Nghiên cứu tác dụng tăng c-ờng sức bền của chế phẩm trứng kiến gai đen

Nghiên cứu tác dụng tăng c-ờng sức bền của chế phẩm trứng kiến gai đen

Nhằm kề’ thừa kinh nghiệm dân gian, tìm ra một loại thực phẩm chức năng cố nguồn gốc từ côn trùng bổ sung dinh dưỡng năng lượng cao cho vân động viên (VĐV). Mục tiêu: Nghiên cứu tác dụng tăng cường sức bền của chề’phẩm trứng kiến gai đen (Polyharchis Dives Smith) trên động vât thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Theo mô hình chuột bơi Brekmann II test (1965), với liều 160, 240 và 480 mg/kg/ngày, liên tục 21 ngày, cố so sánh với lô uống nhân sâm (Ginsana 115, 12mg/kg/ngày). Kết quả, bàn luận và kết luận: Chế phẩm trứng kiến gai đen không làm tăng trọng lượng chuột nhắt trắng so với lô uống nước cất sau 3 tuần dùng thuốc (p> 0,05); kéo dài thời gian bơi của chuột lần 1 và lần 2 tại từng thời điểm theo dõi ( đặc biệt sau 2, 3 tuần dùng thuốc), tương đương với lô uống nhân sâm; tăng sức bền theo cơ chề’tích lũy thuốc, không cố tác dụng tăng sức bền tức thì ngay sau 1 giờ dùng thuốc. Do vây, gợi ý nên dùng thuốc kéo dài ít nhất 1 tháng trên người; làm tăng dự trữ glycogen và tăng huy động glycogen từ gan, cơ vào máu, cung cấp năng lượng cho co cơ so với chứng và so với lô uống nhân sâm (p < 0,05).
Từ khoá: sức bền thực nghiêm; trứng kiến gai đen; EMEDYC
1.    §ặt vấn đề
Những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng nguồn nguyên liêu có nguồn gốc từ thiên nhiên làm dược phẩm hay thực phẩm chức năng, nhằm bổ sung dinh dưỡng, nâng cao thể lực cho VĐV, bước đầu giúp nâng cao thành tích VĐV [ 1 ].
Kiến gai đen (Polyharchis Dives Roger) đã được ngành dinh dưỡng-dược phẩm trung quốc nghiên cứu, nhân nuôi, sản xuất ra các chế phẩm có tác dụng hỗ trỡ chức năng nội tạng, làm bình ổn hoạt động thần kinh, làm đẹp da, loại trừ các yếu tố bênh tật, điều chỉnh và thúc đẩy tuần hoàn, nâng cao hê miễn dịch của cơ thể [11]. Ở việt nam, kiến và trứng kiến gai đen (Polyharchis Dives Smith) đã được sử dụng trong dân gian như là một loại thực phẩm quý [1], [2], [7] và được Nguyễn Thị Vân Thái và cộng sự nghiên cứu bước đầu cho thấy trong trứng kiến gai đen có trên 18 loại axit min, nhiều yếu tố vi lượng, một số tiền tố steroit [8], [11]. Dịch chiết trứng kiến gai đen có tác dụng tăng cường thể lực, nâng cao khả năng hoạt động thần kinh cao cấp, chống oxy hóa…[3], [7].
Kế thừa kinh nghiệm dân gian, nhằm tìm ra một nguồn dược liệu mới phục vụ trong y học, đặc biệt trong y học thể thao từng bước theo một quy trình khoa học chặt chẽ. Mục tiêu đề tài này: nghiên cứu tác dụng tăng cường sức bền của chế phẩm trứng kiến gai đen trên động vật thực nghiêm.
2.    Chất liêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1.    Chất liệu: Chế phẩm trứng kiến gai đen, viên nang biệt dược là EMEDYC, đã được kiểm định và cấp giấy phép sản xuất của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế, SỐ1669/2006/YT- CNTC, lô sản xuất: 010406, hạn dùng: 04/2009; Ginsana 115, viên nang 100mg, do công Boehringer Ingelheim, Germany sản xuất; Nước cất Ống 5ml, do Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I sản xuất.
2.2.    Đối tượng nghiên cứu: Chuột nhắt trắng, chủng Swiss khoẻ mạnh, 7 tuần tuổi không phân biệt giống, trọng lượng nặng 19±1g do Trại Chăn nuôi Viện Vệ sinh Dịch tễ cung cấp. Chuột được nuôi ổn định 1 tuần trước khi thí nghiệm bằng thức ăn chuẩn, uống nước tự do, tại Bộ môn Dược lý- Trường Đại học Y Hà Nội. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm: nhiệt độ: 22,5 0C, độ ẩm: 84,5%, áp suất: 760 mmHg.
2.3.    Phương pháp nghiên cứu: Theo mô hình chuột bơi – Brekmann II test (1965) [5], [9]. Động vật thí nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 5 lô, mỗi lô 10 con: Lô 1 (lô trị 1): uống thuốc thử liều 160mg/kg thể trọng/ngày ( tương đưong 2/3 liều dùng cho người ). Lô 2 (lô trị 2): uống thuốc thử liều 240 mg/kg thể trọng/ngày ( tương đương liều dùng cho người ). Lô 3 (lô trị 3): uống thuốc thử liều 480mg/kg thể trọng/ngày ( tương đương gấp đôi liều ở người ). Lô 4 (lô đối chứng): uống dịch chiết nhân sâm triều tiên (Ginsana 115), 12mg/kg thể trọng ( tương đương liều dùng cho người). Lô 5: uống nước cất với dung tích tương đương.
Mô tả nghiên cứu: chuột được uống thuốc liên tục trong 21 ngày, hàng ngày uống thuốc vào một giờ nhất định 8 giờ sáng. Theo dõi các chỉ tiêu tại 4 thời điểm nghiên cứu: t0 (ngay trước nghiên cứu), t1 (sau 7 ngày), t2 (sau 14 ngày ), t3 (sau 21 ngày). Tại mỗi thời điểm t0, t1, t2, t3, tiến hành: chọn 1 chuột ở lô trị (uống thuốc thử ở các liều khác nhau, uống nhân sâm), và 1 chuột ở lô chứng (uống nước cất), cho ăn no, để nhịn 3 giờ trước thí nghiệm. Đeo gia trọng (bằng chì) 8% trọng lượng chuột vào đuôi, thả chuột vào nước ấm 37oC cho bơi và tính thời gian đến lúc chuột chìm hoàn toàn vào trong nước 8 giây (lúc kiệt sức hoàn toàn), là h1. Vớt lên, lau khô, ủ ấm và cho uống lại thuốc, sau 1 giờ cho chuột bơi lại và ghi kết quả h2.
Xử lý và đánh giá các chỉ tiêu theo dõi: 1) Xác định thời gian, chênh lệch thời gian bơi trước (lần 1) và sau 1 giờ (lần 2) uống thuốc thử (h1, h2, A hi, giây) tại t0, t1, t2, t3; 2) Định lượng một sô’ thông sô’ sinh hóa ( sau bơi lần cuối cùng) và huyết học tại t3: Tại thời điểm t3, định lượng glucose (mmol/lit) từ máu đuôi chuột truớc khi bơi ( lần 1), thực hiện đầy đủ quy trình thí nghiệm trên, sau khi ghi lại h1, h2, định lượng glucose từ máu đuôi chuột (lần 2), cắt cổ lấy máu định luợng: protein ( g/l), số lượng hổng cầu (SLHC, tế bào/mm3), số lượng bạch cầu (SLBC, tế bào/mm3), số lượng tiểu cầu (SLTC, tế bào/mm3), huyết sắc tố (Hb, g/lit), hematocrit (HT, %); 3) Bán định lượng glycogen trong gan chuột ( Bộ môn Giải phẫu bệnh, Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện): tại thời điểm t3, thực hiện đầy đủ quy trình thí nghiệm trên, sau khi giết chuột, chọn ngẫu nhiên 5 con ở mỗi lô, sinh thiết gan, nhuộm tiêu bản đọc cường độ bắt màu PAS (số tế bào có chứa glycogen), phân loại như

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment