Nghiên cứu tác dụng kết hợp gây tê tuỷ sống bằng Bupivacain và ngoài màng cứng bằng Morphin, hoặc Dolargan, hoặc Fentanyl để mổ và giảm đau sau mổ
Ngày nay kỹ thuật gây tê tuỷ sống đơn thuần và gây tê ngoài màng cứng đơn thuần đã chiếm một vị trí quan trọng trong các kỹ thuật vô cảm để mổ và giảm đau sau mổ. Năm 2000, tại Hội nghị “Gây tê vùng quốc tế” tổ chức tại New Dehli – Ân Độ, tỷ lê áp dụng gây tê vùng ở các nước phát triển là 40 – 50%, ở các nước đang phát triển là từ 60 – 80%(45).
Kỹ thuật gây tê tuỷ sống đơn thuần bằng các thuốc tê có các ưu điểm:
– Thời gian tiềm tàng ngắn
– Vô cảm, và ức chế vận động mạnh, đủ để mổ
– Thời gian tác dụng có thể từ trung bình 60 – 120 phút (như với Lidocain) và tác dụng dài từ 200 – 400 phút (như với Bupivacain).
Tuy nhiên, nó cũng có các nhược điểm nổi bật:
– Tỷ lê gây tụt huyết áp tăng lên tuỳ theo liều lượng sử dụng, đặc biêt nguy hiểm với Bupivacain liều cao.
– Tác dụng vô cảm cho các cuộc mổ kéo quá dài không bảo đảm, trừ khi áp dụng kỹ thuật gây tê tuỷ sống liên tục bằng đặt catheter vào khoang dưới nhện. Tuy nhiên, bản thân kỹ thuật gây tê tuỷ sống liên tục lại có những nhược điểm lớn như dễ gây nhiễm khuẩn nặng, và gây độc thần kinhũ
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng đơn thuần có đặt catheter vào khoang ngoài màng cứng ít được áp dụng cho vô cảm để mổ vì có các hạn chế:
– Thời gian tiềm tàng kéo dài.
– Tác dụng vô cảm và ức chế vận động không hoàn toàn khi dùng liều lượng thuốc tê thấp, nhưng khi tăng liều lượng thuốc tê dễ gây các biến chứng trầm trọng toàn thân. Tuy nhiên, tác dụng hữu ích nhất của gây tê ngoài màng cứng liên tục là có thể sử dụng để vô cảm cho cả trong và sau cuộc mổ.
Từ những năm 1970, nhờ các phát minh về các thụ thể opioid ở hê thần kinh trung ương và ngoại vi, mà các thuốc thuộc dòng họ morphin (như Morphin, Dolargan, Fentanyl) được sử dụng phối hợp với các thuốc tê trong gây tê vùng để giảm liều lượng của từng thuốc và hạn chế tác dụng phụ của chúng, đổng thời tăng tác dụng vô cảm do tác dụng cộng hưởng của cả 2 loại thuốc.
Năm 1937 Soresi (157) đã mô tả kỹ thuật gây tê kết hợp tuỷ sống và ngoài màng cứng (TS và NMC) và áp dụng cho vô cảm để mổ và giảm đau sau mổ. Sau đó kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển, trong mọi lĩnh vực phẫu thuật như sản khoa, mổ tiết niêu, tiêu hoá, chỉnh hìnhũ
Tuy nhiên kỹ thuật gây tê hai lần kết hợp này chưa phát triển ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi tiến hành bước đầu nghiên cứu: “Nghiên cứu tác dụng kết hợp gây tê tuỷ sống bằng Bupivacain và ngoài màng cứng bằng Morphin, hoặc Dolargan, hoặc Fentanyl để mổ và giảm đau sau mổ” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của phương pháp gây tê tuỷ sống kết hợp với gây tê ngoài màng cứng.
2. So sánh tác dụng của các thuốc Morphin, Dolargan, và Fentanyl trong các cách kết hợp trên .
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích