Nghiên cứu tác dụng một số chỉ tiêu sinh học và lâm sàng của VITEXIN đối với bệnh nhân ung thư sau xạ trị

Nghiên cứu tác dụng một số chỉ tiêu sinh học và lâm sàng của VITEXIN đối với bệnh nhân ung thư sau xạ trị

Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bênh tật trong xã hội hiên đại. Theo tài liêu của tổ chức chống ung thư thế giới năm 2000 có trên 10,3 triệu người mới mắc ung thư và số người mắc ung thư năm 2010 được dự đoán là 15 triệu người [33]. Việc điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay vẫn là phối hợp giữa phẫu thuật với tia xạ hoặc phẫu thuật với tia xạ và hoá chất. Điều trị hoá chất liều cao hay đa hoá trị liệu là một xu hướng mới trong những năm gần đây. Trong quá trình điều trị bằng tia xạ hay hoá chất, bên cạnh việc tiêu diệt các tế bào ung thư, các liệu pháp này còn làm tổn thương nghiêm trọng các tế bào lành vùng lân cận và các tế bào máu ngoại vi trong đó có các tế bào miễn dịch. Trên lâm sàng, bệnh nhân sau khi điều trị tia xạ hay hoá chất thường xuất hiện những triệu chứng không mong muốn như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, mất ngủ, v.v,… làm cho bệnh nhân luôn lo lắng và khó chịu.

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu theo các hướng khác nhau nhằm tìm ra một giải pháp điều trị tích cực cho bệnh nhân tiếp theo các liệu pháp chuẩn sẩn có. Mục đích của các phương pháp này là nhanh chóng phục hổi sức khoẻ chung cho người bệnh về mặt sinh học và lâm sàng, nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân, tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể để tiếp tục chống lại bệnh tật. Có 2 xu hướng chính trong việc nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp trị liệu sau khi tia xạ hay điều trị hoá chất hiện nay:

* Các phương pháp trị liệu tích cực: có tác dụng đặc hiệu và cho kết quả nhanh. Theo hướng nghiên cứu này, người ta đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp cấy ghép tế bào tuỷ xương hoặc cấy ghép tế bào gốc máu ngoại vi cho bệnh nhân. Các phương pháp này cho kết quả khả quan trong việc phục hổi số lượng tế bào máu ngoại vi cũng như các tế bào miễn dịch. Nhược điểm chung của các phương pháp này là có nhiều biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn ghép, đặc biệt là biến chứng nhiễm trùng dễ gây tử vong cho bệnh nhân.

* Các phương pháp sinh trị liệu (Biotherapy): Các nghiên cứu theo hướng này bao gồm những nghiên cứu về tác dụng của các vitamin; tác dụng của các thuốc có nguồn gốc đông vật, thực vật, khoáng vật; tác dụng của các bài thuốc cổ truyền; tác dụng của các loại thực phẩm; tác dụng của các phương pháp luyện tập khí công dưỡng sinh, châm cứu [13], đặc biệt là các nghiên cứu về tác dụng của các loại flavonoid chiết xuất từ các loại cây cỏ trong thiên nhiên. Các thuốc này được xếp vào nhóm thuốc điều biến đáp ứng sinh học (BRM – Biological Response Modifiers). Nhược điểm chung của các loại thuốc này là tác dụng không mạnh và phải dùng kéo dài trong nhiều ngày mới có kết quả.

Các công trình nghiên cứu thuốc dùng sau xạ trị và hoá trị ở Việt Nam hiện nay tập trung theo hướng thứ hai: các thuốc sinh trị liệu (Biotherapy). Do điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam chưa cho phép nghiên cứu nhiều về các phương pháp cấy ghép, hơn nữa trong việc kết hợp với các liệu pháp chuẩn để điều trị ung thư, nhiều bài thuốc và vị thuốc y học cổ truyền đã phát huy được những tác dụng tích cực, đưa lại cho bệnh nhân những kết quả đáng khích lệ.

Trên cơ sở đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu tác dụng phục hồi môt số chỉ tiêu sinh học và lâm sàng của Vitexin (flavonoid chiết xuất từ vỏ đậu xanh – môt vị thuốc thanh nhiệt giải đôc trong y học cổ truyền) đối với bệnh nhân ung thư sau xạ trị. Để đồng nhất đối tượng nghiên cứu, trong đề tài này chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân ung thư vú giai đoạn II, III sau xạ trị. Mục tiêu của đề tài là:

1. Đánh giá tác dụng phục hồi một số chỉ tiêu sinh học của Vitexin trên bệnh nhân ung thư vú sau xạ trị.

2. Đánh giá tác dụng phục hồi một số chỉ tiêu lâm sàng theo y học cổ truyền của Vitexin trên bệnh nhân ung thư vú sau xạ trị.

ĐẶT VAN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Y học hiện đại 3
1.1.1 Tình hình mắc ung thư hiên nay 3
1.1.2. Các phương pháp điều trị ung thư hiên nay 4
1.1.3. Thuốc và các phương pháp trị liêu dùng cho bênh nhân
sau khi điều trị tia xạ trên thế giới 11
1.1.4. Flavonoid 15
1.2. Y học cổ truyền 23
1.2.1. Bênh nguyên, bênh sinh của khối u 23
1.2.2. Các thể lâm sàng của nhũ nham (ung thư vú) 30
1.2.3. Một số bài thuốc đã được sử dụng có hiệu quả trong việc
làm giảm tác dụng phụ của tia xạ 32
1.3. Nghiên cứu về vỏ đậu xanh 34
1.3.1. Công dụng của vỏ đậu xanh trong y học cổ truyền 34
1.3.2. Thành phần hoá học của vỏ đậu xanh 35
1.3.3. Các nghiên cứu về Flavonoid chiết xuất từ vỏ đậu xanh (Vitexin). 36
CHƯƠNG 2. CHAT LIỆU, ĐOI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Chất liệu nghiên cứu 38
2.2. Đối tượng nghiên cứu 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.3.2. Phương pháp chiếu xạ 41
2.3.3. Phương pháp đánh giá tác dụng phục hổi một số chỉ tiêu sinh học
của Vitexin đối với bênh nhân ung thư sau xạ trị 42
2.3.4. Phương pháp đánh giá tác dụng phục hổi mọt số chỉ tiêu
lâm sàng của Vitexin theo Y học cổ truyền 47
2.4. Xử lý các số liệu thu được S1
CHƯƠNG 3. KÊT QUả NGHIÊN cứu
3.1. Nhạn xét về đối tượng nghiên cứu S3
3.2. Tác dụng phục hồi một số chỉ tiêu sinh học của Vitexin
đối với bệnh nhân ung thư vú sau xạ trị SS
3.2.1. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi của dòng hổng cầu SS
3.2.2. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi của dòng bạch cầu 61
3.2.3. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi của dòng tiểu cầu 7S
3.2.4. Tác dụng của Vitexin đối với trạng thái cân bằng hê thống chống oxy
hoá/oxy hoá của bênh nhân 78
3.2.5. Tác dụng của Vitexin đối với đáp ứng chuyển dạng của lympho bào
(Invitro) 79
3.3. Tác dụng phục hồi một số chỉ tiêu lâm sàng của Vitexin
đối với bệnh nhân ung thư vú sau xạ trị 82
3.3.1. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi sắc mặt của bênh nhân 82
3.3.2. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi sắc môi của bênh nhân 8S
3.3.3. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi rêu lưỡi của bênh nhân 88
3.3.4. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi chất lưỡi của bênh nhân 91
3.3.5. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi ý thích của bênh nhân 94
3.3.6. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi tính chất đại tiên
của bênh nhân 97
3.3.7. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi về mạch của bênh nhân…. 100
3.3.8. Tác dụng của Vitexin đối với sự thay đổi trạng thái hàn nhiêt
của bênh nhân 103 
4.1. Viên Vitexin – chế phẩm của flavonoid chiết xuất
từ vỏ đậu xanh 106
4.2. Tác dụng phục hồi một số chỉ tiêu sinh học của Vitexin
đối với bệnh nhân ung thư vú sau điều trị tia xạ 108
4.3. Tác dụng phục hồi một số chỉ tiêu lâm sàng theo y học cổ truyền
của Vitexin đối với bệnh nhân ung thư vú sau xạ trị 121
KẾT LUẬN 130
KIẾN NGHỊ 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment