Nghiên cứu tần số đáp ứng thất ở bệnh nhân rung nhĩ bằng phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục 24 giờ
Luận văn Nghiên cứu tần số đáp ứng thất ở bệnh nhân rung nhĩ bằng phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục 24 giờ. Rung nhĩ là một rối loạn nhịp trên thất đặc trưng bởi sự mất đồng bộ về điện học và cơ học trong hoạt động của tâm nhĩ [17,18].
Rung nhĩ là một trong những RLNT thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng [17,18,23], gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội [23]. Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quị lên 5 lần [28] và làm tăng tỉ lệ tử vong [23].
Tỉ lệ rung nhĩ tăng dần theo tuổi, trung bình tỉ lệ mới mắc khoảng 0,1% mỗi năm ở người dưới 40 tuổi nhưng tăng lên tới 1,5-2% ở người trên 80 tuổi [18,30]. Ước tính có 2,3 triệu dân Mỹ và 4,5 triệu người Châu Âu hiện đang bị rung nhĩ [18]. Người ta còn dự đoán con số này sẽ tăng lên gần 16 triệu người Mỹ trong năm 2050 [27]. Chi phí để điều trị rung nhĩ ở Mỹ lên đến 6,65 tỉ đôla mỗi năm [10]. Ở Châu Á, tỉ lệ mắc rung nhĩ dường như thấp hơn các nước phương Tây [22,24] song do ảnh hưởng của rối loạn nhịp này đến đời sống (dù không biểu hiện triệu chứng) [33] và những biến chứng nguy hiểm thì việc phát hiện và điều trị rung nhĩ đã trở nên bức thiết. Braunwald đã cho rằng rung nhĩ là một trong những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong thế kỉ 21 [34].
Tại Việt Nam, rung nhĩ chiếm 0,44% tỉ lệ RLNT ở người trưởng thành tại Huế. Bệnh van hai lá đặc biệt do thấp là một nguyên nhân phổ biến nhất của rung nhĩ [5].
Lần đầu tiên bệnh lý này được mô tả dưới cái tên “liệt tâm nhĩ” (1902) rồi thuật ngữ “rung nhĩ” ra đời (1910) [7] và cho đến nay y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị rung nhĩ. Theo ACC/AHA/ESC 2006, điều trị rung nhĩ bao gồm 3 vấn đề cơ bản: kiểm soát tần số đáp ứng thất, dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch, chuyển nhịp xoang và duy trì nhịp xoang [18]. Đối với những rung nhĩ mà dù sốc điện, điều trị thuốc …vẫn không thể chuyển nhịp xoang (rung nhĩ mãn tính) thì kiểm soát tần số thất cùng với dự phòng huyết khối sẽ trở thành chiến lược điều trị chủ đạo. Hiệu quả của điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sự quản lý và theo dõi bệnh nhân.
Holter điện tâm đồ là phương pháp thăm dò cận lâm sàng dễ thực hiện, ít tốn kém và rất có giá trị trong rung nhĩ, Holter ĐTĐ giúp phát hiện các cơn rung nhĩ không triệu chứng cũng như các đoạn ngừng tim kéo dài trong cơn hay lúc rung nhĩ chuyển về nhịp xoang. Các thông tin này rất giá trị cho chỉ định thuốc chống đông hay đánh giá nguy cơ nhịp chậm khi dùng thuốc chống rối loạn nhịp hoặc chỉ định các phương pháp điều trị khác như đốt điện qua đường thông tim,..v..v..
Để tăng hiệu quả quản lý và điều trị bệnh nhân rung nhĩ thì nghiên cứu về tần số đáp ứng thất là rất quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu chi tiết nào về tần số thất ở bệnh nhân rung nhĩ, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tần số đáp ứng thất ở bệnh nhân rung nhĩ bằng phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục 24 giờ” nhằm 2 mục tiêu:
1 . Nghiên cứu tần số đáp ứng thất ở bệnh nhân rung nhĩ đang được điều trị nội trú tại viện tim mạch Việt Nam.
2 . Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới tần số đáp ứng thất ở bệnh nhân rung nhĩ.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1.Cấu tạo cơ tim và hệ thống dẫn truyền. 3
1.1.1. Cấu tạo cơ tim 3
1.1.2. Hệ thống dẫn truyền của tim 3
1.2. Điện sinh lý học cơ tim và hệ thống dẫn truyền 5
1.2.1. Điện thế hoạt động 5
1.2.2. Tính chịu kích thích 6
1.2.3. Tính tự động 7
1.2.4. Tính dẫn truyền 7
1.2.5. Tính trơ và các thời kì trơ 7
1.3. Rung nhĩ 8
1.3.1. Lịch sử bệnh rung nhĩ. 8
1.3.2. Định nghĩa và phân loại rung nhĩ 8
1.3.3. Dịch tễ 10
1.3.4. Nguyên nhân rung nhĩ 11
1.3.5. Chất lượng cuộc sống trong rung nhĩ 11
1.3.6. Lâm sàng cơn rung nhĩ 12
1.3.7. Điều trị rung nhĩ 12
1.4. Holter điện tâm đồ 16
1.4.1. Lịch sử Holter điện tâm đồ 16
1.4.2. Kĩ thuật ghi Holter điện tâm đồ 16
1.4.3. Chỉ định thăm dò Holter điện tâm đồ 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.2.2. Mẫu bệnh án nghiên cứu 19
2.2.3. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu 19
2.2.4. Thời gian tiến hành nghiên cứu 19
2.2.5. Địa điểm tiến hành nghiên cứu 19
2.2.6. Các bước tiến hành 19
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 22
3.1.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi 22
3.1.2. Một số thông số lâm sàng và xét nghiệm. 23
3.1.3. Đặc điểm về bệnh tim mạch phối hợp với rung nhĩ . 24
3.1.4. Đặc điểm về các triệu chứng cơ năng 24
3.1.5. Đặc điểm ĐTĐ thường qui 25
3.1.6. Đặc điểm các thông số thu được qua siêu âm tim 25
3.1.7. Đặc điểm phân loại và điều trị rung nhĩ 26
3.2. Đặc điểm các thông số trên Holter ĐTĐ 24 giờ . 27
3.3. Liên quan giữa tần số tim trên Holter điện tâm đồ với các yếu tố khác 31
3.3.1. Liên quan với lứa tuổi và giới . 31
3.3.2. Liên quan với chỉ số khối cơ thể và giới . 32
3.3.3. Liên quan với mức độ khó thở và giới . 33
3.3.4. Liên quan với ĐTĐ thường qui 34
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 35
4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 35
4.1.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi 35
4.1.2. Đặc điểm một số thông số lâm sàng và xét nghiệm. 36
4.1.3. Đặc điểm về các bệnh tim mạch phối hợp với rung nhĩ 36
4.1.4. Đặc điểm về các triệu chứng cơ năng 37
4.1.5. Đặc điểm ĐTĐ thường qui 37
4.1.6. Đặc điểm các thông số thu được qua siêu âm tim 38
4.1.7. Đặc điểm phân loại và điều trị rung nhĩ 39
4.2. Đặc điểm các thông số trên Holter điện tâm đồ 24 giờ . 40
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tần số đáp ứng thất 44
4.3.1. Ảnh hưởng của tuổi và giới . 44
4.3.2. Ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể 45
4.3.3. Liên quan với mức độ khó thở 45
4.3.4. Ảnh hưởng của thuốc chống loạn nhịp 46
4.4. Hạn chế của nghiên cứu. 46
KẾT LUẬN 47
KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 . Trần Quốc Anh và Huỳnh Văn Minh;(2004); “Holter Nhịp Tim Liên Tục 24 Giờ Ở Người Bình Thường Lứa Tuổi Từ 21-40”; Phụ san Tạp chí Tim mạch học; (Số 29); 68-70.
2 . Huỳnh Văn Minh;(2001); “Nghiên cứu Tỉ Lệ Rối Loạn Nhịp Tim Của Người Trên 15 Tuổi Tại Thành Phố Huế”; Tạp chí thông tin Y dược; (Số đặc biệt chuyên đề Tim mạch); 1-7.
3 . Huỳnh Văn Minh;(2009); Holter-Điện tâm đồ 24 giờ trong bệnh lý tim mạch; Nhà xuất bản Đại học Huế; Huế.
4 . Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Mạnh Hùng và Trần Văn Đồng;(2002); ” Rung nhĩ: Cái nhìn mới cho một vấn đề cũ”; Tạp chí Tim mạch học Việt Nam; (Số 29); 3-16.
5 . Viện Tim mạch;(2007); Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch (khoá 25); Hà Nội.
6 . Nguyễn Lân Việt;(2007); Thực hành bệnh tim mạch; Nhà xuất bản Y học; Hà Nội.