Nghiên cứu tác dụng tăng cường sức bền cho VĐV bằng chế phẩm EMEDYC
Trong những năm qua, dựa trên những định hướng của Đảng (Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương) và Chỉ thị 112 của Thủ tướng Chính phủ về công tác thể dục thể thao (TDTT) trong giai đoạn mới, nhất là thể thao thành tích cao, Uỷ ban TDTT (nay là Tổng cục TDTT – Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) đã xây dựng nhiệm vụ của TDTT Việt Nam đến năm 2010: “Thể thao thành tích cao là một trong ba nhiệm vụ chiến lược của Ngành nhằm làm mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với trình độ thể thao của khu vực, đồng thời từng bước hoà nhập với trình độ thể thao châu Á và thế giới. Cụ thể: thể thao Việt Nam phải phấn đấu đứng vào tốp 3 của khu vực, tiến tới năm 2010 lọt vào tốp 15 của châu lục.
Để có được thành tích cao, bên cạnh các yếu tố về hình thái, trình độ kỹ chiến thuật, trình độ tâm lý, thì trình độ thể lực và nhất là khả năng sức bền có vai trò đặc biệt quan trọng. Mà đây lại là điểm yếu của nhiều vân động viên (VĐV) Việt Nam, vì thực tế cho thấy tại các giải trong nước và quốc tế, VĐV Việt Nam thường thi đấu kém hiệu quả ở những phút cuối của trận đấu do sa sút về thể lực.
Trong các tố chất thể lực là sức nhanh, sức mạnh, sức bền và độ khéo léo thì tố chất sức bền đóng vai trò then chốt. Các tố chất khác muốn phát triển phải dựa trên cơ sở của tố chất sức bền. Hay nói cách khác sức bền là cơ sở của sức khoẻ thể lực. Có sức bền tốt mới giúp cho VĐV triển khai được khả năng hoạt động, khối lượng luyện tập, thể hiện được kỹ thuật, chiến thuật trong suốt thời gian thi đấu.
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng và đánh giá các dược phẩm, thực phẩm chức năng làm tăng cường thể lực, tăng sức bền cho VĐV [11], [62], [78], [83], [92], [95], [106], [109], [149]. Ở Việt Nam, các nhà Y học thể thao đã cho VĐV sử dụng một số loại thực phẩm chức năng trong các kỳ SEA Games, ASIADs, Olympics, nhằm cải thiện thể lực cho VĐV các đội tuyển quốc gia. Các sản phẩm này bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định, nhưng vẫn còn ít công trình nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống, khoa học về hiệu quả thực sự của các loại thực phẩm chức năng này [46], [55], [56], [58], [65], [77], [83].
Tài nguyên động-thực vật nước ta vô cùng phong phú, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp dựợc phẩm. Gần đây, côn trùng được nhắc đến như là một nguồn thực phẩm thiên nhiên với hàm lượng các chất dinh dưỡng quí hiếm gồm các acid amin, các peptid có trọng lượng phân tử thấp, các yếu tố vi lượng, các steroid [14], [56], [68], [69] .
Kiến gai đen là loài côn trùng sống bầy đàn, có tổ chức xã hội cao, sinh đẻ nhiều, có ở mọi nơi trên đất nước ta, có thể nhân giống và nuôi công nghiệp. Từ lâu người ta cho rằng kiến là những loài côn trùng gây hại, nhưng trong cơ thể chúng lại có chứa nhiều thành phần vi dưỡng có lợi cho sức khoẻ [54], [68], [69], [161], [164]. Trong cơ thể kiến, đặc biệt trứng kiến có 17 acid amin cần thiết với hàm lượng cao, các yếu tố vi lượng và muối khoáng như Cu2+, Zn2+, Fe2+, Ca2+, K+…, các hocmon steroid như tesosteron, progesteron…[56], [68]. Các hoạt chất này có ảnh hưởng tốt đến chức năng tạo máu, chức năng nội tiết sinh dục, chức năng thần kinh cấp cao, chức năng thần kinh cơ. Dịch chiết trứng kiến gai đen có tác dụng tăng cường thể lực, tăng cường hoạt động thần kinh cấp cao trên động vật thực nghiệm [67], [69].
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề là cần sớm tìm ra nhiều nguồn thực phẩm – thuốc ổn định, bền vững góp phần nâng cao thể lực cho VĐV, cải thiện thành tích tập luyện thi đấu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác dụng tăng cường sức bền cho VĐV bằng chế phẩm EMEDYC” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá độ an toàn của chế phẩm EMEDYC.
2. Đánh giá tác dụng tăng sức bền của chế phẩm EMEDYC trên động vật.
3. Đánh giá tác dụng tăng sức bền của chế phẩm EMEDYC trên VĐV.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. SỨC BỀN VÀ NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG 3
1.1.1. Khái niệm về sức bền 3
1.1.2. Phân loại sức bền 4
1.1.3. Các nghiên cứu về sức bền 6
Trên thế giới 6
1.1.3.2. Trong nước 13
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỨC BỀN 14
1.2.1. Cơ sở về sinh lý 14
1.2.1.1. Khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2 max) của cơ 14
1.2.1.2. Khả năng duy trì lâu dài mức hấp thu oxy cao 18
1.2.1.3. Nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ 20
1.2.1.4. Khả năng hoạt động của hệ thần kinh- thể dịch 21
1.2.2. Cơ sở về hoá sinh 22
1.2.2.1. Các nguồn năng lượng 22
1.2.2.2. Huy động năng lượng dự trữ và biến đổi hoá sinh trong vận
cơ 25
1.3. SỨC BỀN HIỂU THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC CỔ TRUYỀN 26
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ THỂ LỰC- SỨC BỀN…. 29
1.4.1. Đánh giá trên thực nghiệm 29
14.1.1. Đánh giá sức bền thể lực 29
1.41.2. Đánh giá hoạt động thần kinh cấp cao 30
1.4.2. Đánh giá trên nguời 30
1.4.2.1. Đánh giá sức bền cơ lực 30
1.4.2.2. Đánh giá chức năng các cơ quan liên quan 30
1.4.2.3. Đánh giá hoạt động thể lực qua một số thực nghiệm sư phạm
TDTT 33
1.4.2.4. Các thông số hóa sinh đánh giá sức bền 33
CÁC THUỐC, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC
VẬN ĐỘNG Ở VĐV 33
1.5.1. Khái niệm dược phẩm tăng cường sức bền 34
15.1.1. Theo quan điểm y học hiện đại 34
15.1.2. Theo quan điểm y học cổ truyền 34
1.5.2. Phân loại dược phẩm tăng cường sức bền 35
15.2.1. Theo YHHĐ 35
1.5.2.2. Theo YHCT 37
1.5.3. Một số dược phẩm tăng cường sức bền 38
1.5.3.1. Tân dược và các thực phẩm chức năng 38
1.5.3.2. Vị thuốc và bài thuốc YHCTđiển hình 39
1.6. SỬ DỤNG KIẾN GAI ĐEN TRONG ẨM THỰC VÀ Y HỌC 41
1.6.1. Đặc điếm sinh học và phân bố 41
1.6.2. Tình hình sử dụng kiến gai đen 41
1.6.21. Trên thế giới 41
1.6.2.2. Trong nước 42
1.6.3. Chế phẩm EMEDYC 43
Chương 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 46
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu 46
2.1.1.1. Chế phẩm dùng trong nghiên cứu thực nghiệm 46
2.1.1.2. Chế phẩm dùng trong nghiên cứu lâm sàng 46
2.1.2. Phương tiện và trang thiết bị nghiên cứu 46
2.1.2.1. Phương tiện và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu thực nghiệm… 46
2.1.2.2. Phương tiện và trang thiết bị dùng trong nghiên cứu trên người 47
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 48
2.2.1. Nghiên cứu trên động vật thực nghiệm 48
2.2.2. Nghiên cứu trên VĐV 48
2.2.2.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng vào diện nghiên cứu 48
2.2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ không nhận đối tượng vào diện nghiên cứu 49
2.2.2.3. Tiêu chuẩn loại đối tượng khỏi diện tổng kết nghiên cứu 49
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.3.1. Nghiên cứu trên động vật thực nghiệm 49
2.3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp 49
2.3.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn 50
2.3.1.3. Nghiên cứu tác dụng tăng cường sức bền 51
2.3.2. Nghiên cứu trên VĐV 52
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu 52
2.3.2.2. Kỹ thuật đo các chỉ tiêu theo dõi nghiên cứu 53
2.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 62
2.4. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU 62
2.4.1. Thời gian nghiên cứu 62
2.4.2. Địa điếm nghiên cứu và đơn vị hỗ trợ 62
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU 62
2.6. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT 63
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM 64
3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp 64
3.1.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn 65
3.1.2.1. Anh hưởng của EMEDYC đối với tình trạng chung của thỏ 65
3.1.2.2. Anh hưởng của EMEDYC lên thể trọng thỏ 65
3.1.2.3. Anh hưởng của EMEDYC lên cơ quan tạo máu 65
3.1.2.4. Anh hưởng của EMEDYC lên chức năng gan 68
3.1.2.5. Anh hưởng của EMEDYC lên chức năng thận 69
3.1.2.6. Anh hưởng của EMEDYC lên mô bệnh học gan, thận của thỏ 70
3.1.3. Ảnh hưởng của EMEDYC lên sức bền của chuột nhắt trắng 72
3.1.3.1. Anh hưởng của EMEDYC lên trọng lượng của chuột 72
3.1.3.2. Anh hưởng của EMEDYC lên thời gian bơi của chuột 72
3.1.3.3. Anh hưởng của EMEDYC lên hệ số tăng lực của chuột 76
3.1.3.4. Anh hưởng của EMEDYC lên lượng glucose máu chuột ngay trước
khi bơi lần 1 và sau bơi lần 2 tại T3 77
3.1.3.5. Anh hưởng của EMEDYC lên một số thông số huyết học, hoá sinh
máu chuột ngay sau bơi lần 2 tại T3 78
3.1.3.6. Anh hưởng của EMEDYC lên dự trữ glycogen gan chuột sau bơi kiệt
sức lần 2 tại T3 79
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VĐV 80
3.2.1. Đặc điếm nhân trắc, thể lực và chức năng của VĐV trước nghiên cứu…. 80
3.2.2. Biến đổi hình thái trước và sau nghiên cứu 81
3.2.3. Biến đổi chức năng của các hệ thống liên quan trước và sau nghiên cứu. 82
3.2.3.1. Biến đổi khả năng hấp thụ oxy tối đa 82
3.2.3.2. Biến đổi kho dự trữ các cơ chất tham gia phản ứng sinh năng lượng 88
3.2.3.3. Biến đổi hoạt động thần kinh trung ương 90
3.2.3.4. Biến đổi hoạt động nội tiết, thể dịch, miễn dịch 91
3.2.4. Biến đổi hoạt động thế lực trước và sau nghiên cứu 93
3.2.5. Ảnh hưởng của EMEDYC lên các biếu hiện YHCT sau test YMCA 96
3.2.6. Tác dụng chủ quan không mong muốn của EMEDYC 98
Chương 4. BÀN LUẬN 100
4.1. TÍNH AN TOÀN CỦA CHẾ PHẨM 100
4.2. TÁC DỤNG TĂNG CƯỜNG SỨC BỀN CỦA CHẾ PHẨM TRÊN MÔ
HÌNH CHUỘT BƠI BREHKMANN II 105
4.3. HIỆU QUẢ CỦA EMEDYC ĐỐI VỚI SỨC BỀN TRÊN VĐV 113
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA EMEDYC LÊN CÁC CHỈ SỐ YHCT 140
4.5. TÍNH VỊ QUY KINH VÀ TÍNH NĂNG TÁC DỤNG CỦA TKGĐ 143
4.6. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA EMEDYC TRÊN NGƯỜI…. 146
KÉT LUẬN 149
KIÉN NGHỊ VÀ KHUYÉN CÁO
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích