Nghiên cứu tác dụng hạn chế rối loạn lipid và tăng khả năng chống oxy hóa máu của FLAVON SOY trên người
Rối loạn lipid máu (RLLPM) hiện đang là một trong những vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng, không chỉ ở nhiều nước công nghiệp phát triển mà còn đối với các quốc gia đang trong thời kỳ chuyển tiếp kinh tế – xã hội [36], [47]. RLLPM do nhiều nguyên nhân, có thể do di truyền hay thứ phát do mắc một số bệnh hoặc do thói quen ăn uống sinh hoạt…[33]. Ở người trưởng thành RLLPM làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm như cao huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim ., gây hậu quả nặng nề cho người bệnh và là gánh nặng lớn với ngành Y tế [34].
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các bệnh mạn tính không lây nhiễm có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn [21]. Nghiên cứu của Phạm Thắng và cộng sự (2003) trên 1.305 đối tượng từ 60 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ RLLPM chiếm 47,5% [25]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lương Hạnh và cộng sự (2008) trên 600 đối tượng từ 25 – 74 tuổi tại nội thành Hà nội cho thấy, tỷ lệ đối tượng bị rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu là 59,8% [11]. Vì vậy, nhằm giảm gánh nặng y tế do hậu quả của RLLPM gây ra, nghiên cứu tìm các giải pháp dự phòng RLLPM là vấn đề rất cần thiết.
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong phòng và hỗ trợ điều trị giảm RLLPM, khẩu phần ăn dư thừa và không cân đối về các thành phần chất béo gây rối loạn tăng lipid máu. Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý là giải pháp góp phần đáng kể làm giảm RLLPM [15], [76]. Ở Việt nam, chúng ta có nhiều thực phẩm tiềm năng góp phần dự phòng RLLPM và chống oxy hóa như: Đậu tương, cà rốt, tỏi, nghệ, vừng đen, râu ngô,. Tuy nhiên người dân sẽ khó sử dụng những thực phẩm này thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Do đó, cùng với tiết chế chế độ ăn hợp lý, nghiên cứu chế phẩm các thực phẩm chức năng có tác dụng dự phòng và hộ trợ giảm RLLPM là một cách tiếp cận hiệu quả và khả thi [16], [24]. Đã có nhiều nghiên cứu tìm ra các thực phẩm chức năng (TPCN) có tác dụng giảm cholesterol máu như: TPCN chiết suất từ tỏi, TPCN có chứa các hoạt chất phytoestrogens, phytosterol, sesamin… Trong đó phytoestrogens được đặc biệt quan tâm do có tác dụng giảm RLLPM và cải thiện trạng thái chống oxy hóa máu của cơ thể.
Đậu tương là thực phẩm chứa nhiều isoflavon, hợp chất của phytoestrogens thực vật thuộc nhóm các flavonoid. Các nghiên cứu trên động vật và trên người đã chứng minh Đậu tương có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm chứng vữa xơ động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng cường hoạt động của các mạch máu [37], [38], [39], [52]. Ngoài hiệu quả làm giảm RLLPM, các nghiên cứu trên người đã cho thấy isoflavon có tác dụng chống oxy hoá nhờ vào khả năng ức chế qúa trình oxy hoá của LDL [56]. Cà rốt là thực phẩm chứa nhiều P-caroten, là chất chống oxy hóa có tác dụng chống gốc tự do, chống lão hóa [46]. Với giả thuyết nghiên cứu là Đậu tương kết hợp với cà rốt sẽ cho ra một loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cholesterol và cải thiện trạng thái chống oxy hóa máu của cơ thể, Viện Công nghiệp thực phẩm đã nghiên cứu sản xuất bột FLAVON SOY từ Đậu tương nảy mầm và cà rốt. Bột FLAVON SOY đã được đánh giá cảm quan tốt, đồng thời đã được đánh giá về mức độ an toàn trên chuột thực nghiệm (phụ lục).
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng hạn chế rối loạn lipid và tăng khả năng chống oxy hóa máu của FLAVON SOY trên người ”, với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng hạn chế rối loạn lipid máu của bột FLAVON SOY trên đối tượng 45 – 65 tuổi.
2. Nghiên cứu tác dụng làm tăng khả năng chống oxy hoá máu của bột FLAVONSOYtrên đối tượng 45 – 65 tuổi có rối loạn lipid máu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1- LIPID VÀ LIPOPROTEIN 3
1.1.1- Lipid trong cơ thể 3
1.1.2- Cấu trúc và phân loại các lipoprotein 3
1.1.2.1- Cấu trúc của lipoprotein 3
1.1.2.2- Phân loại lipoprotein 3
1.1.3- Chuyển hoá lipoprotein 5
1.1.4- Rối loạn chuyển hoá lipoprotein 7
1.1.4.1- Phân loại rối loạn lipid máu 7
1.1.4.2- Rối loạn chuyển hoá lipoprotein và VXĐM 8
1.1.5 – Dịch tễ học rối loạn lipid máu trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.1.6- Vai trò của chế độ ăn trong dự phòng và hỗ trợ giảm rối loạn lipid máu..10
1.2- GỐC TỰ DO VÀ HỆ THỐNG CHỐNG OXY HOÁ CỦA CƠ THỂ 12
1.2.1- Gốc tự do (free radicals) 12
1.2.2- Các dạng oxy hoạt động trong cơ thể 13
1.2.3- Quá trình peroxi hoá lipid (POL) 14
1.2.4- Hệ thống chống oxy hoá của cơ thể 15
1.2.4.1- Hệ thống chống oxy hoá có bản chất enzym 15
1.2.4.2- Hệ thống chống oxy hoá có bản chất không enzym 17
1.3- NHỮNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CÓ TÁC DỤNG HỖ TRỢ GIẢM CHOLESTEROL VÀ CHỐNG OXY HÓA MÁU 19
1.4- BỘT FLAVON SOY VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA ĐẬU TƯƠNG, CÀ RỐT 21
1.4.1- Tác dụng sinh học của Đậu tương: 21
1.4.2- Một số nghiên cứu về tác dụng của isoflavon trong Đậu tương 22
1.4.3- Tác dụng sinh học của Cà rốt (Daucus carola L.) 23
1.4.4- Một số nghiên cứu về tác dụng của ß-caroten 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25
2.1.1- Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.1.2- Đối tượng tham gia nghiên cứu 25
2.1.3 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 26
2.2- THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 27
2.2.1- Sơ đồ nghiên cứu 27
2.2.2- Quy trình nghiên cứu 27
2.2.3- Thành phần và liều lượng của bột FLAVON SOY 28
2.3- PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU .31
2.3.1- Phương pháp thu thập số liệu 31
2.3.2- Phương pháp định lượng các chỉ số hóa sinh 32
2.3.2.1- Định lượng Cholesterol toàn phần 32
2.3.2.2- Định lượng Tryglycerid 33
2.3.2.3- Định lượng HDL-C 33
2.3.2.4- Định lượng LDL-C 34
23.2.5- Định lượngMDA huyết tương 34
23.2.6- Định lượng TAS huyết tương 35
2.4- XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 35
2.5- VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 36
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ 37
3.1- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 37
3.1.1- Thông tin chung 37
3.1.2- Các chỉ số nghiên cứu của đối tượng trước can thiệp 37
3.1.3- Khẩu phần ăn của hai nhóm sau can thiệp 42
3.1.4- Sự thay đổi cân nặng của 2 nhóm sau can thiệp 43
3.2- TÁC DỤNG CỦA FLAVON SOY TRÊN NỒNG ĐỘ LIPID MÁU .44
3.2.1- Tác dụng của Flavon soy trên nồng độ Tryglycerid huyết tương 44
3.2.2- Tác dụng của FLAVON SOY trên nồng độ Cholesterol toàn phần huyết tương 46
3.2.3- Tác dụng của FLAVON SOY trên nồng độ HDL – C huyết tương 48
3.2.4- Tác dụng của FLAVON SOY trên nồng độ LDL-C huyết tương 50
3.3 – TÁC DỤNG CỦA FLAVON SOY LÊN KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA MÁU 53
3.3.1- Tác dụng của FLAVON SOY trên nồng độ TAS 53
3.3.2- Tác dụng của FLAVON SOY trên nồng độ MDA 56
3.4. TỶ LỆ ĐỐI TƯỢNG GIẢM NỒNG ĐỘ CHOLETEROL TOÀN
PHẦN VÀ TRẠNG THÁI CHỐNG OXY HÓA TOÀN PHẦN SAU KHI
BỔ SUNG FLAVON SOY 59
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 61
4.1- KHẨU PHẦN ĂN VÀ Sự THAY ĐỔI CÂN NẶNG CỦA HAI NHÓM SAU CAN THIỆP 61
4.1.1- Khẩu phần ăn 61
4.1.2- Sự thay đổi cân nặng 62
4.2- Sự THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH TRÊN NHÓM CHỨNG SAU CAN THIỆP 63
4.3- TÁC DỤNG CỦA BỘT FLAVON SOY TRÊN Sự THAY ĐỔI CÁC CHỈ SỐ LIPID HUYẾT TƯƠNG Ở NGƯỜI CÓ RỐI LOẠN LIPID MÁU 65
4.3.1- Tác dụng của FLAVON SOY lên chỉ số Cholesterol toàn phần huyết tương 65
4.3.2- Tác dụng của FLAVON SOY lên chỉ số Tryglycerid huyết tương 67
4.3.3- Tác dụng của FLAVON SOY lên chỉ số HDL-C huyết tương 69
4.3.4- Tác dụng của FLAVON SOY lên chỉ số LDL-C huyết tương 70
4.4- TÁC DỤNG CỦA FLAVON SOY TRÊN Sự THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ TAS VÀ MDA Ở NGƯỜI CÓ RỐI LOẠN LIPD MÁU 71
4.4.1- Tác dụng của FLAVON SOY lên trạng thái chống oxy hóa toàn phần huyết tương 72
4.4.2- Tác dụng của FLAVON SOY trên nồng độ MDA huyết tương 74
KẾT LUẬN 77
KHUYẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích