Nghiên cứu thành phần hóa học và xác định “dấu ván tay” (finger print) của dung dịch HL dùng trong điều trị bệnh viêm họng đỏ
Trong sự phát triển về kinh tế – xã hội và khoa học kỹ thuật, nhu cầu phòng bênh và chữa bênh của con người ngày càng được chú trọng. Đòi hỏi của xã hội đối với ngành dược không chỉ là cung cấp đủ thuốc mà còn là chất lượng thuốc ngày càng nâng cao, đáp ứng được tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới: An toàn, hiệu quả và chất lượng.
Trên thế giới, xu hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong phòng và chữa bênh ngày càng tăng. Tuy nhiên đòi hỏi về chất lượng thuốc này ngày càng cao, tiến dần tới tiêu chuẩn chung của thuốc y học hiên đại. Thuốc có nguồn gốc tự nhiên phải an toàn, có hiệu quả trị liệu, có chất lượng ổn định và kiểm soát được các dạng dùng tiện lợi.
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc phong phú, trong đó có nhiều bài thuốc hay, cây thuốc có giá trị. Để sản xuất được thuốc có hiêu quả điều trị và chất lượng ổn định, đòi hỏi đầu tiên là nguyên liêu phải đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, việc tiêu chuẩn hoá thuốc từ dược liệu còn gặp nhiều khó khăn vì cùng một dược liệu, cùng một chi nhưng có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ theo địa phương hoặc khi thu hái nhân dân không phân biệt được các loài, thứ khác nhau. Thời vụ thu hái cũng chưa được chú ý chặt chẽ nên hàm lượng các chất trong một dược liệu nhiều khi khác nhau qua các lần thu hái…
Các chế phẩm thuốc được bào chế từ dược liệu, thì dược liệu đầu vào phải đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam, Dược điển Trung quốc về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học bao gồm các nhóm phản ứng định tính và định lượng. ngoài ra có thể đạt các chỉ tiêu kỹ thuật khác phù hợp với trong chuyên luận cụ thể, để đảm bảo độ chính xác về mặt khoa học và cho kết quả nhanh chưa có trong Dược điển. Kỹ thuật “dấu vân tay” là một trong những phương pháp ghi các thông tin hóa học của dược liệu và chế phẩm với các sắc ký đồ, các phổ và các đồ thị khác bằng các kỹ thuật phân tích hóa học. Có nhiều phương pháp ghi nhận “dấu vân tay”: sắc ký, phổ tử ngoại, phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và khối phổ…. Các phương pháp sắc ký lớp mỏng, sắc ký HPLC, sắc ký khí kết hợp khối phổ thường được áp dụng khi nghiên cứu “dấu vân tay” [6].
Việc xây dựng các phương pháp, kỹ thuật phân tích thành phần hóa học đặc trưng dạng “dấu vân tay” hóa học hiện tại được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu và chế phẩm từ dược liệu. WHO và Bộ y tế có hướng dẫn nên cần tìm ra chất đặc trưng hay dấu vân tay (finger print) để làm tiêu chí trong kiểm đinh dược liệu và chế phẩm [6], [7].
Tại Bệnh viện YHCT Hà Nội Tiến sĩ Hoàng Minh Chung cùng nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu bào chế thuốc khí dung HL từ bài thuốc nghiệm phương điều tri bệnh viêm họng cấp có nguồn gốc từ dược liệu cho thấy hiệu quả tốt [2]. Chế phẩm thuốc khí dung HL được điều chế từ phương thuốc HL theo quy trình và tiêu chuẩn ổn đinh [2], [4] có thể tích 30ml.
Để góp phần nghiên cứu tiêu chuẩn chế phẩm thuốc khí dung HL, đảm bảo ổn đinh về chất lượng và an toàn sử dụng chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và xác định “dấu ván tay” (finger print) của dung dịch HL dùng trong điều trị bệnh viêm họng đỏ” với các mục tiêu:
– Khảo sát thành phần hóa học các vị thuốc và dung dịch HL
– Xác định “dấu vân tay ” của dung dịch HL
n. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Nguyên liệu
Dược liệu cam thảo 9g, hoàng cầm 15g, kim ngân hoa 30g, xạ can 6g, tế tân 3g, tân di 6g, ngưu bàng tử 15g đạt tiêu chuẩn DĐVN III và DĐTQ 2005 .Riêng đối với dược liệu đại thanh diệp đạt tiêu chuẩn cơ sở [2], [4] do công ty Dược liệu Trung Ương I cung cấp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Kiểm nghiệm thành phần hóa học các dược liệu và chế phẩm HL.
* Định tính: Các hợp chất hữu cơ (flavonoid, saponin, tinh dầu… trong dược liệu và chế phẩm) bằng phản ứng hóa học đặc trưng và sắc ký lớp mỏng (SKLM) [1], [3].
* Định lượng:
– Cắn toàn phần trong phân đoạn EtOAc, n-BuOH: Bằng phương pháp cân.
– Tinh dầu: Bằng PP cất kéo hơi nước (PL 9.2 DĐVN III).
* Phân tích tinh dầu tế tân, tân di và tinh dầu trong chế phẩm bằng sắc ký khí khối phổ [3].
* Xác đinh “dấu vân tay” của chế phẩm HL: Bằng sắc ký khí khối phổ (GC/MS) tinh dầu,
phương pháp HPLC pha ngược với cột Shimpack MRC và pha động là hỗn hợp acetonitril và dung dich acid trong nước ở nồng độ thấp [5].
III. THực NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
3.1. Khảo sát thành phần hóa học của dung dịch HL a/. Định tính phản ứng hóa học
Tiến hành đinh tính song song một số nhóm chất flavonoid và saponin trong các dược liệu và chế phẩm HL bằng các phản ứng hóa học đặc trưng cho các nhóm chất được kết quả: dương tính nhóm thuốc thử flavonoid và saponin. b/. Định tính Sắc ký lớp mỏng
– Nhóm chất Flavonoid:
+ Chuẩn bi dich chấm sắc ký:
* Chiết xuất flavonoid từ các vi thuốc: Lấy 5g dược liệu nghiền nhỏ, thêm 100ml nước, đun sôi nhẹ 30 phút, lọc. Cô dich lọc còn khoảng 30ml, để nguội, lắc với 30ml ethylacetat. Lọc lấy dich chiết EtOAc, cô trên cách thuỷ đến 1ml dung dich chấm sắc ký.
* Chiết flavonoid từ dung dich HL: Cắn flavonoid của chế phẩm thu được sau khi đinh lượng (mục 3.1.c) hòa tan trong EtOAc để làm dich chấm sắc ký.
+ Bản mỏng silicagel GF254 tráng sẵn (Merck), hoạt hoá ở 1100C/1h.
+ Hệ dung môi: CHC13 : MeOH tỷ lệ (9 : 1).
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích