Nghiên cứu tạo nguồn nguyên liệu làm thuôc từ 3 loài Schefflera elliptica, s. corymbỉ/ormis, s. sp.3. thuộc họ Nhân sâm có tác dụng chông stress và tăng lực
Trong những năm gần đây, thế giới đặc biệt chú ý đến các cây thuốc và các loại thuốc có nguồn gôc thiên nhiên do phát hiện ra nhiều tác dụng không mong muôn của nhiều loại thuốc được sản xuất bằng con đường tổng hợp hóa học. Vì vậy mà nhu cầu của thế giđi về cây thuốc nói riêng và dược liệu nói chung ngày càng tăng. Ớ nước ta, nhu cầu sử dụng dược liệu rất lớn khoảng 50 ngàn tấn/năm và thuốc y học cổ truyền chiếm 27% [17]. Trong đó, các dược liệu có tác dụng bổ, tăng lực được chú ý hơn cả do đời sông ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về bảo vệ nâng cao sức khoẻ được con người ngày càng được quan tâm. Nhân sâm là vị thuốc bổ đứng đầu , còn gọi là thuốc trường sinh, đã được con người tín nhiệm từ lâu đời. Tuy nhiên, Nhân sâm khó trồng, hiếm, thời gian thu hoạch lâu, giá thành cao nên trong khoảng 50 năm qua các nhà khoa học trong và ngoài nước vẫn tìm kiếm những loài khác thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) để thay thế Nhân sâm cho một sô” tác dụng: bổ, tăng lực, chống stress và đã phát hiện nhiều loài có tác dụng sinh thích nghi và tăng lực tương tự Nhân sâm như Sâm Xi-bê-ri {Eleutherococcus senticocus (Rupr. & Maxim.) Maxim.), Đinh lăng (Polyscias ỷruticosa (L.) Harms), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin), Sâm Mỹ (Panax quinqueỷolium L.), Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F.H.Chen), Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et. Grushv.). Chúng góp phần trong việc dự phòng và điều trị các bệnh lý gây bởi stress vật lý và tâm lý ảnh hưởng đến sự hằng định nội môi (homeostasis) của cơ thể con người và là nguyên nhân của những căn bệnh thời đại như: ung thư, tim mạch, suy giảm miễn dịch, trầm cảm [9,11,22,26,28].
Trong đề tài cấp Bộ (KHYD.02.24R) “Nghiên cứu sàng lọc các cây thuôc thuộc họ Ngũ gia bì có tác dụng chông stress và tăng lực ”, 1999-2000 [13,32] Trung tâm Sâm & Dược liệu Tp. HCM đã thực hiện và tìm được 10 loài (trong tổng sô” 25 loài nghiên cứu) thể hiện các tác dụng tăng lực và chống stress. Đặc biệt chi Schefflera chiếm đến 50% sô” loài có tác dụng. Các loài này có phân bô” rộng, đa dạng và dễ cho việc nhân giông tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc. Trong đó 3 loài Schejflera elliptica, s. corymbiformis, s. sp.3. thể hiện tác dụng tăng lực và chịu đựng stress nóng rõ.
Mục tiêu của đề tài
Nhằm Nghiên cứu tạo nguồn nguyên liệu làm thuôc từ 3 loài Schefflera elliptica, s. corymbỉ/ormis, s. sp.3. thuộc họ Nhân sâm có tác dụng chông stress và tăng lực , chúng tôi thực hiện với các mục tiêu sau đây:
– Nghiên cứu nhân giống và xây dựng quy trình trồng 3 loài Schefflera
– Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu của 3 loài khảo sát.
– Bước đầu nghiên cứu đánh giá tác dụng sinh học 3 loài Schefflera về chống stress và tăng lực.
2. TỔNG QUAN
2.1. Họ Nhân sâm (ARALIACEAE)
Theo thông kê năm 1985 (Grushvitsky, Hà Thị Dụng) họ Nhân Sâm (.Araliaceae) ở Việt Nam có 110 loài, thuộc 18 chi (không kể chi Polyscias và các loài được trồng), trong đó có 46 loài và 11 thứ là đặc hữu trong hệ thực vật Việt Nam, đã có 40 loài được sử dụng làm thuốc. Đến nay, sô” loài chưa được cập nhật và thông kê đầy đủ nhưng trên thực tế sô” loài trong họ đã tăng lên trên 130 loài (Shang, 1983, 1997) với trên 60 loài đặc hữu. [1,2,8,14,27,39].
So sánh với họ Nhân sâm trong thực vật chí Trung quốc có 22 chi và 171 loài (Flora of China, 1996) thì Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên các loài thuộc họ Nhân sâm rất phong phú đáng để đầu tư nghiên cứu, ngoài chi Panax L. với nhiều cây thuôc quí hiếm có thể kể đến các chi Schejflera, Aralia, Macropanax, Brassaiopsis…{bảng 1).
Mục lục
PHẦN A. TÓM TẮT CÁC KET QUả Nổi BậT CủA Đề TÀI 1
1. Kết quả nổi bật của đề tài 1
2. Đóng góp mới của đề tài 1
3. Ap dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội 2
4. Đánh giá thực hiện đề tài đốì chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt 2
5. Các ý kiến đề nghị 2
PHẦN B. NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIET KET QUả NGHIÊN CứU 3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
2. TONG QUAN 4
2.1. Họ Nhân sâm (ARALĨACEAE) 4
2.2. Chi Schefflera 5
2.2.1. về sinh thái 5
2.2.2. Về hóa học 7
2.2.3. về tác dụng dược lý 12
2.2.4. về công dụng 13
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 15
3.1. Điều tra sự phân bô” và sơ bộ đánh giá trữ lượng của các loài khảo sát trên các khu vực
khác nhau ở Tây Nguyên và Đông nam bộ 15
3.1.1. Địa điểm và thời gian điều tra 15
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu 15
3.2. Nghiên cứu khả năng nhân giông và gieo trồng 16
3.2.1. Nghiên cứu khả năng nhân giống 16
3.2.2. Nghiên cứu trồng ra ruộng 19
3.2.3. Phân tích thành phần nguyên tố đa lượng và vi lượng của đất trên các vùng thu hái và
gieo trồng 19
3.3. Khảo sát đặc điểm vi học và định danh loài 20
3.4. Khảo sát thành phần hoá học 20
3.4.1. Nguyên liệu 20
3.4.2. Hóa chất và trang thiết bị 20
3.4.3. Xác định độ ẩm và độ tro 21
3.4.4. Xác định thành phần acid béo 21
3.4.5. Xác định các nguyên tố đa, vi lượng 21
3.4.6. Phân tích sơ bộ thành phần hóa học 21
3.4.7. Khảo sát hợp chất saponin trong lá, thân và rễ 22
3.4.8. Khảo sát sapogenin thuỷ phân từ saponin tp trong lá, thân và rễ 22
3.4.9. Xác định khả năng tích lũy hoạt chất của các loài Schejflera 24
3.5. Thử tác dụng dược lý 24
3.5.1. Nguyên liệu 24
3.5.2. Súc vật thử nghiệm 25
3 5 3. Thử độc tính cấp 25
3.5.4. Thực nghiệm tăng lực 26
3.5.5. Thực nghiệm stress nóng 26
3.5.6. Thực nghiệm stress cô lập 27
3.6. Tính toán thống kê 27
4. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 28
4.1. Kết quả điều tra sự phân bô” và sơ bộ đánh giá trữ lượng của các loài khảo sát trên các khu
vục khác nhau ở Tây Nguyên và Đông nam bộ 28
4.1.1. Khu vực phân bố các loài Schefflera 28
4.1.2. Nhận xét 29
4.2. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống và gieo trồng 29
4.2.1. Nghiên cứu nhân giông vô tính từ hom giông 29
4.2.2. Nhân giông hữu tính từ hạt giống 36
4.2.3. Nghiên cứu trồng ra ruộng 37
4.2.4. Phân tích thành phần đa lượng và vi lượng trong đất 40
4.3. Xây dựng quy trình trồng 2 loài Schejflera ở Tà Nung – Đà Lạt 41
4.4. Kết quả khảo sát đặc điểm vi học và định danh loài 42
4.4.1. Định danh Schefflera sp3- Chân chim không cuông quả 42
4.4.2. Đặc điểm vi học của dược liệu 47
4.5. Kết quả khảo sát thành phần hoá học 63
4.5.1. Độ ẩm – độ tro 63
4.4.2. Thành phần acid béo 64
4.5.3. Các nguyên tố đa, vi lượng 64
4.5.4. Sơ bộ thành phần hóa học 65
4.5.5. HỢp chất saponin trong lá, thân cành và rễ 68
4.5.6. Các sapogenin thủy phân từsaponin tp trong lá, thân và rễ của 3 loài 69
4.5.7. Xác định khả năng tích lũy hoạt chất của các loài Schejflera 79
4.6. Tiêu chuẩn hoá các nguyên liệu 80
4.7. Kết quả thử tác dụng dượclý 91
4.7.1. Chiết xuất và tiêu chuẩn hoá cao mềm 91
4.7.2. Các tác dụng dược lý trên bộ phận dùng thân của 3 loài Schejflera 92
4.7.3. Các tác dụng dược lý trên lá của 3 loài Schefflera 97
5. BÀN LUẬN 104
5.1. về điều tra, nhân giông và thực vật của 3 loài… 104
5.2. về khảo sát thành phần hoá học 105
5.3. về tác dụng dược lý – 106
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
6 1. Kết Luận 109
6.2. Kiến nghị 110
Tài liệu tham khảo 111
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích