Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase và tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài thuốc Minh Não Vintong trên thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase và tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài thuốc Minh Não Vintong trên thực nghiệm.Nằm trong nhóm bệnh lý thoái hóa thần kinh, sa sút trí tuệ (SSTT) nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của những nhà lão khoa trên toàn thế giới. Ở người cao tuổi, SSTT gây suy giảm trí nhớ và nhiều lĩnh vực nhận thức khác, kèm theo những rối loạn về hành vi, không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sống của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình và toàn xã hội.[1]
Suy giảm trí nhớ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và chất lượng công việc do giảm khả năng tư duy, tập trung và xử lý công việc kém. Chứng hay quên thường dẫn đến nhiều sai sót không đáng có, thậm chí có thế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản. Bệnh diễn tiến xấu dần và người bệnh sẽ mất các khả năng tư duy cũng như tự chăm sóc cá nhân và cuối cùng dẫn đến tử vong.
SSTT có thể gặp trong nhiều bệnh cảnh khác nhau, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh Alzheimer, chiếm 60% – 80% tổng số bệnh nhân SSTT.[2] Ca bệnh Alzheimer đầu tiên được mô tả vào năm 1906.[3] Từ đó đến nay, số lượng ca bệnh Alzheimer được báo cáo ngày càng gia tăng. Trung bình cứ sau khoảng 5 năm tỷ lệ SSTT lại tăng gấp đôi trong quần thể người từ 60 tuổi trở lên.[4] Trên thế giới có khoảng 47,5 triệu người mắc SSTT và có 7,7 triệu ca mắc mới mỗi năm. Dự báo đến năm 2030 số bệnh nhân SSTT lên tới 75,6 triệu và con số này sẽ tăng lên gấp 3 vào năm 2050 tức khoảng 135,5 triệu người.[5]
Hầu hết nghiên cứu về tỷ lệ hiện mắc SSTT lấy mốc tuổi từ 50 trở lên, tuy nhiên một nghiên cứu lớn tại cộng đồng về SSTT ở người trẻ (Harvey và cs. 2003) gợi ý rằng tỷ lệ hiện mắc SSTT tăng theo số mũ và đang ngày càng trẻ hóa, bắt đầu
từ độ tuổi 30.[1],[6]
Cho đến nay, sự phát triển của Y học hiện đại vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như phương pháp điều trị hoàn toàn cho căn bệnh này, các loại thuốc chỉ có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hiệu quả càng cao khi bệnh được điều trị càng sớm, giúp cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được cải thiện hơn.
Theo giả thuyết Cholinergic, việc phát sinh bệnh Alzheimer có liên quan đến sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholin(ACh) trong não tới gần 90%. Acetylcholinesterase(AChE) là một enzym có chức năng làm ngưng lại hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ACh tại các synap thần kinh cholinergic. Ở các bệnh nhân Alzheimer có sự suy giảm nồng độ ACh đáng kể. Do đó, các thuốc ức chế AChE nhằm duy trì nồng độ ACh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tiến triển bệnh Alzheimer nói riêng và hội chứng SSTT nói chung.[7] Hiện nay, đây vẫn là nhóm thuốc đầu tay trong điều trị cho các bệnh nhân SSTT ở mức độ vừa và nhẹ. Rất nhiều các chất thuộc nhóm này có nguồn gốc từ các loại thực vật (Galantamine,…)[1],[8], điều này chứng minh thảo dược là nguồn chất liệu nghiên cứu hữu ích để tìm ra các chất ức chế AChE. Trong những năm gần đây, nghiên cứu sàng lọc cây thuốc, bài thuốc y học cổ truyền, hay một số hợp chất thiên nhiên theo hướng ức chế AChE cũng đã và đang được nhiều nhà khoa học tiếp cận.
Minh Não Vintong được xây dựng dựa trên bài thuốc kinh nghiệm của PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, trong quá trình điều trị bệnh nhân với vai trò hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ và thiểu năng tuần hoàn não bài thuốc đã cho thấy những tác dụng nhất định. Bài thuốc gồm có các vị thuốc quý như: Đông trùng hạ thảo, Viễn chí, Ý dĩ, Xa tiền, Đinh lăng, Nhân sâm, Hà thủ ô, Xuyên khung, Tam thất. Một số vị thuốc trong bài thuốc này đã được nghiên cứu đơn lẻ hoặc phối ngũ thành những bài thuốc có tác dụng điều trị đối với các chứng SSTT, trong đó có rất nhiều nghiên cứu đã đi theo hướng ức chế AChE cho thấy kết quả khả quan.[2],[9],[10],[11]… Với thực tế nêu trên, để làm rõ hơn tác dụng thực sự của bài thuốc chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase và tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài thuốc Minh Não Vintong trên thực nghiệm” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá được tác dụng ức chế enzym Acetylcholinesterase in vitro của bài thuốc Minh Não Vintong
2. Đánh giá được tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài thuốc trên mô hình mê cung nước (Morris water maze) và trên mô hình mê lộ nhiều chữ T (Multiple T maze) của bài thuốc Minh Não Vintong
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………3
1.1. Hội chứng sa sút trí tuệ theo y học hiện đại ……………………………………….3
1.1.1. Khái niệm sa sút trí tuệ ………………………………………………………………3
1.1.2. Biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ……………………………………………4
1.1.3. Nguyên nhân gây sa sút tí tuệ ……………………………………………………..5
1.1.4. Sơ lược về bệnh Alzheimer …………………………………………………………7
1.1.5. Điều trị theo y học hiện đại ……………………………………………………….13
1.2. Sa sút trí tuệ theo y học cổ truyền……………………………………………………15
