Thị Lan, Nguyễn Thu Quỳnh, Nguyễn Thị Hồng Loan và cộng sự (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Bé Y tế, Bệnh viện nội tiết, Nhà xuất bản Y học.
4. Tạ Văn Bình (2004). Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt nam. Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2003). Đái tháo đường, Nhà xuất bản y học, Tr. 168-175.
6. Bộ môn Y học cổ truyền dân tộc, Trường Đại học y Hà Nội (1999). “Đái đường”, Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Tr. 542-543.
7. Bộ môn Y học cổ truyền dân tộc, Trường Đại học y Hà Nội (2000). Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Tr. 216, 229-230, 251, 287, 428-431.
8. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt nam, Nhà xuất bản Y học, Tr. 116-117.
9. Vũ Văn Chuyên (1971). Thực vật học, Tập II, Nhà xuất bản Y học, Tr.164.
10. Nguyễn Duy Cương và cộng sự (1999). Từ điển Bách khoa dược học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Tr. 192-193.
11. Nguyễn Huy Cường (2003). Bệnh đái tháo đường-Những quan điểm hiện đại, Nhà xuất bản Y học, Tr. 19.
12. Trần Hữu Dàng (1996). Nghiên cứu tình hình và đặc điểm bệnh đái tháo đường, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà nội.
13. Phạm Hữu Điển , Phan Văn Kiệm, Đặng Thị Lan Hương, Lưu Văn Chính, Châu Văn Minh, Đào Văn Phan và Nguyễn Khánh Hòa (2002). “Nghiên cứu khả năng hạ glucose máu của sinh địa (Rehmannia glutinosa libosch) và tri mẫu (Anemarrhena asphodeboides Bunge)”, Tạp chí Dược học, Bé Y tế, số 5, Tr. 10-12.
14. Nguyễn Thị Hương Giang (2004). Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của mangiferin chiết xuất từ tri mẫu (Anemarrhena asphodeboides Bunge) trên chuột nhắt trắng, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà nội.
15. Tô Văn Hải, Nguyễn Khánh Hòa, Vũ Mai Phương (2001). Điều tra dịch tễ về bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành trong cộng đồng ở thành phố Hà Nội. Đề tài cấp thành phố.
16. Hội đồng Dược điển Việt nam (1978). Dược liệu Việt nam, Nhà xuất bản Y học, Tr. 154-158, 227-331, 290-291, 395-396.
17. Phùng Thanh Hương, Nguyễn Xuân Thắng (2002). “Tác dụng hạn chế tăng glucose huyết của thân mướp đắng trên một số mô hình gây tăng glucose thực nghiệm”, Tạp chí Dược học, Bé Y tế, số 1, Tr 22-25.
18. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Diễm Hồng (2002). Thăm dò tác dụng của cây cỏ mực (Eclipta alba hassk-Assteraceae) trên đường huyết, Tạp chí Dược học, Bé Y tế, số 3, Tr. 83-86.
19. Lê Huy Liệu (2003), “Đái tháo đường”. Bách khoa thư bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Tr.146-149.
20. Lê Huy Liệu, Phan Sỹ Quốc (1991). “Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Hà nội”, Nội khoa, chuyên đề nội tiết, Tổng hội Y dược học Việt nam, Tr. 32-36.
21. Đỗ Tất Lợi (2001). Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Tr 252-253, 307-309, 498-499, 721-723, 734-735, 820-821, 838-841, 887-889.
22. Nguyễn Nghiêm Luật (1997). “Giá trị microalbumin trong chẩn đoán lâm sàng”. Tạp chí nghiên cứu y học, 4(4), 43-47.
23. Hoàng Bích Ngọc (2001). Hóa sinh bệnh đái tháo đường. Nhà xuất bản Y học, Tr.43-51, 66-92.
24. Đoàn Thị Nhu, Lê Minh Phương (1993). “Một số kết quả nghiên cứu tác dụng của mướp đắng và bạch truật trên đái tháo đường thực nghiệm”, Tạp chí dược học, Bé Y tế, số 2, Tr. 12-14.
25. Đào Văn Phan, Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Duy Thuần (2002). “Bước đầu tìm hiểu cơ chế tác dụng hạ đường huyết của thổ phục linh (Smilax Glabra Roxb)”, Tạp chí nghiên cứu Y học, Bé Y tế, số 1, Tr. 37-42.
26. Đào Văn Phan, Nguyễn Trọng Thông, Nguyễn Trần Giáng Hương (2003). Dược ly học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Tr. 516-524, 593-595.
27. Đào Văn Phan, Nguyễn Khánh Hòa, Phạm Hữu Điển (2005). Tác dụng hạ đường huyết của bạch truật, cây kỳ tử và cam thảo nam trên chuột nhắt trắng. Tạp chí nghiên cứu Y học 38 (5), 39-41.
28. Đỗ Trung Quân (2001). Bệnh đái tháo đường.Nhà xuất bản Y học.
29. Đỗ Trung Quân (2006). Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Tr.9-19.
30. Thái Hồng Quang (2001). “Bệnh đái tháo đường”, Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Tr. 257-384.
31. Thái Hồng Quang (2003). Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Tr. 218-384.
32. Phạm Văn Thanh (2002). Nghiên cứu thuốc điều trị bệnh đái tháo đường từ quả cây mướp đắng (Mormordic-charantia L.), Luận án tiến sỹ Dược học, chuyên ngành Đông dược thuốc nam.
33. Trần Đức Thọ (2002). “Bệnh đái tháo đường”, Bài giảng bệnh học nội khoa, tập I, Nhà xuất bản Y học, Tr. 258-272.
34. Nguyễn Trọng Thông (2004). “Thuốc hạ glucose máu”, Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Nhà xuất bản Y học, Tr. 516-524.
35. Lê Thị Thúy (2005). Nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu của bột chiết lá dâu (Morus Alba L.) ở chuột nhắt trắng, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà nội.
36. Trần Thúy, Phạm Duy Nhạc, Hoàng Bảo Châu (2002). Bài giảng Y học cổ truyền, tập 2 (2002), Nhà xuất bản Y học, Tr. 168-170.
37. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (1999). Bệnh đái tháo đường và điều trị bệnh đái tháo đường, Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 467-545.
38. Mai Thế Trạch, Đặng Thị Bảo Toàn, Diệp Thị Thanh Bình và cộng sự (1994). “Dịch tễ học và điều tra cơ bản về bệnh tiểu đường ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học, chuyên đề nội tiết học. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 24-27.
39. Tạ Thành Văn, Nguyễn Thúy Hà (2006), “Khảo sát tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết cây cam thảo đất (Scoparia dulcis L) trên chuột nhắt trắng bình thường và chuột nhắt trắng được gây đái tháo đường bằng STZ”. Tạp chí nghiên cứu y học 44, tr. 38 – 40.
40. Nguyễn Ngọc Xuân (1999). Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của thổ phục linh (Smilax Glabra Roxb) trên chuột nhắt trắng, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
41. Nguyễn Ngọc Xuân (2004). Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của thổ phục linh (Smilax Glabra Roxb), Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Tiếng Anh
42. Al-Aci A., Greenwood R. (2001). “A brief report on somre physiological parameters of streptozotocin-diabetic rat”, Drug development and Industrial pharmacy, Pp. 465-468.
43. American Diabetes Association(1997).“Clinical pratice recommendation”, Diabetes care, 20 (suppl.1).
44. Anastasious E (1999), “Endothelium dysfunction in pre-diabetes”, Endocrinogia nutricion, 46, pp. 279-283.
45. Broskey G., Logothetopoulos J. (1969). “Streptozotocin diabetes in the mouse and guinea pig”, Diabetes, pp. 606-611.
46. Cercello A (1999). “Pathophysiology of diabetic vasculas complication: the role of oxidative stress”, Mediographia, Vol 21, No 4, pp. 309-312.
47. Christina Bolander-Gouaille (2000). Focus on homocysteine, Springer, pp. 11-16, 20,21.
48. Cossel L., Schneider., Kuttler B., Schmidt., Who Larb F., and Bochmann (1985). Low dose streptozotocin induced diabetes in mice. Experimental and Clinical endocrinology, pp. 7-26.
49. Francis S. Greenspan, David G. Gardner (2001). “Diabetes mellitus”, Basic and Clinical Endocrinology, Mc Graw-Hill, 6th edition, pp. 633-695.
50. Gibson JB et al (1964). “Pathological findings in homocysteinuria”, J Clin Pathol, 17, pp. 427-437.
51. Glen E Duncan, Sierra M Li, Xiao-Hua Zhou (2005). “Age and kidney function are the primary coreclates of fasting plasma total homocysteine levels in non-diabetic and diabetic adults. Results from the 1999-2000 NHANES”, Nutr Metab 2, pp. 13.
52. Goodman and Gilman’s (2001). Insulin oral hypoglycemic agents and the pharmacology of the endocrine pancreas. The pharmacological basic of therapeutics, Macmillan Publishing 10th edition, pp. 1679-1710.
53. Grahame-Smith D. G., Aronson J.K. (2002). “Diabetes Mellitus”, and Oxford textbook of clinical pharmacology drug therapy, Oxford university press, pp. 324-333.
54. James B.Meigs, Paul F.Jacques, Jacob Selhub, Daniel E.Singer, David M.Nathan, Nader Rifai, Ralfph B.D Agostino and Petr W.F.Wilson (2001). “Fastinh plasma homocysteine levels in the insulin resistance syndrome”, Diabetes Care, 24, pp. 1403-1410.
55. Like A., Rossini A.A. (1976). “Streptozotocin – induced pancreatic insulitis New model of diabetes mellitus”, Science 193, Pp. 415-417.
56. Nilo Cater, Abihimanyu Garg (2001), “Diabetes and dyslipidemias”, Current Review of Diabetes, Ch 13, pp.131-140.
57. Pari, L., and Venkateswanran, S. (2002). Hypoglycaemic activity of Scoparia ducis L. extract in alloxan induced hyperglycaemic. Phytotherapy Research 16, 662-664.
58. WHO expert committee (1980). Diabetes Melitus, 2nd rep. Geneva World Health Org.
59. William G., Pickup J.C (1992). Handbook of diabetes, Blackwell scientific publications.