Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis thu hái tại Việt Nam

Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis thu hái tại Việt Nam

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis thu hái tại Việt Nam.Belamcanda Adans là chi đơn loài với 1 loài duy nhất là Belamcanda chinensis (L.) DC. – Xạ can. Cây đƣợc trồng ở nhiều nƣớc nhƣ Việt Nam, Ấn Độ, Triều Tiên, phía NamNhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào… Cây đã đƣợc trồng lâu đời ở Ấn Độ và Trung Quốc. Đến thế kỷ 17, Xạ can đƣợc du nhập sang châu Âu và đến thế kỷ 18 tiếp tục đƣợc du nhập vào Bắc Mỹ để trồng làm cảnh [11]. Ở Việt Nam, Xạ can cũng đƣợc trồng để làm cây cảnh và làm thuốc. Ngoài ra cây cũng thƣờng mọc ở các bãi hoang quanh làng hoặc dƣới chân núi đá vôi ở các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Quảng Ninh….

Y học cổ truyền dùng thân rễ Xạ can làm thuốc thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hóa đàm. Trong dân gian, Xạ can là cây thuốc quý trị các bệnh về họng nhƣ viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng, ngoài ra còn đƣợc dùng để chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, tắc tia sữa, đau bụng kinh và làm thuốc lọc máu. Dùng ngoài trị vết thƣơng trẹo chân, rắn cắn, đắp vết thƣơng và trị đau răng [3], [11].
Nghiên cứu về thành phần hóa học của thân rễ Belamcanda chinensis cho thấy sự cómặt của các nhóm chất flavonoid, iridal, triterpen, các hợp chất phenolic với nhiều tác dụng sinh học nhƣ chống oxy hóa, chống đột biến gen, chống ung thƣ, chống viêm, cải thiện hệ nội tiết của phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Hạt của loài này cũng đƣợc phân tích thành phần hóa học trong một số công bố gần đây. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 2 – 3công trình công bố trên thế giới chủ yếu về phân tích thành phần hóa học b ng phƣơng pháp HPLC và đánh giá tác dụng hạ đƣờng huyết trên chuột gây đái tháo đƣờng b ng
STZ (streptozotocin) trên thực nghiệm của phần trên mặt đất Xạ can.
Nhƣ vậy, có thể thấy chƣa có một nghiên cứu tổng thể nào về cơ chế tác dụng chống viêm của thân rễ và phần trên mặt đất, cũng nhƣ của những hợp chất phân lập từ hai bộ phần này của Xạ can. Xuất phát từ ý tƣởng có thể tận dụng toàn cây Xạ can làm thuốc, đề tài đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học cây Xạ2 can với tiêu đề: “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Belamcanda chinensis (L.) DC. thu hái tại Việt Nam” với 2 mục tiêu chính:
1. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất từ cây Xạ can.
2. Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của cao chiết và các hợp chất phân lập từ cây Xạ can.
Để đạt đƣợc 2 mục tiêu trên, luận án đƣợc tiến hành với các nội dung sau:
 Về thành phần hóa học
 Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong thân rễ và phần trên mặt đất Xạ can.
 Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất phân lập đƣợc từ
thân rễ và phần trên mặt đất Xạ can.
 Xác định hàm lƣợng của một số hợp chất chính trong thân rễ Xạ can.
 Về tác dụng sinh học
 Đánh giá hoạt tính chống viêm in vitro của cao chiết và các hợp chất phân lập từ
thân rễ Xạ can trên dòng tế bào RAW264.7.
 Xác định hoạt tính chống viêm in vivo của cao thân rễ Xạ can.
 Sàng lọc tác dụng chống tăng sinh tế bào của cao chiết và các hợp chất phân lập từ
phần trên mặt đất Xạ can trên dòng tế bào VSMC

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………………….1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN………………………………………………………………………………….3
1.1. THỰC VẬT HỌC ……………………………………………………………………………………………3
1.1.1. Vị trí phân loại của Xạ can ……………………………………………………………………..3
1.1.2. Đặc điểm thực vật ………………………………………………………………………………….3
1.1.3. Phân bố…………………………………………………………………………………………………3
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ………………………………………………………………………………4
1.2.1. Các hợp chất nhóm flavonoid ………………………………………………………………….4
1.2.2. Các hợp chất nhóm phenolic………………………………………………………………….15
1.2.3. Các hợp chất nhóm iridal………………………………………………………………………17
1.2.4. Các hợp chất nhóm xanthon ………………………………………………………………….21
1.2.5. Các hợp chất nhóm sterol ……………………………………………………………………..21
1.2.6. Các hợp chất nhóm triterpen………………………………………………………………….23
1.2.7. Các hợp chất nucleotid………………………………………………………………………….23
1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC…………………………………………………………………………………24
1.3.1. Tác dụng chống viêm……………………………………………………………………………24
1.3.2. Tác dụng chống ung thƣ ……………………………………………………………………….25
1.3.3. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm ………………………………………………………..27
1.3.4. Tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa…………………………………………………..27
1.3.5. Tác dụng trên bệnh tiểu đƣờng ………………………………………………………………28
1.3.6. Tác dụng kiểu estrogen …………………………………………………………………………29
1.4. CÔNG DỤNG ……………………………………………………………………………………………….33
1.4.1. Tính vị và công năng ……………………………………………………………………………331.4.2. Công dụng…………………………………………………………………………………………..33
1.4.3. Một số bài thuốc có Xạ can …………………………………………………………………..33
1.5. TỔNG QUAN VỀ VIÊM………………………………………………………………………………..34
1.5.1. Định nghĩa viêm…………………………………………………………………………………..34
1.5.2. Nguyên nhân gây viêm …………………………………………………………………………34
1.5.3. Phân loại viêm……………………………………………………………………………………..35
1.5.4. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm…………………………………….36
1.6. TỔNG QUAN VỀ TĂNG SINH TẾ BÀO ………………………………………………………..37
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….40
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………….40
2.1.1. Nguyên liệu…………………………………………………………………………………………40
2.1.2. Động vật thí nghiệm……………………………………………………………………………..42
2.1.3. Thuốc thử, hóa chất, dung môi ………………………………………………………………42
2.1.4. Máy móc, thiết bị …………………………………………………………………………………45
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………..47
2.2.1. Giám định tên khoa học…………………………………………………………………………47
2.2.2. Nghiên cứu hóa học………………………………………………………………………………47
2.2.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học ………………………………………………………………..47
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………….48
2.3.1. Giám định tên khoa học ………………………………………………………………………..48
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học……………………………………………………………..48
2.3.3. Nghiên cứu một số tác dụng sinh học……………………………………………………..54
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………..64
3.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC …………………………………………………………………………….64
3.1.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ …………………………………………………………….64
3.1.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất ……………………………………………………….65
3.1.3. Xác định cấu trúc của các hợp chất ………………………………………………………..70
3.1.4. Định lƣợng các hợp chất chính trong thân rễ Xạ can ………………………………1263.2. TÁC DỤNG SINH HỌC……………………………………………………………………………….133
3.2.1. Tác dụng chống viêm in vitro của thân rễ Xạ can …………………………………..133
3.2.2. Tác dụng chống viêm in vivo của thân rễ Xạ can ……………………………………147
3.2.3. Tác dụng ức chế tăng sinh tế bào cơ trơn thành mạch máu của phần trên mặt
đất Xạ can ………………………………………………………………………………………………….149
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………………….151
4.1. VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….151
4.2. VỀ HÓA HỌC……………………………………………………………………………………………..152
4.3. VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC …………………………………………………………………………161
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………….171
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Leave a Comment