Nghiên cứu thái độ xử trí trong chuyển dạ ở sản sản phụ nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong hai giai đoạn 2005 và 2015
Nghiên cứu thái độ xử trí trong chuyển dạ ở sản sản phụ nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong hai giai đoạn 2005 và 2015.HIV/AIDS là một căn bệnh thế kỷ được phát hiện từ đầu những năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan rộng và trở thành đại dịch nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người với tên gọi “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”.Tháng 5/1983, một nhóm nhà khoa học Pháp và Mỹ lần đầu tiên phát hiện được HIV, tác nhân gây ra AIDS[1]. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) tính đến cuối năm 2015, trên toàn thế giới có khoảng 35 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 15,9 triệu phụ nữ và 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Có 119 quốc gia đã báo cáo kết quả có khoảng 95 triệu người đi xét nghiệm HIV.Tại Việt Nam, năm 2015 phát hiện 10.195 trường hợp nhiễm mới HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 6130, tử vong do AIDS 2130 trường hợp. Tính đến cuối năm 2015 cả nước hiện có 227.154 trường hợp nhiễm HIV còn sống và ước tính hiện có 254.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng(theo số liệu của cục phòng, chống HIV/AIDS- Bộ y tế).
Ở Việt Nam, thông báo trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 12 năm 1990 và năm 1993 xuất hiện trường hợp bị AIDS. Dịch HIV/AIDS đã được ghi nhận xuất hiện ở 100% các tỉnh – thành phố, 97,8% số quận – huyện và 74% số xã- phường [2]. Theo thống kê của cục phòng chống HIV/AIDS- Bộ y tế năm 2014 ở Viêt Nam tính đến tháng 9/2014 có gần 89000 người đang điều trị ARV, chiếm 36% tổng số người nhiễm HIV, gần 4500 em nhỏ được điều trị bằng thuốc kháng virus, chiếm hơn 90% số trẻ nhiễm HIV.Cho đến nay, đại dịch HIV/AIDS chưa có xu hướng chậm lại mà tiếp tục gia tăng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Lứa tuổi của những người nhiễm HIV/AIDS có xu hướng ngày càng trẻ hơn. Tỷ lệ phụ nữ lây nhiễm ngày càng cao, đa số đều trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS từ 0,21%năm 2008 tăng lên 0,28% năm 2009 [3]. Những em bé sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV đứng trươc nguy cơ lây nhiễm từ 2% ở các nước phát triển cho đến 30% ở các nước đang phát triển [4].
Để có chiến lược phòng chống HIV có hiệu quả, việc xác định tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV là một trong các yếu tố quan trọng để hoạch định chính sách phòng chống HIV. Theo thống kê Bộ Y tế Việt Nam năm 2006, mỗi năm có 1,8 đến 2 triệu phụ nữ sinh con, với tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ có thai hiện nay khoảng 0,35% (tăng gấp 20 lần so với năm 1994, 0,02%) thì mỗi năm sẽ có khoảng 5.000-7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV sinh con [5].
Phần lớn trẻ em đang sống chung với HIV bị nhiễm qua lây truyền từ mẹ sang con xảy ra trong thai kỳ, chuyển dạ sinh và sau đẻ hoặc trong khi bú mẹ. Khi không có bất kỳ can thiệp nào thì nguy cơ của sự lây truyền này là 15 – 30% ở quần thể không bú mẹ; bà mẹ đã nhiễm cho con bú làm tăng nguy cơ này lên 5 – 20% và nguy cơ tính chung là 20-45%. Có thể giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con xuống dưới 2% bằng các can thiệp bao gồm cho uống thuốc kháng retrovirus (ARV) dự phòng đối với phụ nữ đang mang thai và chuyển dạ và đối với trẻ trong tuần đầu mới sinh. Với những can thiệp này, nhiễm mới HIV ở trẻ em sẽ ngày càng ít gặp hơn ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển.
Với tốc độ lây nhiễm HIV gia tăng như hiện nay là gánh nặng cho ngành y tế, đặc biệt là sản phụ khoa trong việc phòng chống lây nhiễm mới, dự phòng lây truyền mẹ con [6],[7].
Vì thế, cần có nhiều những giải pháp hợp lý và kịp thời về chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS và phòng lây truyền mẹ con.
Kết quả nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy dự phòng bằng phối hợp nhiều biện pháp đã mang lại những hiệu quả đáng kể trong giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con.Việt Nam ngày càng đẩy mạnh các hoạt động quản lý, chẩn đoán và điều trị dự phòng cho thai phụ nhiễm HIV.
Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu thái độ xử trí trong chuyển dạ ở sản sản phụ nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong hai giai đoạn 2005 và 2015”. Với mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của sản phụ nhiễm HIV/AIDS được điều trị tại bệnh viện phụ sản Trung Ương 2 giai đoạn 2005 và 2015.
2. Nhận xét thái độ xử trí trong chuyển dạ ở sản phụ nhiễm HIV/AIDS 2 giai đoạn 2005 và 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. P han thị Thu Anh (1995),“Những biến đổi miễn dịch ở cơ thể nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và các phương pháp phát hiện”. Nhiễm HIV/AIDS, Y học cơ sở lâm sàng và phòng chống, tr. 214-220.
2. Cục phòng, chống HIV/AIDS Bộ y tế (2010), Báo cáo tình hình dịch nhiễm HIV/AIDS toàn quốc đến quý III/2010.
3. Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ y tế (2009), Báo cáo tình hình dịch nhiễm HIV/AIDS toàn quốc năm 2009.
4. Nguyễn Thị Liên Phương, Lê Thị Thanh Vân (2010), “Nhận xét xử trí trong chuyển dạ của sản phụ có HIV/AIDS năm 2008 tại bệnh viện phụ sản Trung Ương”, Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp, Hà Nội 29/4/2010. tr .139-144
5. Bộ Y Tế (2006), “Dự phòng phơi nhiễm nghề nghiệp HIV/AIDS cho nhân viên y tế”. Nhà xuất bản Y học.
6. Bộ Y Tế (2007). “Chương trình hành động giám sát HIV/AIDS, theo dõi đánh giá chương trình”. Nhà xuất bản Y học.
7. Lambert JC., watts DH., Mofenson L. Et al. (2000), “Rick factor for preterm birth, low birth weight and intrauterine growth retardation in infants bron to HIV-infected pregnant women receiving zidovudine. Pediatric AIDS Clinical trials group 185 team”, AIDS, 14(10), p.1389-1399.
8. Bộ y tế (2007), Tài liệu tập huấn phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Nhà xuất bản y học.
9. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn (2001), Nhiễm HIV/AIDS, bệnh học truyền nhiễm,tr. 355-382.
10. Nguyễn Viết Tiến, Đỗ Quan Hà, Phan Thị Thu Nga (2009), “Bước đầu đánh giá và hiệu quả điều trị phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con tại bệnh viện phụ sản Trung Ương tư 9/2005-2/2008”, Đại hội toàn quốc và hội nghị khoa học Hội Sản phụ khoa và sinh đẻ có kế hoạch Việt Nam lần thứ XVI. Hạ Long 24-25/9/2009, tr. 112-120.
11. Bộ y tế (2005), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS”, Nhà xuất bản y học Hà Nội.
12. Bộ Y Tế (2007), “Tài liệu tập huấn phòng lây truyền từ mẹ sang con”, Nhà xuất bản y học.
13. Lambert JS.Watts DH.Et al (2000), “Rick factor for preterm birth, low borth weight and intrauterine growth retardation in infants bron to HIV – infected pregnans women receiving zidovudine. Pediatric AIDS clinical trials group 185 team”, AIDS, 14(10), p.1389-1399.
14. Bộ y tế (2007). Chương trình hành động giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình, Nhà xuất bản y học.
15. Lê Huy Chính (2003), “Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch người”, vi sinh y học, tr. 272-284.
16. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Vy, Đỗ Quan Hà (2001), HIV/AIDS đối với bà mẹ mang thai và sơ sinh, Nhà xuất bản Y học.
17. Bộ y tế (2005), Những vấn đề cơ bản về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
18. Trần Thuỳ Linh (2011),“Nhận xét điều trị dự phòng lây truyền mẹ con và thái độ xử trí sản khoa ở sản phụ nhiễm HIV/AIDS đẻ tại bệnh viện phụ sản Trung Ương”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
19. Trịnh Thị Minh Liên (2008), “Biểu hiện lâm sàng, nguyên tắc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS”, Tài liệu bài giảng sinh viên Y5 đa khoa.
20. Rodriguez W. (2003), “Chẩn đoán nhiễm HIV bằng xét nghiệm labo, Đại học Y Harvard, Hoa kì”, Bài giảng tập huấn về chăm sóc vàđiều trị người nhiễm HIV/AIDS
21. Bộ y tế (2005), “Những vấn đề cơ bản về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
22. L ê Thị Thanh Vân (2012), HIV/AIDS và thai nghén, sản phụ khoa- Bài giảng cho học viên sau đại học, tr 214-220
23. De Cock, Fowler MG. (2000), “Prevention of mother – to – Child HIV transmission in resource-poor countries: translating research in to policy and practise” JAMA, 283(9): 1175-1182.
24. Bộ Y Tế (2014),“Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi ở nhóm tuổi vị thành niên và thành niên năm 2014”, Trung Ương đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
25. Avidan MS., Grove p., Blott M.,Welch J., et al (2002), “Low complication rate associated with cesarean section under spinal anesthesia for HIV-1 infection women on antiretroviral therapy”, Anesthesiology, 97(2), p. 320-324.
26. Ciria LM. (1998), “Impact of Zidovudine monotherapy on peronatal HIV transmission in Mallorca Island, Spain”, XII World AIDS Conference. Geneva 6/1998.
27. Bộ Y tế (20/4/2012), Hướng dẫn thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
28. Lê Thị Thanh Vân: “Nhiễm khuẩn nguy hại trong thai nghén”. Nhà xuất bản Y học, tr.105.
29. Dreyfuss ML.Samanga GI. Et al (2001), “Detertminants of low birth weight among HIV – infected pregnant woment in Tanzania”, Am J clin nutr, 74(6), p.814-826.
30. Mai Thị Anh (2013),“Nghiên cứu thái độ xử trí sản khoa ở sản phụ nhiễm HIV/AIDS đẻ tại bệnh viện phụ sản Trung Ương trong 2 năm (2012-2013)”, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
31. Vũ Thị Nhung (2004), Đánh giá tình hình phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện Hùng Vương 1996-2003, Tạp chí Phụ sản, 4 tháng 6/2004, tr. 22-24.
32. Ngô Thị Uyên (2004),Khảo sát tình hình thai phụ nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện phụ sản Trun Ương, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
33. WHO (2010), Antiretroviral drugs for treating pregnant women and preventing HIV infection in infacts.
34. WHO (2010), Antiretrovira l drugs for treating pregnant women and preventing HIV infection in infants.
35. Mofenson L.M (1999), “Can perinatal HIV infection be elimilated in the United State”, JAMA 182: pp. 577-579.
36. F errero S., Bentivoglio G. (2003), “Post-operative complication after caesarean section in HIV-infected women”, Arch Gynecol Obstet, 268(4), p. 268-273
37. Newell LM. (1994), “Caesarean section and rick of vertical transmission of HIV-1 infecsion”, Lamcet, 343, p. 1464-1467.
38. Mrus JM., Goldie SJ.,Weinstein MC., Tsevat J. (2000),“The cost-effectiveness of elective Cesarean delivery for HIV-infected wonmen with detectable HIV RNA during pregnancy”, AIDS, 14(16), p.2609-2610.
39. Lương Tâm Phúc (2011), “Nhận xét việc theo dõi và xử trí sản phụ nhiễm HIV/AIDS đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
40. Stephensen BC.(2003), “Vitamine A, β-carotene and Mother – to – Child transmission of HIV”, Brief critical reviews, 61(8), p.208-292
41. Aqiba Bokhari et all (2002). Effect prenatal exposure to anticonvulsant drug on dermal ridge pattern ò fingers. Teratology 66:19-23
42. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn (2001), “Nhiễm HIV/AIDS”, Bệnh học truyền nhiễm, tr. 355-382.
43. Dunn DT. Et al (1994), “Mode of delivery and vertical transmission of HIV-1: a review of prospective studies”, J Acquir Immune Defic syndr,7:1064-1066
44. Ferrero S. Gotta G. (2002), “162 HIV-1 infected pregnant women and vertical transmission”. Result of a prospective study”, minerva Ginecol, 54(5),p.373-385.
45. International Perinatal HIV Group (2007), “The mode of delivery and the rick of verti transmission of Human immunodeficiency virus type 1”, N Engl J Med, 340 (14) 977-987.
46. UNAIDS (2009), Global summary of the AIDS epidemic.
47. UNAIDS (2010), UNAIDS report on the Global AIDS epidemic.
48. WHO (2010), Antiretroviral drugs for treating pregnant wonmen and preventing HIV infection in infants.
49. WHO/UNAIDS/UNICEF (2009), The milennium development goals report 2009.
50. WHO/UNAIDS/UNICEF (2010), Towards universal access: scaling up priority HIV/AIDS interventions in the health sector Progress report September 2010.
51. World Health Organization (2008), “Antiretroviral drugs for treating pregnant women and preventing infection in infants”: Guidelin on care, treament and Support for Women Living with HIV/AIDS and their children.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com