Nghiên cứu thần kinh tự chủ tim mạch và mối liên quan với thời gian phát hiện bệnh, chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng thần kinh tự chủ tim mạch là biến chứng xuất hiên sớm và hay gặp ở bênh nhân đái tháo đường typ 2. Mục tiêu: xác định các chỉ số TKTCTM (thông qua khảo sát sự biến thiên của tần số tim, HA) và mối liên quan của chúng với thời gian phát hiên bênh và chỉ số khối cơ thể ở 91 bênh nhân đái tháo đường týp 2. Phương pháp: đánh giá thần kinh tự chủ tim mạch bằng trắc nghiêm Ewing có so sánh với người bình thường. Kết quả: tần số tim thay đổi ít chứng tỏ sự giảm hoạt đông của thần kinh phó giao cảm. Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng ở bênh nhân xảy ra nhiều hơn. Phản xạ co mạch ở bênh nhân xảy ra kém hơn. Kết luận: sự biến thiên tần số tim và huyết áp ở bênh nhân đái tháo đường có liên quan đến thời gian phát hiên bênh song ít liên quan đến chỉ số khối cơ thể.
Từ khoá: thần kinh tự chủ tim mạch, trắc nghiêm Ewing, đái tháo đường týp 2.
1. §ặt vấn đề.
Rối loạn chức năng TKTCTM ở BN ĐTĐ týp 2 là môt biến chứng hay gặp, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, bênh tim thiếu máu cục bô hoặc nhồi máu cơ tim thầm lặng. Biến chứng TKTCTM rất đáng ngại vì có thể gây đôt tử, tăng tử xuất khoảng 5 lần trên BN ĐTĐ. Rối loạn chức năng TKTCTM là môt biến chứng xuất hiên sớm ngay từ khi chưa có biểu hiên triêu chứng trên lâm sàng. Mức đô và tỷ lê rối loạn chức năng TKTCTM liên quan đến thời gian mắc bênh, tình trạng béo phì và sự đề kháng insulin.
Có nhiều biên pháp đánh giá sự biến thiên tần số tim và huyết áp (HA) liên quan đến sư thay đổi của thần kinh giao cảm (TKGC) và phó giao cảm (TKPGC) tim mạch trong đó nghiêm pháp của Ewing giúp phát hiên sớm rối loạn TKTCTM. Nghiên cứu nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định môt số chỉ số TKTCTM (thông qua khảo sát sự biến thiên của tần số tim, huyết áp) ở BN ĐTĐ týp 2 dựa vào các trắc nghiêm của Ewing.
2. Tìm hiểu mối tương quan giữa môt số chỉ số của TKTCTM với thời gian phát hiên bênh và chỉ số khối cơ thể.
2. §ối tượng và phương pháp nghiên cứu.
2.1. Đối tượng:
+ Nhóm chứng: 40 người khỏe mạnh (20 nam, 20 nữ).
+ Nhóm bênh: 91 BN ĐTĐ týp 2 (40 nam, 51 nữ), loại trừ THA.
+ Tuổi trung bình 2 nhóm tương đương nhau.
+ Chẩn đoán bênh và týp ĐTĐ theo tiêu chuẩn của WHO – 1998.
2.2. Phương pháp: tiến cứu, cắt ngang.
2.2.1. Nhóm chứng:
Thực hiên 4 nghiêm pháp của Ewing:
+ Nghiệm pháp đánh giá TKTCTM PGC.
– Nghiêm pháp thở sâu:
• Tiến hành: Thực hiên 5-6 chu kỳ thở sâu liên tiếp ở tư thế ngồi. Khi hít sâu chậm thì nhịp tim nhanh, thở ra chậm thì nhịp tim chậm, ghi điên tim đạo trình DII trước và sau nghiêm pháp.
• Đánh giá: Dựa vào tỷ số R-R dài nhất lúc thở ra/R’-R’ ngắn nhất lúc hít vào.
Nghiêm pháp được coi là (+) khi hiên tượng xảy ra ngược với sinh lý bình thường nghĩa là hoặc khi hít sâu thì nhịp tim tăng không đáng kể hoặc khi thở ra thì nhịp tim chậm lại ít, khi đó khoảng R-R và R’-R’gần tương đương nhau và tỷ số sẽ giảm đi.
– Nghiêm pháp chuyển tư thế từ nằm sang đứng:
• Tiến hành: Đối tượng đang nằm đứng dậy nhanh ban đầu nhịp tim tăng tương ứng R-R ngắn nhất. Sau đó nhịp tim chậm lại trong những giây cuối tương ứng R-R dài nhất.
• Đánh giá: Dựa vào tỷ số R-R dài nhất/R’-R’ ngắn nhất. Nghiêm pháp được coi là (+) khi hiên tượng xảy ra ngược với sinh lý bình thường nghĩa là trong các giây cuối nhịp tim chậm lại không đáng kể, các khoảng R-R trong các giây đầu và cuối tương đương nhau, tỷ số sẽ giảm đi.
+ Nghiệm pháp đánh giá TKTCTM GC:
– Nghiêm pháp thay đổi tư thế nhanh:
• Tiến hành: Đo HA tư thế nằm trước khi làm nghiêm pháp. Đối tượng nhanh chóng chuyển sang tư thế đứng. Khi đứng dậy nhanh, máu ứ ở chi dưới gây hạ HA. Cơ thể sẽ nhanh chóng điều chỉnh nhờ phản xạ TKTCGC gây co mạch làm tăng HA và nhịp tim.
• Đánh giá: Nếu sau đứng dậy 1 phút HATT giảm > 20mmHg và/hoặc HATTr giảm > 10mmHg thì được xem là hạ HA tư thế đứng-nghiêm pháp (+).
– Nghiêm pháp bóp tay lực kế-handgrip:
• Tiến hành: Trước khi làm nghiêm pháp đo HA và nhịp tim tư thế nằm. Đối tượng chuyển tư thế đứng và bóp tay lực kế với sức tối đa, sau đó giảm đi còn giữ ở mức 30% so với sức tối đa và duy trì trong 5 phút. Ví dụ sức bóp tối đa chỉ số 15 thì sau đó sẽ giảm xuống chỉ số 5 và giữ 5 phút, đo HA và nhịp tim trong từng phút.
• Đánh giá: Khi bóp tay lực kế, TKTCGC sẽ đáp ứng bằng cách co cơ đẳng tích, HATT tăng > 20mmHg và/hoặc HATTr tăng > 10mmHg, nhịp tim tăng > 10ck/mỗi phút so với trước khi làm nghiêm pháp song không vượt quá 100ck/5phút. Nếu HATT tăng < 20mmHg và/hoặc HATTr tăng < 10mmHg, nhịp tim tăng > 100ck/5phút chứng tỏ có sự thay đổi đáp ứng của TKTCGC.
Ký hiêu trong nghiêm pháp bóp tay:
NTo, HATTO, HATTro: nhịp tim và HA ban đầu tư thế nằm.
NTn-o, HATTn-o, HATTrn-o: Sự gia tăng nhịp tim và HA ở phút thứ n so với khi nằm.
2.2.2. Nhóm bệnh.
+ Hỏi, khám, xét nghiêm để chẩn đoán bênh, chú ý thời gian phát hiên bênh.
+ Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) dựa theo chiều cao và cân nặng. Đánh giá BMI theo Hiêp hôi đái tháo đường Đông Nam Á.
+ Tiến hành các nghiêm pháp của Ewing như đã trình bày ở nhóm chứng.
+ Xử lý số liêu theo phương pháp thống kê y học
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích