Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của đông trùng hạ thảo banikha trên động vật thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của đông trùng hạ thảo banikha trên động vật thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch của đông trùng hạ thảo banikha trên động vật thực nghiệm
Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hồng Gấm, Trần Hiền Khánh, Nguyễn Toàn Thiện Thắng, Võ Thị Mỹ Hạnh, Phạm Thị Vân Anh, Đinh Thị Thu Hằng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng kích thích miễn dịch của Đông trùng hạ thảo Bankikha trên động vật bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid. Chuột nhắt được chia ngẫu nhiên vào 5 lô, mỗi lô 10 con: lô chứng sinh học, lô mô hình, lô chứng dương (levamisol) và Đông trùng hạ thảo Banikha liều 0,77 g/kg/ngày và  2,31 g/kg/ngày. Chuột nhắt được tiêm màng bụng cyclophosphamid liều 200 mg/kg để gây suy giảm miễn dịch. Các chỉ số đánh giá gồm có trọng lượng lách và tuyến ức tương đối, số lượng bạch cầu chung ở máu ngoại vi, phản ứng bì với kháng nguyên OA, nồng độ IL-2, TNF-α, IgM ở máu ngoại vi và giải phẫu bệnh vi thể lách và tuyến ức. Kết quả cho thấy Đông trùng hạ thảo Banikha liều 0,77 g/kg/ngày có tác dụng kích thích miễn dịch rõ rệt; trong khi đó, Đông trùng hạ thảo Banikha liều 2,31 g/kg/ngày chỉ có xu hướng kích thích miễn dịch trên chuột nhắt trắng bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid.

Miễn dịch học đang là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và có nhiều triển vọng của ngành công nghệ y sinh học. Một hướng nghiên cứu quan trọng và cấp thiết của miễn dịch là các vấn đề liên quan đến phòng ngừa và điều trị rối loạn chức năng miễn dịch: các bệnh lý suy giảm miễn dịch như viêm mạn tính, ung thư, các bệnh lý do tăng đáp ứng miễn dịch quá mức như bệnh tự miễn, bệnh hệ thống;…1Vì  vậy,  điều  biến  miễn  dịch  nhằm  khôi  phục lại sự cân bằng của hệ miễn dịch đang là mục tiêu của các thuốc và hóa chất hiện nay. Các chất điều biến miễn dịch được gọi là chất kích thích miễn dịch khi làm tăng cường hoạt động chức năng của các tế bào miễn dịch và ngược lại, nếu làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể được gọi là chất ức chế miễn dịch. 2Dựa vào nguồn gốc, các chất kích thích miễn dịch được chia thành nhiều loại như cytokin tái tổ hợp (interleukin-2, các interferon…), các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc hóa chất  (như  levamisol,  imuthiol),  nguồn  gốc  vi sinh  vật  (như  vaccin  BCG)  hay  các  chất  có nguồn gốc từ thực vật (Hạ khô thảo, Hoàng bì, Nhàu…).3 Việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc hóa học, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp đem lại hiệu quả cao trong lâm sàng phòng và điều trị bệnh cũng như trong các nghiên cứu in vitro, in vivo.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment