Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alzheimer của loài Thạch tùng đuôi ngựa
Luận án tiến sĩNghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alzheimer của loài Thạch tùng đuôi ngựa.Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và có diện tích rừng, đồi núi rộng, Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học với khoảng 12.000 loài thực vật có mạch. Trong đó, số lượng loài thực vật dùng làm thuốc khoảng 5.117 [17]. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu để nghiên cứu, sàng lọc các hợp chất tự nhiên có tác dụng trị bệnh, nhằm định hướng phát triển các sản phẩm thuốc phục vụ sức khỏe con người. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn rất nhiều cây thuốc chưa được nghiên cứu đầy đủ về thực vật, thành phần hóa học cũng như chưa có bằng chứng khoa học về các tác dụng sinh học để minh chứng cho công dụng của chúng.
Cây Thạch tùng đuôi ngựa (Huperzia phlegmaria (L.) Rothm.) thuộc chi Huperzia Bernh., họ Thông đất (Lycopodiaceae), sống biểu sinh ở nhiều vùng núi thấp và trung bình [10]. Theo Y học cổ truyền, toàn cây có vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt chỉ thống, thông kinh trừ thấp [5]. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy thành phần hóa học chính của loài Huperzia phlegmaria (L.) Rothm. bao gồm các hợp chất alcaloid và terpenoid [200]. Trong đó, một số alcaloid phân lập từ loài này và các loài thuộc chi Huperzia Bernh. được chứng minh là có tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase tốt, trong đó có huperzin A là hợp chất được phân lập đầu tiên từ loài Huperzia serrata đã được ứng dụng trong điều trị bệnh Alzheimer [200], một căn bệnh đang khan hiếm thuốc và gây tốn kém nhiều chi phí điều trị, đặc biệt ở các nước đang phát triển [43].
Tại Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [10] và Võ Văn Chi (2012) [5], nước ta có 11 loài thuộc chi Huperzia Bernh., cho tới nay mới có một số công bố về loài Thạch tùng răng cưa (Huperzia serrata (Thunb.) Trevis.) và loài Thạch tùng thân gập (Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.), chưa có công bố nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của loài Thạch tùng đuôi ngựa (Huperzia phlegmaria (L.) Rothm.).
Từ thực tế trên, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn dược liệu sẵn có trong nước theo hướng điều trị bệnh Alzheimer, luận án tiến2 hành thực hiện đề tài:“Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alzheimer của loài Thạch tùng đuôi ngựa (Huperzia
phlegmaria (L.) Rothm.»
Mục tiêu 1. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất từ loài Thạch tùng đuôi ngựa.
Mục tiêu 2. Đánh giá độc tính cấp và một số tác dụng theo hướng điều trị bệnh Alzheimer của cao chiết toàn phần, cao chiết phân đoạn và các hợp chất phân lập được.
Để đáp ứng được các mục tiêu nêu trên, luận án tiến hành thực hiện 3 nội dung sau:
1. Về thực vật:
– Mô tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu
– Xác định đặc điểm vi học của loài nghiên cứu góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu
2. Về thành phần hóa học:
– Định tính các nhóm chất trong dược liệu bằng phản ứng hóa học
– Chiết xuất và phân lập khoảng 15 hợp chất theo định hướng tác dụng sinh học
– Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập được
3. Về độc tính và tác dụng sinh học:
– Xác định độc tính cấp
– Đánh giá tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase in vitro
– Đánh giá tác dụng cải thiện hành vi nhận thức và trí nhớ, tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase in vivo trên mô hình gây suy giảm trí nhớ bởi scopolamin.
– Đánh giá tác dụng chống lão suy trên mô hình gây lão suy bởi D-galactose
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………. iii
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………. iv
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………….. vii
DANH MỤC BẢNG ……………………………………………………………………………………… ix
DANH MỤC HÌNH ………………………………………………………………………………………. xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………….3
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ CỦA CHI
HUPERZIA BERNH. ………………………………………………………………………………….3
1.1.1. Vị trí phân loại ………………………………………………………………………………3
1.1.2. Đặc điểm thực vật ………………………………………………………………………….3
1.1.3. Sinh thái và phân bố ………………………………………………………………………6
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CHI HUPERZIA BERNH………………….9
1.2.1. Nhóm hợp chất alcaloid………………………………………………………………….9
1.2.2. Nhóm hợp chất terpenoid……………………………………………………………..18
1.2.3. Các nhóm hợp chất khác………………………………………………………………21
1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CHI HUPERZIA BERNH…………………….21
1.3.1. Tác dụng ức chế enzym acetylcholinesterase …………………………………22
1.3.2. Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh …………………………………………………23
1.3.3. Tác dụng chống oxi hóa………………………………………………………………..24
1.3.4. Tác dụng chống viêm……………………………………………………………………25
1.3.5. Tác dụng gây độc tế bào ……………………………………………………………….27
1.3.6. Tác dụng ức chế monoamin oxidase (MAO)………………………………….28
1.3.7. Tác dụng kháng khuẩn…………………………………………………………………28
1.3.8. Tác dụng trên bệnh tâm thần phân liệt …………………………………………28
1.3.9. Tác dụng trên chứng nhược cơ……………………………………………………..29
1.3.10. Tác dụng chống co giật……………………………………………………………….29vi
1.4. ĐỘC TÍNH CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI HUPERZIA BERNH. ………30
1.5. CÔNG DỤNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA CÁC LOÀI THUỘC
CHI HUPERZIA BERNH………………………………………………………………………….30
1.6. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY THẠCH TÙNG ĐUÔI NGỰA
(HUPERZIA PHLEGMARIA (L.) ROTHM.) ……………………………………………….33
1.6.1. Các nghiên cứu về thành phần hóa học …………………………………………….33
1.6.2. Công dụng, độc tính và tác dụng sinh học…………………………………………35
CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………………………37
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU …………………………………………………37
2.1.1. Nguyên liệu ………………………………………………………………………………….37
2.1.2. Hóa chất ………………………………………………………………………………………37
2.1.3. Động vật thực nghiệm…………………………………………………………………….38
2.1.4. Trang thiết bị, dụng cụ …………………………………………………………………38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………..39
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật ……………………………………………………39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học ……………………………………40
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng sinh học………………..41
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU……………………………….50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………..52
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT ………………………………………..52
3.1.1. Đặc điểm hình thái cây Thạch tùng đuôi ngựa …………………………………..52
3.1.2. Kết quả giám định tên khoa học ………………………………………………………53
3.1.3. Cấu tạo giải phẫu …………………………………………………………………………..54
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC …………………56
3.2.1. Kết quả định tính các nhóm hợp chất bằng phản ứng hóa học……………..56
3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất …………………………………………………57
3.2.3. Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập được …………………………………..65vii
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG SINH
HỌC…………………………………………………………………………………………………………97
3.3.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp…………………………………………………..97
3.3.2. Kết quả nghiên cứu về tác dụng sinh học ………………………………………….98
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………….109
4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT LOÀI HUPERZIA PHLEGMARIA (L.)
ROTHM. ………………………………………………………………………………………………..109
4.2. VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC LOÀI HUPERZIA PHLEGMARIA (L.)
ROTHM. ………………………………………………………………………………………………..112
4.2.1. Về kết quả định tính……………………………………………………………………..113
4.2.2. Về kết quả phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất……………………..113
4.3. VỀ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC LOÀI HUPERZIA
PHLEGMARIA (L.) ROTHM. …………………………………………………………………121
4.3.1. Về độc tính cấp…………………………………………………………………………..121
4.3.2. Về tác dụng sinh học…………………………………………………………………….122
4.4. VỀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG
SINH HỌC ……………………………………………………………………………………………..132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO