Nghiên cứu tần suất và một số nguyên nhân di truyền của trẻ châm phát triển tâm thần tại thành phố Huế

Nghiên cứu tần suất và một số nguyên nhân di truyền của trẻ châm phát triển tâm thần tại thành phố Huế

Chậm phát triển tâm thần (mental retardation) là một trạng thái bênh lý khá phổ biến và ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên ngành khác nhau như tâm thần học, tâm lý học, dịch tễ học, nhi khoa và di truyền học…. Theo thống kê của nhiều công trình nghiên cứu trên thế’ giới, chậm phát triển tâm thần chiếm một tỷ lê không nhỏ trong dân số từ 1-3% [3], [155]. Ở Viêt Nam, một số thống kê dịch tễ sơ bộ cho thấy tỷ lê này thay đổi từ 0,5-1% [4], [12], [16], [20], [26], [27].

Những người chậm phát triển tâm thần có chức năng trí tuê bị suy giảm, đồng thời khiếm khuyết về hành vi thích ứng với cuộc sống xã hội. Vì vậy, trước đây những người chậm phát triển tâm thần thường bị kỳ thị, không được đối xử phù hợp và phải sống tách rời xã hội. Từ những năm 1970, quan điểm về chậm phát triển tâm thần đã thay đổi. Người ta cho rằng người chậm phát triển tâm thần cần được sống hòa nhập trong môi trường bình thường và được hỗ trợ đúng mức [38]. Tuy nhiên, các biên pháp hỗ trợ, can thiêp và giáo dục không giống nhau đối với mọi trường hợp chậm phát triển tâm thần mà cần có sự thay đổi tùy theo lứa tuổi, nguyên nhân, mức độ trí tuê, mức độ phát triển của các hành vi thích ứng cuộc sống cũng như các khuyết tật và bênh phối hợp. Do đó viêc phát hiên trẻ chậm phát triển tâm thần và đánh giá mức độ sẽ tạo điều kiên định hướng cho các chương trình giáo dục, hỗ trợ và can thiêp phù hợp. Đó thực sự là một vấn đề lớn cần được sự quan tâm của xã hội và ngành y tế.

Về mặt nguyên nhân, chậm phát triển tâm thần có nguyên nhân đa dạng và phức tạp, trong đó các nguyên nhân di truyền chiếm một tỷ lê từ 20-40% [38]. Với sự ra đời và phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán di truyền tế’ bào và phân tử, các nguyên nhân di truyền ngày càng được phát hiên nhiều hơn. Một điều đáng quan tâm là những trường hợp chậm phát triển tâm thần do nguyên nhân di truyền có thể có nguy cơ lặp lại sinh con bất thường cao hoặc di truyền cho các thế hê sau. Do đó, việc chẩn đoán nguyên nhân di truyền có vai trò rất quan trọng để tư vấn cho các gia đình có con bị chậm phát triển tâm thần, dự báo nguy cơ lặp lại của các lần mang thai tiếp theo và đặt cơ sở cho việc chẩn đoán trước sinh. Về phương diện nghiên cứu, việc xác định được các nguyên nhân di truyền giúp làm sáng tỏ các cơ chế’ gây chậm phát triển tâm thần để từ đó xây dựng các biện pháp dự phòng thích hợp.

Tuy nhiên hiện nay ở nước ta các nghiên cứu về tần suất của chậm phát triển tâm thần còn chưa nhiều, trong đó một số nghiên cứu còn bỏ sót các trường hợp chậm phát triển tâm thần nhẹ khi điều tra và có rất ít các nghiên cứu về nguyên nhân di truyền của chậm phát triển tâm thần ngoài một vài nghiên cứu về đột biến nhiễm sắc thể trong một số trường hợp lâm sàng có nghi ngờ về bất thường này.

Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu có hệ thống về tần suất chậm phát triển tâm thần và nguyên nhân di truyền của bệnh trong cộng đồng là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài:

“Nghiên cứu tần suất và một số nguyên nhân di truyền của trẻ châm phát triển tâm thần tại thành phố Huế”

được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau:

1. Khảo sát tần suất và mức độ chậm phát triển tâm thần ở trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi tại một số địa phương thuộc thành phố Huế.

2. Xác định một số nguyên nhân di truyền ở trẻ chậm phát triển tâm thần từ 6 đến dưới 16 tuổi tại các địa phương này.

Từ những kết quả thu được sẽ đề xuất các biện pháp hỗ trợ và can thiệp cho trẻ chậm phát triển tâm thần, cũng như công tác tư vấn di truyền đối với các gia đình có nguy cơ.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt và các ký hiệu
Danh mục các bảng
Danh mục các hình và biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẬM PHÁT TRIEN TÂM THAN 3
1.1.1. Lịch sử hình thành các khái niêm về chậm phát triển tâm thần 3
1.1.2. Một số khái niêm về trí tuệ và hành vi thích ứng 3
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng của chậm phát triển tâm thần 5
1.1.4. Phân loại chậm phát triển tâm thần theo mức độ 7
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán 7
1.1.6. Chẩn đoán phân biệt 9
1.2. TẦN SUẤT CHẬM PHÁT TRIEN TÂM THAN 11
1.2.1. Tần suất chậm phát triển tâm thần trên thế giới 11
1.2.2. Tần suất chậm phát triển tâm thần trong nước 12
1.2.3. Diễn biến của tần suất CPTTT theo thời gian 13
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố CPTTT 13
1.3. NGUYÊN NHÂN DI TRUYềN CủA CHậM PHÁT TRIEN TÂM THầN ..15
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu nguyên nhân của chậm phát triển tâm thần 15
1.3.2. Phân loại nguyên nhân của chậm phát triển tâm thần 15
1.3.3. Sự phân bố của nguyên nhân di truyền trong CPTTT 17
1.3.4. Các loại nguyên nhân di truyền 19
1.3.5. Một số kỹ thuật chẩn đoán nguyên nhân di truyền 21
1.3.6. Một số nguyên nhân di truyền điển hình 29
1.3.7. Một số nghiên cứu về nguyên nhân di truyền trong CPTTT 38
CHƯƠNG 2: Đối TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 41
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN cúu 41
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cúu 42
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu về tần suất CPTTT 42
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân di truyền 42
2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán 42
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu 46
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 46
2.3.2. Tính cỡ mẫu nghiên cứu 46
2.3.3. Cách chọn mẫu 47
2.3.4. Các biến số nghiên cứu 49
2.3.5. Phương pháp thu thập số liêu 50
2.3.6. Phương pháp đánh giá thương số trí tuệ 53
2.3.7. Các phương pháp xét nghiệm 54
2.3.8. Xử lý số liệu 61
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN cúu 62
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 63
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHÓM NGHIÊN cúu 63
3.1.1. Phân bố các trẻ từ 6 đến dưới 16 trong nhóm nghiên cứu 63
3.1.2. Phân bố trẻ theo tuổi tại mỗi phường, xã 64
3.2. TẦN SUẤT VÀ MỨc ĐỘ CHậM PHÁT TRIểN TÂM THAN 65
3.2.1. Tần suất chậm phát triển tâm thần 65
3.2.2. Mức độ chậm phát triển tâm thần 69
3.2.3. Một số đặc điểm lâm sàng của nhóm trẻ CPTTT 71
3.3. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DI TRUYềN CủA CPTTT 74
3.3.1. Các nguyên nhân bất thường nhiễm sắc thể 74
3.3.2. Nguyên nhân do đột biến gen FMR1 (Hội chứng NST X dễ gãy) 87
3.3.3. Nguyên nhân do bệnh PKU 92
3.3.4. Nhận xét chung về nguyên nhân chậm phát triển tâm thần 92
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 94
4.1. TẦN SUẤT VÀ MỨC ĐỘ CPTTT 94
4.1.1. Tần suất chậm phát triển tâm thần 94
4.1.2. Mức độ chậm phát triển tâm thần 98
4.1.3. Một số đặc điểm lâm sàng của nhóm trẻ CPTTT 103
4.2. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DI TRUYềN 106
4.2.1. Các bất thường nhiễm sắc thể 106
4.2.2. Đột biến gen FMR1 (Hội chứng NST X dễ gãy) 122
4.2.3. Bệnh phenylketone niệu (PKU) 129
4.2.4. Nhận xét chung về các nguyên nhân CPTTT 129
4.3. VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ HƯỚNG NGHIÊN CÚU 131
KẾT LUẬN 133
KHUYẾN NGHỊ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment