Nghiên cứu tác dụng lên chức năng sinh sản và độc tính của rễ bá bệnh (Eurycoma longifolia J.) thu hái tại Việt Nam trên động vật thực nghiệm
Ở nam giới, có sự giảm rõ nồng độ testosteron theo tuổi. ước tính lượng testosteron giảm 1% mỗi năm khi bắt đầu bước vào lứa tuổi 30, và giảm rõ khi bước vào lứa tuổi 50 [47], [52], [53], [54], [76]. Giảm testosteron theo tuổi dẫn đến một loạt nguy cơ như giảm mật độ xương và loãng xương, giảm khối lượng cơ và sức mạnh của cơ, tích lũy mỡ ở ngoại vi và nội tạng, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, các tai biến tim mạch, thay đổi nhận thức, cảm xúc.. .[2], [56], [67], [77], [79].
Suy sinh dục muộn theo tuổi (Late Onset Hypogonadism) là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa gắn liền với tuổi, đặc trưng bởi các triệu chứng lâm sàng và sự suy giảm nồng độ testosteron trong huyết thanh. Suy sinh dục muộn theo tuổi có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về chất lượng cuộc sống và tác dụng bất lợi lên chức năng của nhiều hệ cơ quan khác nhau [93], [112], [115].
Sử dụng liệu pháp testosteron thay thế để đưa nồng độ testosteron máu trở về bình thường có thể cải thiện được rất nhiều triệu chứng của suy sinh dục, đặc biệt suy sinh dục muộn theo tuổi. Những lợi ích có thể kể đến là thay đổi tỷ lệ nạc/mỡ của cơ thể[5], tăng mật độ khoáng xương [32], [33], [84], [95], cải thiện sự sung mãn, cải thiện nhận thức [87], [96], cải thiện chất lượng sống [92], duy trì các đặc tính sinh dục thứ phát, cải thiện chức năng tình dục và giới tính [50], [164].
Điều trị suy sinh dục hiện nay, ngoài các testosteron có nguồn gốc sinh học hoặc tổng hợp, nhiều nhà khoa học còn hướng tới “testosteron” có nguồn gốc thực vật. Theo y học cổ truyền, có nhiều bài thuốc, vị thuốc được ứng dụng để điều trị các bệnh lý suy sinh dục nam như nhân sâm, cá ngựa, nhục dung, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích v.v… [8]. Đặc biệt gần đây, cây bá bệnh, có tên khoa học là Eurycoma longifolia J., được biết đến như một cây thuốc quý để điều trị các bệnh lý mãn dục nam [3].
Các nghiên cứu trên thế giới (chủ yếu về loài bá bệnh ở Malaysia – Tongkat All) cho thấy rễ bá bệnh có hoạt tính androgen và làm tăng cường các hoạt động tình dục [40], tăng ham muốn tình dục nội tại [36], tăng phản xạ dương vật [38] v.v. Nhiều sản phẩm từ cây này đã được đưa ra thị trường để chữa thiểu năng tình dục, rối loạn cương dương, suy sinh dục theo tuổi ở nam giới như TONGKAT ALI; TONGKAT ALI LJ 100; PASSION Rx; ALIPAS; v.v.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu về tính đa dạng sinh học và đặc điểm thực vật cho thấy: có thể tồn tại 2 thứ bá bệnh khác nhau về hình thái cơ quan sinh sản và sinh dưỡng, được đặt tên là Eurycoma longifolia J. var.lam 1 và Eurycoma longifolia J.var. lam 2 [21]. Liệu có sự khác nhau nào về tác dụng tăng cường chức năng sinh dục của các thứ bá bệnh này ở Việt Nam không? Liệu các thứ bá bệnh thu hái tại Việt Nam có tác dụng như thứ bá bệnh ở Malaysia hay không? Trong khi các câu hỏi trên chưa có lời giải đáp thì các thứ bá bệnh thu hái tại Việt Nam hiện nay đang được khai thác triệt để để làm nguyên liệu thuốc, hoặc được bán ra nước ngoài dưới dạng nguyên liệu thô, nhiều sản phẩm tăng cường chức năng sinh sản nam từ cây này lại được nhập vào Việt Nam với giá đắt hơn rất nhiều. Điều này đã gây ra sự tổn thất tương đối lớn về giá trị kinh tế cũng như ý nghĩa xã hội của cây thuốc.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu tác dụng lên chức năng sinh sản và độc tính của rễ bá bệnh (Eurycoma longifolia J.) thu hái tại Việt Nam trên động vật thực nghiệm” được tiến hành với những mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của rễ bá bệnh thu hái tại Việt Nam lên chức năng sinh sản của chuột đực thực nghiệm.
2. Xác định độc tính của rễ bá bệnh thu hái tại Việt Nam trên động vật thực nghiệm. Để đạt được 2 mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu gồm các vấn đề sau:
Mục tiêu 1:
1.1. So sánh hoạt tính androgen của các thứ bá bệnh thu hái tại Việt Nam, xác định thứ có tác dụng rõ nhất, phương pháp chiết xuất tối ưu và liều có hoạt tính.
1.2. Đánh giá tác dụng của thứ bá bệnh đã biết trên chức năng sinh sản thông qua hành vi giao cấu ở chuột cống thực nghiệm.
1.3. Đánh giá tác dụng bảo vệ của rễ bá bệnh thu hái tại Việt Nam trên chuột bị suy sinh dục.
Mục tiêu 2:
2.1. Xác định độc tính cấp LD50 của rễ bá bệnh trên chuột nhắt thực nghiệm.
2.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của rễ bá bệnh trên thỏ.
2.3. Nghiên cứu độc tính di truyền của rễ bá bệnh trên chuột thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. ANDROGEN VÀ VAI TRÒ CỦA ANDROGEN ĐỐI VỚI CHỨC
NĂNG SINH DỤC NAM 3
1.1.1. Androgen 3
1.1.2. Vai trò của androgen đối với chức năng sinh dục nam 6
1.1.3. Cơ chế tác dụng của androgen 13
1.2. BỆNH SUY SINH DỤC MUỘN Ở NAM GIỚI 15
1.1.1. Khái niệm 15
1.1.2. Nguyên nhân 15
1.1.3. Dịch tễ học 17
1.1.4. Triệu chứng và chẩn đoán 18
1.1.5. Điều trị 22
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY BÁ BỆNH (Eurycoma longifolia J.) 26
1.1.1. Vị trí phân loại 26
1.1.2. Đặc điểm thực vật 26
1.1.3. Phân bố 27
1.1.4. Bộ phận dùng làm thuốc 27
1.1.5. Thành phần hóa học 27
1.1.6. Công dụng 29
1.1.7. Tác dụng dược lý 30
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
• 7 •
CỨU 35
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
2.1.1. Nguyên liệu 35
2.1.2. Đối tượng 37
2.1.3. Thuốc và hóa chất 37
2.1.4. Phương tiện, dụng cụ 38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.2.1. Nghiên cứu tác dụng sinh học 38
2.2.2. Nghiên cứu độc tính 48
2.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 52
2.4. NƠI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 53
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 54
Sơ đồ nghiên cứu 55
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA RỄ BÁ BỆNH LÊN CHỨC NĂNG
SINH SẢN CỦA CHUỘT ĐựC THỰC NGHIỆM 56
3.1.1. So sánh hoạt tính androgen của các giống bá bệnh Việt Nam 56
3.1.2. Tác dụng trên chức năng sinh dục thông qua hành vi giao cấu 61
3.1.3. Tác dụng trên chuột bị gây suy sinh dục bằng natri valproat 65
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CỦA RỄ BÁ BỆNH 78
3.2.1. Độc tính cấp 78
3.2.2. Độc tính bán trường diễn 80
3.2.3. Độc tính di truyền 88
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 95
4.1. VỀ TÁC DỤNG CỦA RỄ BÁ BỆNH LÊN CHỨC NĂNG SINH SẢN
CỦA CHUỘT ĐỰC THỰC NGHIỆM 95
4.1.1. về hoạt tính androgen của các giống bá bệnh Việt Nam 95
4.1.2. về tác dụng trên chức năng sinh dục thông qua hành vi giao cấu ở chuột thực
nghiệm 104
4.1.3. về tác dụng của rễ bá bệnh trên chuột bị gây suy sinh dục 110
4.1.4. về khả năng ứng dụng của bá bệnh trong điều trị bệnh suy sinh dục 115
4.1.5. Vấn đề liều lượng của bá bệnh trong điều trị bệnh lý suy sinh dục nam.. 117
4.2. VỀ ĐỘC TÍNH CỦA RỄ BÁ BỆNH 118
4.2.1. về độc tính cấp 118
4.2.2. về độc tính bán trường diễn 120
4.2.3. về độc tính di truyền 123
4.2.4. Bàn luận chung về độc tính của bá bệnh 128
KẾT LUẬN 130
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 132
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích