Nghiên cứu tác dụng hạ glucose và lipid máu của dịch chiết vỏ quả Măng cụt
Luận văn Nghiên cứu tác dụng hạ glucose và lipid máu của dịch chiết vỏ quả Măng cụt (Garcinia mangostana L.).Hiện nay, tình trạng béo phì và thừa cân đang tăng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà cả các quốc gia đang phát triển. Đây là mối đe dọa tiềm ẩn của các bệnh rối loạn trao đổi chất và tim mạch trong tương lai. Theo tổ chức quốc tế theo dõi bệnh béo phì (International Obesity Tast Force – IOTF) nghiên cứu, hiện nay trên thế giới có khoảng 1,7 tỷ người thừa cân và mắc bệnh béo phì. Các kết quả điều tra được tiến hành gần đây cho thấy, Mỹ là nước có số dân béo phì nhiều nhất trên thế giới với khoảng 60 triệu người. Theo thống kê của Liên Đoàn Đái tháo đường quốc tế (1991), tỉ lệ người bị thừa cân và béo phì ở một số nước Châu Á như sau: Thái Lan 3,58%, Philipin 4,27%, Malaysia 3,01%, Đài Loan 1,60%, Hồng Kông 3,00%. Theo điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng cho thấy tình trạng thừa cân (2007), béo phì ở người Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, trong đó tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành từ 25 – 64 tuổi lên tới 16,8%. Bệnh béo phì cũng là một trong các nguyên nhân gây ra các biến chứng về tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu, đột quỵ,…[3, 9]
Chi phí điều trị bênh béo phì và các bệnh biến chứng bằng thuốc tân dược rất tốn kém. Hơn nữa, các loại thuốc này hiện nay trên thị trường thường gây ra nhiều phản ứng phụ có thể gây nguy hại cho sức khỏe và giá thành rất đắt. Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng các hợp chất tự nhiên từ cây cỏ để chữa bệnh béo phì và đái tháo đường, các loại thuốc, dược liệu từ cây cỏ thường ít gây ra tác dụng phụ, đồng thời tác dụng của thuốc có hiệu quả trong thời gian kéo dài[42].
Việt nam là đất nước có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loài chứa các hợp chất sinh học có hoạt tính sinh học cao có tác dụng chữa bệnh. Trong kinh nghiệm dân gian Việt Nam đã biết sử dụng cỏ cây, nguồn thảo dược tự nhiên để chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, các hợp chất tự nhiên từ các cây thuốc cổ truyền dân tộc chống béo phì và một số bệnh biến chứng rối loạn trao đổi chất như đái tháo đường, tim mạch,…mặc dù rất phong phú ở nước ta nhưng chưa được khai thác và nghiên cứu đầy đủ về cơ chế hóa sinh và dược lý.
Trong số các loại dược thảo thiên nhiên thì Măng cụt là một loại cây trái có nhiều tác dụng dược lý quan trọng giúp cho người được sử dụng tăng cường hệ miễn dịch có thể chống lại bệnh tật một cách hữu hiệu như: kháng khuẩn, chống đái tháo đường, tim mạch,…Vỏ quả măng cụt là một phương thuốc trị bệnh tại các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam,…nhưng chưa có tài liệu nào trên thế giới và trong nước nghiên cứu về tác dụng chống béo phì và đái tháo đường của nó. Chính vì những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu khoa học là: “Nghiên cứu tác dụng hạ glucose và lipid máu của dịch chiết vỏ quả Măng cụt (Garcinia mangostana L.)”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
– Xác định được khả năng hạ glucose và lipid máu của các cao phân đoạn dịch chiết vỏ quả măng cụt trên mô hình chuột béo phì.
– Xác định được khả năng hạ glucose của các cao phân đoạn dịch chiết vỏ quả măng cụt trên mô hình chuột ĐTĐ typ 2.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của các cao phân đoạn dịch chiết vỏ quả măng cụt lên các chỉ số enzym gan GOT và GPT trên mô hình chuột ĐTĐ typ 2.
– Khảo sát hoạt tính của vỏ quả măng cụt trong việc ức chế enzym glucosidase.
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu 3
1.1. Các hợp phenol và polyphenol 3
1.1.1. Cấu tạo và phân loại 3
1.1.2. Một số polyphenol quan trọng trong thực vật 4
1.1.2.1. Flavonoid 4
1.1.2.2. Tamin 6
1.1.3. Ứng dụng của các hợp chất phenol và polyphenol 7
1.2. Bệnh béo phì 7
1.2.1. Khái niệm và phân loại bệnh béo phì 7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu béo phì trên thế giới và trong nước 8
1.2.3. Các yếu tố gây thừa cân và béo phì 9
1.2.4. Tác hại và những nguy cơ của bệnh béo phì 10
1.2.5. Giải pháp phòng và điều trị bệnh béo phì 10
1.2.6. Một số chỉ tiêu hóa sinh liên quan đến rối loạn và trao đổi lipid và glucid 12
1.3 Bệnh đái tháo đường 13
1.3.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường 14
1.3.2. Cơ chế sinh bệnh đái tháo đường 15
1.3.2.1. Cơ chế sinh bệnh đái tháo đường type 1 15
1.3.2.2. Cơ chế sinh bệnh đái tháo đường type 2 16
1.3.4. Các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường 17
1.4. Tình hình nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học chống béo phì và đái tháo đường 17
1.4.1. Các hợp chất thiên nhiên từ thực vật có tác dụng chống béo phì và đái tháo đường 17
1.4.2. Các cơ chế tác dụng chống béo phì và đái tháo đường của dịch chiết thực vật hoặc hợp chất tự nhiên đã được nghiên cứu 19
1.5. Ức chế enzyme alpha-glucosidase 20
1.5.1. Enzyme alpha-glucosidase 20
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu ức chế enzym -glucosidase 21
1.6. Vài nét về cây măng cụt 21
1.6.1. Đặc điểm thực vật học và phân bố hình thái 21
1.6.2. Thành phần hóa học của vở quả măng cụt 22
1.6.3. Tính năng và công dụng của vỏ quả măng cụt 22
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Mẫu thực vật 23
2.1.2. Mẫu động vật 23
2.2. Dụng cụ và hóa chất 23
2.2.1. Dụng cụ 2 3
2.2.2. Hóa chất 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Xử lý mẫu 24
2.3.2. Định tính một số hợp chất tự nhiên trong vỏ quả măng cụt 24
2.3.2.1. Định tính flavonoids 25
2.3.2.2. Định tính tannins 25
2.3.2.3. Định tính các polyphenols khác 25
2.3.2.4. Định tính glycoside 26
2.3.2.5. Định tính alkaloids 26
2.3.3. Định lượng polyphenol tổng số trong các phân đoạn dịch chiết vỏ Măng cụt 26
2.3.4. Phương pháp tạo mô hình chuột béo phì và đái tháo đường 26
2.3.4.1. Phân nhóm động vật thí nghiệm 26
2.3.4.2. Thử độc tính cấp xác định LD50 bằng đường uống 29
2.3.4.3. Pha thuốc và hóa chất thí nghiệm .30
2.3.4.4. Tiến hành thí nghiệm 30
2.3.4.5. Theo dõi thí nghiệm 30
2.3.4.6. Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm sau khi kết thúc đợt thí nghiệm 30
2.3.5. Phương pháp xác định một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột trước và sau khi điều trị bằng dịch chiết trên máy phân tích tự động OLYMPUS AU640 31
2.3.5.1. Định lượng glucose huyết theo giai đoạn thực nghiệm 31
2.3.5.2. Định lượng Triglycerid huyết thanh 31
2.3.5.3. Định lượng cholesterol toàn phần trong huyết thanh 32
2.3.5.4. Kết quả thử hoạt tính -glucosidase 32
2.3.6. Xác suất thống kê toán học xử lí số liệu 34
Chương 3. Kết quả và thảo luận 35
3.1. Quy trình tách, chiết các phân đoạn từ vỏ quả măng cụt 35
3.2. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của dịch chiết 37
3.3. Định lượng polyphenol tổng số trong các phân đoạn dịch chiết 37
3.4. Kết quả thử độc tính cấp LD50 theo đường uống 38
3.5. Kết quả tạo mô hình chuột béo phì thực nghiệm 39
3.5.1. Thể trọng chuột trung bình của các lô chuột thí nghiệm 39
3.5.2. Các chỉ số hóa sinh của các lô chuột thí nghiệm sau 28 ngày nuôi 41
3.6. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết vỏ quả măng cụt lên chuột béo phì thực nghiệm 42
3.6.1. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết vỏ quả măng cụt lên khối lượng cơ thể chuột 42
3.6.2. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết vỏ quả măng cụt lên một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột béo phì thực nghiệm 44
3.6.2.1. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết vỏ quả măng cụt lên một số chỉ số hóa sinh trong máu chuột béo phì 44
3.6.2.1.1. Nồng độ glucose (mmol/l) máu chuột béo phì 44
3.6.2.1.2. Nồng độ cholesterol (mmol/l) máu chuột béo phì 45
3.6.2.1.3. Nồng độ triglycerid (mmol/l) máu chuột béo phì 47
3.6.2.1.4. Nồng độ HDLc (mmol/l) máu chuột béo phì 49
3.6.2.1.5. Nồng độ LDLc (mmol/l) máu chuột béo phì 50
3.6.2.2. Tác dụng của các phân đoạn dịch chiết vỏ quả măng cụt lên một số chỉ số hóa sinh máu ở chuột ĐTĐ typ 2 52
3.6.2.2.1. Chỉ số glucose máu ở chuột ĐTĐ typ 2 52
3.6.2.2.2. Chỉ số GOT ở máu chuột ĐTĐ typ 2 53
3.6.2.2.3. Chỉ số GPT ở máu chuột ĐTĐ typ 2 55
3.7. Khảo sát hoạt tính của vỏ quả măng cụt trong việc ức chế enzyme Glucosidase 57
Kết luận và kiến nghị 61
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Trương Quốc Bảo, Hải Ngọc (1994), “tiêu khát”, Chữa bệnh nội khoa bằng Y học cổ truyền, tr. 211 – 215.
2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Thu, Nguyễn Tập và Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr. 1061 – 1063.
3. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng– tăng glucose máu, NXB Y học, Hà Nội.
4. Bộ môn Y học Cổ truyền dân tộc – Trường Đại học Y Hà Nội (1999), “Đái tháo đường”, Y học cổ truyền, NXB Y học, tr. 542 – 543.
5. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Quốc Khang, Đào Kim Nhung (1997), thực tập sinh hoá, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
6. Đỗ Hùng Cường, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đỗ Ngọc Liên (2009). “Tác dụng chống béo phì và rối loạn trao đổi chất của dịch chiết quả dọc (Garcinia multiflora) trên chuột béo phì thực nghiệm”. Tạp chí Y học Việt Nam. 2009/số 2. Trang 56 – 62.
7. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr. 136 – 140.
8. Trần Tử Dương (2002), Rối loạn lipid máu, bài giảng sau đại học – Cục Quân Y, tr. 117 – 132.
9. Nguyễn Công Khẩn (2007). “Thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam từ 25 – 64 tuổi”. Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010. NXB Y học Hà Nội.
10. Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đỗ Văn Phúc, Vũ Công Phong, Phùng Thanh Hương (2010). “Tác dụng dịch chiết cùi bưởi Citrus grandis (L.) Obeck đến một số enzyme trao đổi lipid-saccarit và một số chỉ số lipid, glucose máu trên chuột béo phì và đái tháo đường thực nghiệm”. Tạp chí khoa học-Journal of science.VNU. Tập 26, số 4. 2010.
11. Nguyễn Thị Thanh Ngân, Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Chử Lương Luân, Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, Trần Văn Ơn (2010). “Xác định cấu trúc của Quercetin 3-O-D-Glucopyranoside và Myricitrin tinh sạch từ phân đoạn dịch chiết lá khế (Averrhoa carambola L.) có tác dụng hạ glucose huyết trên chuột đái tháo đường thực nghiệm”. Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và công nghệ. Tập 26 (4). Trang 242 – 247.
12. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Đỗ Ngọc Liên, Lê Minh Hà (2009). “Nghiên cứu một số hợp chất từ phân đoạn dịch chiết cùi bưởi Năm roi (Citrus grandis L.) có tác dụng giảm thể trọng và mỡ máu trên chuột béo phì thực nghiệm”. Tạp chí hóa học và ứng dụng. Số 18 (102). 2009. Trang 36 – 40.
13. Trần Đức Thọ (2002), “Bệnh đái tháo đường”, Bài giảng bệnh nội khoa, tập I, NXB Y học, tr.258 – 272.
14. Nguyễn Văn Thu (2004), “Bài giảng dược liệu tập 1”, NXB Y học, tr. 240, 335, 368.
15. Đỗ Thị Tính (2001), “Góp phần nghiên cứu các rối loạn Lipid trong máu bệnh nhân béo phì trên các thông số hoá sinh”, Luận án Tiến Sỹ Y học – Hà Nội.