1.2.1. Bệnh nguyên, bệnh cơ……………………………………………………………….15
1.2.2. Phân thể lâm sàng và điều trị ……………………………………………………16
1.3. Tình hình nghiên cứu tác dụng ức chế emzym Acetylcholinesterase …20
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới…………………………………………………20
1.3.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ………………………………………………….21
1.3.3. Một số phương pháp thường dùng trong nghiên cứu tác dụng ức
chế enzym Acetylcholinesterase in vitro…………………………………………………21
1.3.4. Một số mô hình đánh giá tác dụng tăng cường khả năng học tập và
ghi nhớ trên động vật thực nghiệm………………………………………………………..24
1.4. Tổng quan về bài thuốc Minh não Vintong ……………………………………..29
1.4.1. Thành phần bài thuốc ………………………………………………………………29
1.4.2. Phân tích tác dụng của bài thuốc ………………………………………………29
CHƯƠNG 2: ………………………………………………………………………………………………32
CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………32
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………………….322.1.1. Bài thuốc nghiên cứu……………………………………………………………………32
2.1.2. Hóa chất dùng trong nghiên cứu…………………………………………………..33
2.1.3. Dụng cụ và trang thiết bị nghiên cứu ……………………………………………33
2.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………..33
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ……………………………………………………..34
2.4. Phương pháp nghiên cứu:………………………………………………………………….34
2.4.1. Nghiên cứu tác dụng ức chế enzym Acetylcholinesterase in vitro của
bài thuốc Minh Não Vintong …………………………………………………………………34
2.4.2. Đánh giá tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài
thuốc Minh Não Vintong trên bài tập mê cung nước ……………………………..38
2.4.3. Đánh giá tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài
thuốc Minh Não Vintong trên mô hình mê lộ nhiều chữ T ……………………..39
2.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………………….40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………………..41
3.1. Đánh giá tác dụng ức chế emzym Acetylcholinesterase của bài thuốc
Minh não Vintong ……………………………………………………………………………………41
3.2. Tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài thuốc Minh
Não Vintong trên bài tập mê cung nước……………………………………………………41
3.3. Tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài thuốc Minh
Não Vintong trên mô hình mê lộ nhiều chữ T……………………………………………44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..49
4.1. Bàn luận về tác dụng ức chế enzym Acetylcholinesterase của bài thuốc
Minh Não Vintong …………………………………………………………………………………..49
4.1.1. Bàn luận về phương pháp in vitro…………………………………………………49
4.1.2. Bàn luận về kết quả đánh giá tác dụng ức chế AchE của bài thuốc
Minh não Vintong…………………………………………………………………………………504.2. Bàn luận về tác dụng tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ của bài
thuốc Minh Não Vintong………………………………………………………………………….50
4.2.1. Bàn luận về bài tập mê cung nước………………………………………………..50
4.2.2. Bàn luận về mô hình mê lộ nhiều chữ T………………………………………..53
4.2.3. Bàn luận về bài thuốc Minh não Vintong ……………………………………..54
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..58
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………….59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………..
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh Alzheimer phân loại theo
mức độ nặng vừa và nhẹ 9
Bảng 1.2. Nhóm thuốc ức chế Acetylcholinesterase 13
Bảng 2.1. Thành phần của bài thuốc Minh não Vintong 32
Bảng 3.1. Giá trị IC50 của bài thuốc Minh não Vingtong và Berberin clorid 41
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của bài thuốc Minh não Vintong đến thời gian chuột
tìm thấy bến đỗ
42
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của bài thuốc Minh não Vintong đến quãng đường
chuột tìm thấy bến đỗ
43
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của bài thuốc Minh não Vintong đến tỉ lệ phần trăm
thời gian chuột bơi trong 1/4 bể trước đó đặt bến đỗ (ngày 6)
44
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của bài thuốc Minh não Vintong đến thời gian chuột
tìm thấy khoang đích
45
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của bài thuốc Minh não Vintong đến quãng đường
tìm thấy khoang đích
46
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của bài thuốc Minh não Vintong đến thời gian tìm
thấy khoang đích trong ngày 8
47
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của bài thuốc Minh não Vintong đến quãng đường Tìm thấy khoang đích trong ngày 8
48DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh não người bình thường và não người bị bệnh Alzheimer 7
Hình 1.2. Đám rối Protein TAU (tangle of TAU protein) 10
Hình 1.3. Mảng protein dạng bột Amyloid bám quanh các tế bào thần kinh 11
Hình 1.4. Cấu tạo và tác dụng của enzym Acetylcholinesterase 11
Hình 1.5. Cấu tạo mô hình mê cung nước (Morris water maze) 27
Hình 1.6. Cấu tạo mô hình mê lộ nhiều chữ T (Multiple T maze) 28
Hình 2.1. Chuột nhắt trắng dòng Swiss trưởng thành dùng trong nghiên cứu 33
Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt các nội dung nghiên cứu 34
Hình 2.3. Quá trình phản ứng diễn ra trong phương pháp đo quang sử dụng thuốc thử Ellman 35
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình thử nghiệm tác dụng ức chế AchE in vitro 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com