Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch vàchống oxy hóa của cao quả nhàu (Morinda citrifolial. Rubiaceae) trên động vật thực nghiệm

Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch vàchống oxy hóa của cao quả nhàu (Morinda citrifolial. Rubiaceae) trên động vật thực nghiệm

Miễn dịch học là một lĩnh vực ngày càng phát triển và có nhiều ứng dụng rộng rãi trong y, sinh học. Một trong các hướng nghiên cứu quan trọng của miễn dịch là tìm hiểu các yếu tố trong mạng lưới điều hoà, kiểm soát hoạt động của hê thống này. Trong quá trình hoạt động của hê thống miễn dịch, có sự tham gia của nhiều chất đóng vai trò truyền đạt thông tin giữa các tế’ bào. Các chất này có tác dụng kích thích hay kìm hãm sự trưởng thành và các hoạt động chức năng của các tế’ bào miễn dịch. Những chất được gọi là chất kích thích miễn dịch khi làm tăng cường đáp ứng miễn dịch hoặc ngược lại nếu có tác dụng gây suy giảm đáp ứng miễn dịch được gọi là chất ức chế’ miễn dịch [3] [8] [9]. Trên lâm sàng các tình trạng bênh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch, đặc biệt là suy giảm miễn dịch thứ phát rất phổ biến do nhiễm trùng cấp, mạn tính, nhiễm độc hoá chất, sau trị liệu ung thư bằng tia xạ, AIDS…. Điều trị các bệnh lý đó ngoài việc điều trị nguyên nhân cần dùng thêm biện pháp kích thích miễn dịch thích hợp. Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc rất khác nhau, quan trọng nhất phải kể đến các chất kích thích miễn dịch nội sinh (đây là các sản phẩm chế” tiết của các tế” bào miễn dịch) như: interleukin (IL)

1, 2, 3…35, interferon (IFN)… gọi chung là các cytokin [53]. Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… như BCG, bronchovaxom, lentinan…[3], [9], [29], [62], [90].

Các chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc hoá học được tổng hợp hoặc bán tổng hợp đã được sử dụng như levamisol, imuthiol. Hiệu quả mang lại do việc sử dụng các chất kích thích miễn dịch là rất khả quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại… như chi phí cho một đợt điều trị quá cao khi sử dụng các thuốc kích thích miễn dịch có nguồn gốc nội sinh, không phù hợp với điều kiện kinh tế’ của phần lớn người bệnh. Trong khi đó các thuốc có nguồn gốc hoá học lại có độc tính cao, ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, thận. Vì vậy, việc tìm kiếm và đưa vào sử dụng những chất kích thích miễn dịch có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là các dược liêu có sẵn trong nước là một vấn đề cấp thiết được đặt ra. Cây nhàu (Morinda citrifolia L. Rubiaceae), một trong những dược liệu được nhân dân sử dụng lâu đời với mục đích nâng cao sức đề kháng của cơ thể [5], [28]. Đặc biệt gần đây nhiều nhà khoa học trên thế” giới đã nghiên cứu sâu hơn về quả của cây nhàu trồng ở Hawaii và đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu khả quan về tác dụng chống ung thư, chống oxyhóa và kích thích miễn dịch [46], [75], [81], [97].[98], [99], [100], [101], [102], [116], [175], [218].

Trong các nghiên cứu trước đã chứng minh cao quả nhàu có tác dụng kích thích miễn dịch thông qua tác dụng kích thích hồi phục các chỉ số miễn dịch ở súc vật thực nghiệm bị suy giảm miễn dịch do chiếu tia gamma và tiêm cyclophosphamid [2]. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá tác dụng chống oxyhóa và đánh giá sâu hơn về tác dụng kích thích miễn dịch trên thực nghiệm của cao quả nhàu Việt Nam.

Mục tiêu của đề tài:

1. Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch in vitro và in vivo của cao quả nhàu trên chuột nhắt trắng.

2. Nghiên cứu tác dụng chống oxyhoá của cao quả nhàu trên thỏ bị chiêu xạ và trên 2 mô hình gây tổn thương gan bằng carbon tetraclorid và paracetamol ở chuột nhắt trắng. 

MỤC LỤC

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu 3

1.1. Suy giảm miễn dịch trên lâm sàng 3

1.1.1 Khái niệm suy giảm miễn dịch 3

1.1.2 Suy giảm miễn dịch mắc phải: 3

1.2. Các tác nhân gây suy giảm miễn dịch thực nghiệm: 5

1.2.1. Thuốc hoặc hóa chất: 5

1.2.2. Tác nhân phóng xạ gây suy giảm miễn dịch thực nghiệm: 11

1.2.3. Các phương pháp khác 12

1.3. Một số xét nghiệm thường được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch: 13

1.3.1. Nghiên cứu đánh giá sự giải phóng các cytokin 13

1.3.2. Nghiên cứu chất đối kháng với yếu tố hoại tử khối u 14

1.3.3. Nghiên cứu đánh giá sự tăng sinh của các tế” bào lympho với các mitogen 14

1.3.4. Nghiên cứu đánh giá sự chuyển dạng của tế’ bào lympho T 15

1.3.5. Nghiên cứu khả năng tạo quầng dung huyết trên in vitro 16

1.3.6. Đánh giá khả năng tạo hoa hồng mẫn cảmvới kháng nguyên. . 16

1.3.7. Phản ứng bì với kháng nguyên OA 16

1.3.8. Xác định số lượng các dưới nhóm của lympho bào T 16

1.3.9. Định lượng các cytokine: IL-2, TNFa, INF 17

1.3.10. Một số các phương pháp nghiên cứu khác: 17

1.4. Các thuốc kích thích miễn dịch được sử dụng trên lâm sàng 17

1.4.1. Cơ chế’ tác dụng của các chất KTMD 17

1.4.2. Tế’ bào đích của các chất KTMD 18

1.4.3. Một số chất hoặc biện pháp kích thích miễn dịch sử dụng trên lâm sàng 20

1.5. Gốc tự do và hệ thống chống oxyhóa 29

1.5.1 Gốc tự do 29

1.5.2. Nguồn gốc xuất hiên gốc tự do 29

1.5.3. Hê thống chống oxy hóa 32

1. 6. Tổng quan về cây nhàu 40

1.6.1 Đặc điểm nhân dạng: 40

1.6.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 40

1.4.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 41

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 43

2.1. Chất liêu nghiên cứu 43

2.1.1. Thuốc nghiên cứu 43

2.1.2. Dụng cụ, hoá chất nghiên cứu 44

2.2. Đối tượng nghiên cứu 45

2.3. Phương pháp nghiên cứu 45

2.3.1. Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch in vitro và in vivo của cao quả nhàu trên các tế” bào lympho của chuột nhắt trắng.45

2.3.2. Nghiên cứu tác dụng chống oxyhoá của cao quả nhàu trên thỏ bị chiếu tia xạ 54

2.2.3. Nghiên cứu tác dụng chống oxyhoá trên 2 mô hình gây tổn thương gan bằng CCl4 và paracetamol ở chuột nhắt trắng 55

2.4. Xử lý số liêu 58

Chương 3: Kết quả nghiên cứu 59

3. 1. Nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch in vitro và in vivo của cao quả nhàu trên các tế” bào lympho của chuột nhắt 59

3.1.1. Trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng CY 59

3.1.2. Trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng tia xạ: 64

3.1.3. Mô hình suy giảm miễn dịch bằng CY trên chuột nhắt và đánh giá sự chuyển dạng lympho bào, số lượng các dưới nhóm của lympho bào T trong lách và máu ngoại vi: 70

3.1.4. Trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid và tia gamma 73

3.2. Nghiên cứu tác dụng chống oxyhoá của cao quả nhàu trên thỏ bị gây suy giảm miễn dịch do chiếu tia xạ 78

3.2.1. Tác dụng của cao quả nhàu lên các chỉ số huyết học và nồng đô glucose 78

3.2.2. Tác dụng của cao quả nhàu lên hoạt đô các enzym chống oxyhoá… 83

3.2.3. Tác dụng của cao quả nhàu lên tình trạng chống oxyhoá toàn phẩn… 85

3.2.4. Tác dụng của cao quả nhàu lên MDA huyết tương 86

3.3. Nghiên cứu tác dụng chống oxyhoá trên 2 mô hình gây tổn thương gan bằng

CCl4 và paracetamol ở chuột nhắt thực nghiêm 87

3.3.1. Ảnh hưởng của CQN lên mức độ peroxy hóa lipid màng tế’ bào gan gây ra bởi CCl4 và paracetamol 89

3.3.2. Ảnh hưởng của cao quả nhàu lên hình ảnh giải phẫu vi thể 92

Chương 4: Bàn luận 96

4.1. Bàn luận về tác dụng trên miễn dịch của cao quả nhàu 96

4.1.1. Về hai mô hình gây tổn thương hê miễn dịch 96

4.1.2. Ảnh hưởng của cao quả nhàu trên mô hình suy giảm miễn dịch bằng hoá chất 98

4.1.3. Trên mô hình gây tổn thương miễn dịch bằng tia xạ: 107

4.1.4. Bàn luận về tác dụng kích thích miễn dịch thông qua sự chuyển dạng lympho bào, số lượng các dưới nhóm của lympho bào T:. 117

4.1.5. Bàn luận về số lượng TCD3 và BCD19, sự tiết cytokin IL2, TNFa trên hai mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng CY và tia xạ. 119

4.2. Bàn luận về tác dụng chống oxyhóa trên thỏ bị chiếu xạ: 121

4.3. Bàn luận về nghiên cứu chống oxyhóa trên 2 mô hình gây tổn thương gan 126

Kết luận 131

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment