Nghiên cứu thái độ xử trí sản khoa ở sản phụ nhiễm HIV/AIDS đẻ tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương

Nghiên cứu thái độ xử trí sản khoa ở sản phụ nhiễm HIV/AIDS đẻ tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương

Nghiên cứu thái độ xử trí sản khoa ở sản phụ nhiễm HIV/AIDS đẻ tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương trong 2 năm (2012 – 2013).HIV/AIDS –  căn bệnh của thế  kỷ  được phát hiện từ  đầu những năm 80 của  thế  kỷ  trước,  với  tên  gọi “Hội  chứng  suy  giảm  miễn  dịch  mắc  phải”. Tháng 5 năm 1983, một nhóm nhà khoa học Pháp  và Mỹ  lần đầu tiên phát hiện được HIV, tác nhân gây ra AIDS.[1][2][3]

Tuy  mới  xuất  hiện  nhưng  HIV/AIDS  đã  nhanh  chóng  lan  rộng,  trở thành đại dịch nguy hiểm  ảnh hưởng đến nền kinh tế,  xã hội của mỗi quốc gia. Trong 32 năm qua HIV/ AIDS đã khiến 60 triệu người trên thế giới bị lây nhiễm và trở  thành nguyên nhân gây tử  vong cho 30 triệu người khác. Đến thời  điểm  này đại  dịch  HIV/AIDS  trên  thế  giới  vẫn  đang  diễn  biến  phức tạp.Theo ước tính của UNAIDS, trung bình mỗi ngày thế  giới có thêm 7000 người nhiễm HIV /AIDS.
Ở  Việt Nam, lần đầu tiên thông báo một trường hợp nhiễm  HIV vào tháng 12 năm 1990 và năm 1993 xuất hiện trường hợp bị AIDS đầu tiên. Cho đến nay, dịch chưa có xu hướng chậm lại  mà tiếp tục gia tăng. Lứa tuổi của những người nhiễm HIV/AIDS có xu hướng ngày càng trẻ  hơn. Tỷ  lệ  phụ  nữ lây nhiễm ngày càng cao do đó việc lây nhiễm sang trẻ em cũng tăng lên theo. 
Theo  thống  kê  của  cục  phòng  chống  HIV/AIDS  –  Bộ  Y  Tế  đến  năm  2013 tổng số người nhiễm HIV còn sống là 206.000, trong đó có 52.700 bệnh nhân AIDS[4][5]. Hàng năm cả nước có hơn 10.000 người nhiễm mới.Tỷ lệ phụ nữ mang  thai  nhiễm  HIV/AIDS  tăng  0,03%  năm  1995  lên  0,37%  vào  năm  2008[16]. Các em bé sinh ra từ  những bà mẹ  nhiễm HIV đứng trước nguy cơ lây nhiễm từ  2%  ở  các nước phát triển cho đến 30%  ở  các nước đang phát triển[19].Mỗi năm trên thế  giới có 1,5 triệu phụ  nữ  mang virus HIV có thai. 
Bằng những nỗ  lực toàn cầu, đặc biệt chế  độ  điều trị  theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới để ngăn lây nhiễm từ mẹ sang con đã cứu được mạng sống con của hơn 60.000 thai phụ nhiễm HIV/AIDS.
Với tốc độ  lây nhiễm HIV gia tăng như hiện nay là gánh nặng to lớn cho nghành y tế, đặc biệt là sản phụ  khoa trong việc phòng chống lây nhiễm mới,  dự  phòng  lây  truyền  từ  mẹ  sang  con[6][7].  Vì  thế,  cần có  nhiều  hơn những  giải  pháp  thích  hợp  và  kịp  thời  về  quản  lí,  chẩn  đoán,  điều  trị HIV/AIDS và phòng lây truyền mẹ con(PLTMC).
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy dự phòng bằng phối hợp nhiều  biện pháp đã mang lại những hiệu quả  đáng kể  trong việc giảm tỷlệ  lây truyền HIV từ  mẹ  sang con. Và cũng mong muốn tìm hiểu sâu hơn vềcác đặc điểm của phụ  nữ  mang thai bị  nhiễm HIV/AIDS  cũng như việc dựphòng lây truyền mẹ  con nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài:  Nghiên cứu thái độ  xử  trí sản khoa  ở  sản phụ  nhiễm HIV/AIDS đẻ  tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương trong 2 năm (2012 – 2013)”. Với mục tiêu:
1.  Mô  tả  đặc  điểm  lâm  sàng, cận  lâm  sàng  của sản  phụ  nhiễm  HIV /AIDS đẻ tại BVPS Trung ương trong 2 năm ( 2012- 2013)
2.  Nhận xét thái độ  và kết quả  xử  trí sản khoa  ở  sản phụ  nhiễm HIV đẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Phan Thị  Thu Anh (1995) “Những biến đổi miễn dịch  ở  cơ thể  nhiễm HIV,  Bệnh  nhân  AIDS  và  các  phương  pháp  phát  hiện,  Nhiễm HIV/AIDS, Y học cơ sở lâm sàng và phòng chống, tr. 37-57
2.  Lê Thị  Thanh Vân (2012), HIV/AIDS và Thai nghén, Sản phụ  khoa  –Bài giảng cho học viên sau đại học, tr.214-220
3.  Nguyễn Viết Tiến, Đỗ  Quan Hà, Phan Thị  Thu Nga (2009), “Bước đầu đánh giá và hiệu quả  điều trị  phòng lây nhiễm HIV từ  mẹ  sang con tại bệnh viện phụ  sản trung ương từ  9/2005  –  2/2008”, Đại hội toàn quốc và hội nghị  khoa học Hội Sản phụ  khoa và sinh đẻ  có kế  hoạch Việt Nam lần thứ XVI. Hạ long 24-25/9/2009, tr. 112-120
4.  Bộ  Y Tế  (2005), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị  nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
5.  Bộ  Y Tế  (2005), Những vấn đề  cơ bản về  phòng lây truyền HIV từ  mẹsang con, Nhà xuất bản y học, Hà Nội
6.  Bộ  Y  Tế  (2007).  Chương  trình  hành  động  giám  sát  HIV/AIDS,  theo dõi, đánh giá chương trình, nhà xuất bản y học
7.  Bộ  Y Tế  (2007), Tài liệu tập  huấn phòng lây truyền từ  mẹ  sang con, Nhà xuất bản y học
8.  Lê Huy Chính (2003), “Virus gây Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch  ởngười, Vi sinh y học, tr.272-284
9.  Lê Thị  Thanh Vân: Nhiễm khuẩn nguy hại trong thai nghén.  Nhà xuất bản y học. tr.105
10.  Dreyfuss  ML.Samanga  GI.  Et  al  (2001),  “Detertminants  of  low  birth weight among HIV – infected pregnant women in Tanzania’, Am J Clin Nutr, 74(6), p. 814-826 
11.  Lambert JS. Watts DH. Et al (2000), “Rick factor for preterm birth, low birth weight and intrauterine growth retardation in infants bron to HIV –  infected  pregnans  women  receiving  zidovudine.  Pediatric  AIDS Clinical trials group 185 team”, AIDS, 14(10), p.1389-1399
12.  UNAIDS (2010), Report on the global AIDS epidemic
13.  De Cock, Fowler MG. (2000), “Prevention of mother  –  to  –  Child HIV transmission  in  resource-poor countries:  translating  research  in  to policy and practise” JAMA, 283(9): 1175-1182.
14.  Bộ  Y  Tế  “Chiến  lược  quốc  gia  phòng  chống  HIV/AIDS  ở  Việt  Nam 
đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, Nhà xuất bản y học 2004
15.  Bộ  Y Tế  “Khảo sát kiến thức, thái độ  và hành vi  ở  nhóm tuổi vị  thành niên và thanh niên, năm 2004”, Trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
16.  Trịnh Thị  Minh Liên (2008), “Biểu hiện lâm sàng, nguyên tắc chẩn đoán và điều trị  bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS”, Tài liệu bài giảng sinh viên Y5 đa khoa
17.  Vương Tiến Hòa (2005), “Nhiễm HIV/AIDS và Thai nghén”, Sản khoa và sơ sinh, Nhà xuất bản y học, tr.292-312.
18.  Nguyễn Thị Thu Trang (2005), “Một số đánh giá tình hình HIV/AIDS ở phụ  nữ  có thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2004-  2005”, Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Đại học y Hà Nội.
19.  Dunn DT. Et al (1994), “Mode of delivery and vertical transmission of HIV-1: a review of prospective studies”, J Acquir Immune Defic syndr, 7: 1064-1066
20.  Bộ  Y tế  (20/4/2012) Hướng dẫn thực hiện dự  phòng lây truyền HIV từmẹ sang con. 
21.  International Perinatal HIV Group (2007),  “The mode of delivery and the  rick  of  verti  transmission  of  Human  immunodeficiency  virus  type 1”, N Engl J Med, 340 (14) 977-987
22.  Ủy Ban Dân Số  GĐ –  TE (2002), “Kết quả  điều tra  cơ bản của dự  án cộng đồng hành động phòng chống HIV/AIDS”,  Ủy ban DSGĐ  –  TE và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, năm 2002
23.  Nguyễn Hữu Huyên (2002), “Khảo sát sự  hiểu biết, thái độ, thực hành phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của cán bộ y tế từ tuyến huyện ở Đắc Lắc năm 2002”, Tạp chí thông tin y dược 2004
24.  Bộ  Y Tế, Quy trình chăm sóc và dự  phòng lây truyền HIV từ  mẹ  sang con bằng thuốc kháng virus (ARV), Ban hành kèm theo quyết định số3461/QĐ-BYT ngày 07/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, 2007
25.  Bộ  Y Tế, Hướng dẫn  phác đồ  điều trị  dự  phòng lây truyền từ  mẹ  sang con bằng thuốc kháng virus (ARV), Ban hành kèm theo quyết định số3821/QĐ-BYT ngày 03/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Y Tế. 2008
26.  Cục phòng, chống HIV/AIDS Bộ  Y Tế  (2010), Báo cáo tình hình dịch nhiễm HIV/AIDS toàn quốc đến quí III/2010
27.  Bùi  Đại,  Nguyễn  Văn  Mùi,  Nguyễn  Hoàng  Tuấn  (2001),  “Nhiễm HIV/AIDS”, Bệnh học truyền nhiễm, tr.355-382
29.  Trịnh Thị  Minh Liên, Lê Đăng Hà (2002), “Nhận xét một số  đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm ở  bệnh nhân HIV/AIDS tại Hà Nội”, Y học thực hành 4/2002, tr.89-92
30.  WHO  (2010),  Antiretroviral  drugs  for  treating  pregnant  women  and preventing HIV infection in infants. 
31.  Rodriguez W. (2003), “Chẩn đoán nhiễm HIV bằng xét nghiệm labo, Đại học y Harvard, Hoa Kì”, Bài giảng tập huấn về  chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV/AIDS
32.  Ferrero S. Gotta G.  (2002), “162 HIV-1 infected pregnant women and vertical  transmission”.  Result  of  a  prospective  study”,  minerva Ginecol, 54(5), p.373-385
33.  Nguyễn  Thị  Ngọc  Phượng  (2002),  “Dịch  tế  học  HIV/AIDS  tại  Bệnh viện Từ  Dũ 10/2000  –  2001”, Nội san sản phụ  khoa, số  đặc  biệt nhân dịp  hội  nghị  toàn  quốc  Hội  Sản  phụ  khoa  Việt  Nam.  Đà  nẵng  11-12/7/2002, tr. 37-41
34.  World  Health  Organization  (2008),  “Antiretroviral  drugs  for  treating pregnant women and Preventing infection in infants”: Guidelin on care, Treament  and  Support  for  Women  Living  with  HIV/AIDS  and  their children
35.  Vũ  Thị  Nhung  (2004), “Đánh giá  tình  hình  phụ  nữ  mang  thai nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Hùng Vương 1996  –  2003”, Tạp chí Phụ  sản, 4/6/2004 (1-2), tr. 22-24
36.  Ngô Thị Thuyên (2004), “Khảo sát tình hình thai phụ nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Phụ  sản Trung ương”, Luận văn thạc sỹ  y học, Đại học y Hà Nội.
37.  Nguyễn Viết Tiến, Đỗ  Quan Hà, Phan Thị  Thu Nga (2009), “Bước đầu đánh giá và hiệu quả  điều trị  phòng lây nhiễm HIV từ  mẹ  sang con tại bệnh viện phụ  sản trung ương từ  9/2005  –  2/2008”, Đại hội toàn quốc và hội nghị  khoa học Hội Sản phụ  khoa và sinh đẻ  có kế  hoạch Việt Nam lần thứ XVI. Hạ long 24-25/9/2009, tr. 112-120
38.  Stephensen  BC.  (2003),  “Vitamine  A,  β-carotene  and  Mother  –  to  –Child transmission of HIV”, Brief critical reviews, 61 (8), p. 208-292 
39.  Trần Thùy Linh (2011), “Nhận xét điều trị dự phòng lây truyền mẹ  con và thái độ  xử  trí sản khoa  ở  sản phụ  nhiễm HIV/AIDS đẻ  tại Bệnh viện Phụ  Sản Trung ương”,  Luận văn tốt nghiệp bác sỹ  Đa khoa, Đại học y Hà Nội
40.  Lương Tâm Phúc (2011), “Nhận xét việc theo dõi thai và xử trí sản phụnhiễm HIV/AIDS đẻ  tại Bệnh viện Phụ  sản Trung ương”,  Luân văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học y Hà Nội.
41.  Bộ  Y Tế-  Đại học Y Hà Nội-  Bộ  môn truyền nhiễm: Bài giảng bệnh truyền nhiễm –2011 Tr 203- 211.
42.  Nguyễn Liên Phương ( 2008)” Nhận xét về  thái độ  xử  trí trong chuyển 
dạ  của sản phụ  có HIV/AIDS năm 2008 tại bệnh viện Phụ  sản Trung Ương” luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II.
43.  Phạm Bích San (2002),” Báo cáo đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS năm 1996-2000” Tr 5-8.
44.  Đỗ  Thu Thủy, Nguyễn Thị  Mai Anh (2008)” Tình hình lây truyền HIV từ  mẹ  sang  con  tại  bênh  viện  Phụ  sản  Hải  .Phòng  giai  đoạn  2004-2008”. Tạp chí hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp t3/2009, tr 18-24

Leave a Comment