Nghiên cứu tác dụng nâng cao sức khoẻ thể lực của Spirulina ở người lao động
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng của chiết xuất tảo Spirulina trên sức cơ và khả năng lao động thể lực. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 60 công nhân, trong đó 30 người (nhóm thử nghiệm) được cho uống viên nang tảo Spirulina với hàm lượng 5mg/ngày trong 45 ngày. Kết quả thu được cho thấy: sản phẩm viên nang tảo Spirulina có tác dụng tăng cường sức cơ: lực bóp tay tăng trung bình từ 39,20 lên 42,40 kg (tăng 3,20 kg), lực kéo thân tăng trung bình từ 88,23 kg lên 100,10 kg (tăng 11,87 kg) và khả năng lao động thể lực ở nhóm uống sản phẩm có sự biến đổi rõ, tăng 170,86 Kgm/phút (từ 873,27 lên 1034,23 Kgm/phút), sự biến đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Kết luận: qua phỏng vấn cho thấy các đối tượng có cảm giác tỉnh táo, hoạt bát hơn (43,33%), ngủ ngon hơn (23,33%), ăn ngon hơn (26,67%), thể lực khỏe hơn (23,33%), khả năng lao động tăng (56,67%).
Spirulina là vi tảo đa bào dạng sợi, màu xanh lục, được con người sử dụng làm thực phẩm từ lâu. Từ những năm 70 của thế kỉ trước đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, tảo Spirulina có chứa tới 55 – 70% protein, giàu các acid béo (trong đó chủ yếu là acid g-linolenic), nhiều vitamin và khoáng vi lượng [6, 8]. Các nghiên cứu tiềm lâm sàng và lâm sàng cho thấy, tảo Spirulina có tác dụng hỗ trợ chống suy dinh dưỡng và điều trị bệnh béo phì, tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống stress và chống lão hóa [7].
Từ năm 1990, Trung tâm Sinh học Thực nghiệm đã tiến hành nghiên cứu về tảo Spirulina [4], tuy nhiên những thử nghiệm trên người lao động còn chưa được tiến hành. Để tìm hiểu tác dụng của tảo Spirulina trên các đối tượng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: đánh giá tác dụng của tảo Spirulina lên sức cơ và khả năng lao động thể lực trên người lao động.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Sản phẩm
– Viên nang tảo Spirulina có hàm lượng 250mg. Sản phẩm đã được kiểm nghiệm chất lượng các chỉ tiêu lý hoá và vi sinh vật tại viện Dinh dưỡng Quốc gia.
– Liều dùng: uống 10 viên/ lần x 2 lần/ ngày liên tục trong 45 ngày (tổng liều 5 gam/ngày), từ tháng 9- 10/2010
2. Đối tượng
– Nghiên cứu tác dụng của viên nang tảo Spirulina được tiến hành trên 60 công nhân nam (tuổi trung bình 45,75 ± 3,02) thuộc Nhà máy Z (Bộ Quốc phòng). Số công nhân này chia thành 02 nhóm sau khi đã lấy các chỉ tiêu thể lực, sinh lý xuất phát. Phân nhóm trên nguyên tắc: các đối tượng ở hai nhóm có các chỉ số gần tương đương nhau về các mặt: tuổi tác, thể lực, sinh lý cũng như điều kiện nuôi dưỡng, tính chất công việc, gánh nặng lao động. Các công nhân đều tình nguyện làm đối tượng nghiên cứu.
+ Nhóm thực nghiệm (TN) gồm 30 công nhân uống viên nang tảo Spirulina.
10 viên/lần, 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn trưa và bữa ăn tối 30 phút (tổng liều 5 gam/ngày), liên
tục trong 45 ngày
+ Nhóm đối chứng (ĐC) gồm 30 công nhân không dùng sản phẩm.
– Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng
+ Bỏ uống sản phẩm 3 – 5 ngày liên tục.
+ Đau bụng, rối loạn tiêu hoá, mẩn ngứa kéo dài liên tục trong 3 – 5 ngày
+ Đối tượng không tiếp tục tham gia chương trình thử nghiệm
3. Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế nghiên cứu; Nghiên cứu theo phương pháp so sánh: trước và sau uống sản phẩm trong cùng một nhóm; trước và sau thời gian nghiên cứu giữa 2 nhóm (nhóm ĐC và nhóm TN).
– Các chỉ số nghiên cứu:
+ Chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình đo theo kỹ thuật thường quy, phân loại chỉ số khối cơ thể theo Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (1985).
+ Lực bóp tay (BT) được đo bằng lực kế bóp tay của Nhật Bản (loại 90kg) theo phương pháp thường quy. Chỉ số lực bóp tay (LBT) tính theo công thức: Chỉ số LBT = (Lực BT, kg : Cân nặng, kg) x 100%
+ Lực kéo thân (KT) được đo bằng lực kế kéo của Nhật Bản (loại 300kg) có đồng hồ, tay kéo, móc xích và bàn đế theo phương pháp thường quy. Chỉ số lực, lực kéo thân (chỉ số phát triển cơ lưng – PTCL) tính theo công thức: Chỉ số PTCL = (Lực KT, kg : cân nặng, kg) x 100%
+ Nghiệm pháp PWC170 (Physical Working Capacity): Nghiệm pháp PWC170 được thực hiện trên xe đạp lực kế, đối tượng đạp xe với tốc độ 60 vòng/phút, thực hiện theo hai thì, mỗi thì đạp 4 phút, giữa hai thì nghỉ 3 phút. Thì 1 đạp xe với công suất N1=60W; thì 2 đạp xe với công suất N2=120W, phút cuối của mỗi thì tiến hành đếm mạch trong cả phút được F1 và F2 ( 1 W = 6Kgm/
phút) [3]-
+ Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng phiếu hỏi để đánh tác dụng của tảo thông qua một số cảm giác chủ quan như: cảm giác tỉnh táo, hoạt bát, cảm giác ngủ ngon, ăn ngon, cảm giác về khả năng lao động. Phỏng vấn về thời gian bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu trên cũng như thời gian tồn tại của chúng trong quá trình thử nghiệm.
– Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý theo
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích