Nghiên cứu thành phần hóa học, thiết lập chất đối chiếu và xây dựng quy trình kiểm nghiệm thành phần alcaloid và flavonoid cho cây Trinh Nữ Hoàng Cung – Crinum latifolium L., Amaryllidacceae

Nghiên cứu thành phần hóa học, thiết lập chất đối chiếu và xây dựng quy trình kiểm nghiệm thành phần alcaloid và flavonoid cho cây Trinh Nữ Hoàng Cung – Crinum latifolium L., Amaryllidacceae

 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1. Đặt vấn đề
– Cây Trinh Nữ Hoàng Cung (Crinum latifolium L.Amaryllidaceae) là dược liệu đang được sử dụng phổ biến như thực phẩm chức năng,hoặc dạng bào chế thuốc để điều trị các dạng u xơ tử cung, u tuyến tiền liệt. 
– Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây TNHC được nhiều tác giả quan tâm và có nhiều công trình đã công bố. Tuy nhiên các nghiên cứu về lĩnh vực kiểm nghiệm thì hạn chế hơn. DĐVN IV hiện vẫn chưa có chuyên luận cho cây TNHC. Do đó, công tác đảm bảo chất lượng của nguyên liệu và các chế phẩm có TNHC vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẽ. Nguyên nhân chủ yếu là do thành phần hóa học của dược liệu này vẫn chưa được công bố một cách toàn diện; chưa có công trình khoa học nào khẳng định chất đánh dấu và hoàn toàn chưa có bất kỳ chất đối chiếu (CĐC) có nguồn gốc từ dược liệu này được phân phối bởi hệ thống kiểm nghiệm thuốc quốc gia. 
Với mong muốn giải quyết các bất cập hiện tại trong công tác “Đảm bảo chất lượng” cho nguyên liệu TNHC, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học, thiết lập chất đối chiếu và xây dựng quy trình kiểm nghiệm thành phần alcaloid và flavonoid cho cây Trinh Nữ Hoàng Cung – Crinum latifolium L., Amaryllidaceae” với các nội dung nghiên cứu như sau:
1. Chiết xuất cao cồn, các phân đoạn alcaloid, phân đoạn flavonoid và phân lập hợp chất tinh khiết từ cây Trinh nữ hoàng cung.
2. Thiết lập một số chất đối chiếu hóa học có nguồn gốc từ cây Trinh nữ hoàng cung.
3. Xây dựng quy trình định tính, định lượng alcaloid và flavonoid trong lá Trinh nữ hoàng cung bằng phương pháp HPLC và CE.
4. Đề xuất một số chỉ tiêu cần thiết cho việc xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu bột lá Trinh nữ hoàng cung.
2. Tính cấp thiết của đề tài: cho đến nay chưa có công trình khoa học nào xác định toàn diện thành phần hóa họccũng như chưa có tài liệu xác định các chất đánh dấu và chưa có quy trình định lượng đồng thời một số chất đánh dấu trong thành phần TNHC. Hệ thống kiểm nghiệm quốc gia chưa cung cấp bất kỳ CĐC nào có nguồn gốc từ TNHC. 
Tuy nhiên, thực tế thì cây TNHC đang được sử dụng rất phổ biến. Vì vậy các kết quả nghiên cứu của luận án có thể giải quyết được bất cập trong công tác quản lý và đảm bảo chất lượng của dược liệu cũng như các sản phẩm có thành phần TNHC. 
3. Những đóng góp mới của luận án: 
Luận án đã đạt được một số kết quả mới, đóng góp vào công trình nghiên cứu cho cây TNHC như sau:
1.Ứng dụng phương pháp SFE vào chiết alcaloid từ TNHC.
2. Phân lập đươc 17 hoạt chất từ các bộ phận của TNHC. Trong đó có một alcaloid mới, cấu trúc là 6-ethoxyundulatin. Các hợp chất esculetin,6-ethoxybuphanidrin,flazin và isoquercitrin được phân lập lần đầu tiên từ cây TNHC.
3. Thiết lập 6 CĐC: crinamidin, 6-hydroxycrinamidin, lycorin, hippadin, astragalin và isoquercitrin. Hiện tại, các CĐC này đều chưa được phân phối bởi hệ thống kiểm nghiệm thuốc quốc gia.
4. Xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu 4 quy trình phân tích alcaloid hoặc flavonoid bằng HPLC và CE. Các quy trình này đều chưa được công bố bởi bất cứ công trình nào trong nước và thế giới.
5.Đề xuất một số chỉ tiêu cần thiết để xây dựng tiêu chuẩnkiểm nghiệmTNHC. Hiện tại DĐVN IV và Dược điển các nước đều chưa có chuyên luận này.
4. Bố cục luận án:có 120 trang chính:đặt vấn đề (2); chương 1:TQTL (24); chương 2:PPNC(13); chương 3:KQNC (62),chương 4 BL (16); kết luận (2); kiến nghị (1). Vàdanh mục công trình (1); TLTK (12).

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment