Nghiên cứu tách dòng gen mã hóa yếu tố đông máu VIII ở người

Nghiên cứu tách dòng gen mã hóa yếu tố đông máu VIII ở người

Hemophilia A là bệnh chảy máu di truyền do sựthiếu hụt yếu tố đông máu VIII. Mục tiêu:(1) Khuếch đại vùng gen chức năng mã hóa yếu tố VIII; (2) Tách và biến nạp các vùng gen chức năng củayếu tố VIII vào vector tách dòng.  Đối tượng và phương pháp nghiê n cứu:  đoạn gen A1A2 và A3C2 đượ c khuếch đại bằng PCR từ cDNA gan người sử dụng các cặp mồi đặc hiệu. Sản phẩm PCR được đưa vào vector tác h dòng pQE – 30UA. Plasmid tái tổ hợp đượ c biến nạp vào chủng E.coli DH5a. Kiểm tra sự có mặt của 2 đoạn gen trong vector tách dòng bằng phương pháp PCR và cắt enzym giới hạn. Kết quả:đã khuếch đại và đưa thành công 2 đoạn gen mã hóa yếu tố VIII vào vector tách  dòng.  Kết luận:1) Đã khuếch đại thành công vùng gen chức năng mã hóa yếu tố VIII A1A2 và A3C2; 2) Đã tách và biến nạp thành công các vùng gen chức năng của yếu tố VIII vào vector tách dòng . 

Hemophilia  A  là  bệnh  máu  khó  đông  do  sự thiếu hụt (về lượng hoặc về chất) yếu tố đông máu VIII.  Gen  mã  hoá  cho  yếu  tố  này  nằm  tại  vùng q28, trên cánh dài của nhiễm sắc thể giới tính X và khi đột biến sẽ gây ra bệnh di truyền lặn  liên kết với nhiễm sắc thể X. Gen mã hóa yếu tốVIII là một  trong  những  gen  lớn  nhất  cơ  thể,  có  kích thước 186 kb. Gồm 25 intron và vùng gen mã hóadài 9 kb với 26 exon (Levinson, B et al., 1990). Hemophilia  có  thể  xuất  hiện  ở  thể  nhẹ,  trungbình hay nặng tương đương mức yếu tố VIII trong huyết tương lần lượt là 6 – 30%, 1 – 5% và dưới 1%. 

Thể Hemophilia nhẹ thường chỉ chảy máu sau chấn thương  hoặc  sau  phẫu  thuật,  còn  thể  nặng  có  thể chảy máu tự phát hoặc sau những sang chấn nhẹ, nhất là ở khớp và cơ, trung bình mỗi năm chảy máu 20  –  30  lần,  nhưng  cũng có thể  nhiều  hơn.  Tỷ  lệ bệnh là 1/10.000 trẻ mới sinh.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment